Hướng dẫn bán nhà: Quy trình, thủ tục và những câu hỏi thường gặp

      Hướng dẫn bán nhà: Quy trình, thủ tục và những câu hỏi thường gặp

      Onehousing image
      18 phút đọc
      15/01/2024
      Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về quy trình, thủ tục và những câu hỏi thường gặp cho người mua nhà lần đầu tham khảo.

      Với những cá nhân/ gia đình đã sở hữu ít nhất một căn hộ, có nhu cầu nâng cấp sang nơi ở mới, việc bán căn nhà cũ là một trong những phương án được tính đến khi bạn cần huy động nguồn vốn tự có, trước khi sử dụng phương án vay tiền ngân hàng mua nhà. Bài viết sau đây từ OneHousing sẽ cung cấp cho bạn - những người có nhu cầu bán nhà, tất tần tật về quy trình bán nhà và những lưu ý không thể bỏ qua nếu muốn có một giao dịch trọn vẹn. 

      Những vấn đề cần tránh khi rao bán nhà

      Có rất nhiều lý do khiến bạn muốn bán nhà, chẳng hạn như cần tiền để đầu tư, di chuyển đến một nơi khác, hoặc đơn giản là không còn yêu thích ngôi nhà đó nữa. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi rao bán nhà để giúp quá trình giao dịch diễn ra suôn sẻ:

      Mức giá rao bán quá cao so với mặt bằng chung

      Cũng giống như bất kỳ món đồ nào có thể mua bán, giá một căn nhà rất quan trọng khi bạn quyết định rao bán. Người mua thường có xu hướng chọn những căn nhà có giá cạnh tranh, vì vậy bạn cần xác định giá bán hợp lý để thu hút khách hàng tiềm năng.

      Để xác định giá bán hợp lý, bạn cần nghiên cứu giá của các căn nhà tương tự trong khu vực. Hãy xem xét các yếu tố như thời điểm xây dựng, diện tích, vị trí, tiện ích,... để đưa ra mức giá phù hợp.

      Nếu giá nhà bạn quá cao so với mặt bằng chung, bạn cần hạ xuống. Điều này sẽ giúp bạn bán nhà nhanh chóng và với giá tốt hơn.

      Căn nhà rao bán đã lỗi thời, cũ kĩ

      Người mua nhà thường muốn mua một ngôi nhà có thể ở ngay mà không cần phải sửa chữa nhiều. Ngay cả những chi tiết nhỏ như một cánh cửa sổ bị bung cũng có thể làm giảm giá trị ngôi nhà.

      Vì vậy, bạn nên cân nhắc sửa chữa những chi tiết hư hỏng, chẳng hạn như: mái nhà dột, tường ngấm nước hay nứt, cánh cửa long tróc, vòi nước rò rỉ,... Việc sửa chữa những chi tiết hư hỏng sẽ giúp ngôi nhà của bạn trông đẹp hơn và có giá trị cao hơn.

      Nội thất và đồ đạc trong căn nhà

      Khi bán nhà, bạn cần dọn dẹp và sắp xếp lại đồ đạc để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng tiềm năng. Những món đồ bạn yêu thích có thể không phù hợp với sở thích của người mua khác. Thậm chí, bày quá nhiều đồ đạc khiến nhà trở nên chật chội và khó hình dung cách sắp xếp đồ của người mua mới.

      Vì vậy, bạn nên cân nhắc đóng gói một số đồ đạc không cần thiết. Việc dọn dẹp và sắp xếp lại đồ đạc sẽ giúp nhà của bạn trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng tiềm năng và giúp bạn bán nhà nhanh chóng hơn.

      Hình thức rao bán nhà

      Hợp đồng mua bán chung cư là văn bản pháp lý quan trọng, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Việc không đọc kỹ hợp đồng có thể dẫn đến những tranh chấp, rủi ro mất quyền lợi cho người mua về sau. Do đó, người mua cần dành thời gian đọc và hiểu rõ từng điều khoản trong hợp đồng, hoặc tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia bất động sản trước khi ký kết để đảm bảo không bị mắc kẹt trong những cam kết không mong muốn. Việc đọc kỹ hợp đồng sẽ giúp người mua hiểu rõ về căn hộ mình mua, tránh mua phải nhà không phù hợp với nhu cầu, thậm chí bị đẩy giá.

      Thị trường bất động sản ở thời điểm rao bán

      Tự tìm khách mua nhà giúp bạn tiết kiệm được khoản hoa hồng cho môi giới, nhưng lại tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn không có kinh nghiệm và kiến thức về thị trường bất động sản, việc tự bán nhà có thể sẽ rất khó khăn.

      Vì vậy, nếu sau một thời gian tự tìm khách mà không có kết quả, bạn nên cân nhắc tìm đến các công ty môi giới nhà đất chuyên nghiệp. Các môi giới có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn bán nhà nhanh chóng và với giá tốt hơn.

      Quy trình trước, trong và sau khi bán 

      Đọc tiếp

      Khi tiến hành bán nhà bất kể là chung cư hay nhà mặt đất, chúng ta cần tìm hiểu rõ những thủ tục để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết về thủ tục và quá trình bán nhà mà người bán nào cũng cần nắm rõ:

      Bước 1: Khảo sát giá trị bất động sản

      1. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến giá trị bất động sản

      Giá trị của bất động sản vô cùng phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Liệu căn nhà của bạn sẽ có giá như giá thị trường, hay thậm chí người mua sẽ trả giá cao hơn so với dự kiến? Dưới đây là một vài yếu tố mà chủ sở hữu cần lưu ý trước khi bán nhà:

      Nắm rõ hiện trạng bất động sản

      • Vị trí: Vị trí là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị bất động sản. Bất động sản ở vị trí trung tâm, thuận tiện giao thông, gần các tiện ích sẽ có giá trị cao hơn.
      • Diện tích: Bất động sản có diện tích lớn, vuông vắn sẽ có giá trị cao hơn.
      • Địa hình: Bất động sản ở địa hình cao, không bị ngập lụt sẽ có giá trị cao hơn.
      • Môi trường: Bất động sản ở môi trường trong lành, yên tĩnh sẽ có giá trị cao hơn.
      • Tiện lợi và rủi ro từ thiên nhiên: Bất động sản ở khu vực an toàn về thiên nhiên sẽ có giá trị cao hơn.

      Tìm hiểu về giá trị bất động sản khu vực

      • Yếu tố chính trị pháp lý: Các chính sách của chính quyền về đầu tư, quy hoạch, phân vùng phát triển 
      • Yếu tố xã hội: Các yếu tố như mật độ dân số, chất lượng y tế - giáo dục, trình độ dân trí, an ninh, tập quán...
      • Tình trạng pháp lý của bất động sản: Bất động sản có đầy đủ giấy tờ pháp lý sẽ dễ dàng mua bán, chuyển nhượng hơn.
      • Tính hữu dụng của bất động sản: Bất động sản có tính hữu dụng cao sẽ có giá trị cao hơn.

      Nắm bắt xu hướng bất động sản

      • Các xu hướng của thị trường bất động sản: Khu vực có được định hướng hay chú trọng đầu tư phát triển bất động sản hay không?
      • Mức độ tăng trưởng GDP hàng năm của vùng: GDP cao sẽ dẫn đến dòng tiền đổ vào bất động sản

      2. Nhận tư vấn từ chuyên gia bất động sản 

      Thị trường bất động sản là một thị trường phức tạp và luôn biến động, đặc biệt là đối với những người mới tham gia. Việc bán nhà đất có thể gặp nhiều thách thức và rủi ro, chẳng hạn như:

      • Không có kinh nghiệm và kiến thức về thị trường bất động sản
      • Khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng
      • Phải xử lý các thủ tục pháp lý phức tạp

      Vì vậy, việc tìm đến các đơn vị môi giới bất động sản là một giải pháp tối ưu cho những người mới tham gia thị trường này. Các đơn vị môi giới có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên một cách hiệu quả, giúp bạn bán nhà nhanh chóng và với giá tốt hơn.

      3. Tìm kiếm nền tảng định giá tin cậy

      Tình trạng “giá ảo” và “loạn thông tin” trong bất động sản là một vấn đề nhức nhối, khiến cho người bán nhà gặp nhiều khó khăn trong việc định giá và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Để giải quyết vấn đề này, nhiều app định giá nhà đất online đã ra đời, mang đến cho người bán nguồn dữ liệu đáng tin cậy, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo độ chính xác cao.

      Một số app định giá nhà đất phổ biến hiện nay bao gồm: Công cụ định giá của OneHousing, Landber, Propzy, Homedy,... Trong đó, OneHousing là một trong những app định giá nhà đất uy tín và được nhiều người tin dùng. Công cụ định giá của OneHousing có thể định giá nhà đơn giản, mọi lúc mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể truy cập sử dụng công cụ này qua 2 hình thức:

      • Truy cập website: OneHousing
      • Truy cập Tính năng Mua Nhà  trên ứng dụng VinID 

      Bước 2: Kiểm tra hiện trạng bất động sản và thực hiện cải tạo nếu cần thiết

      1. Kiểm tra và đánh giá hiện trạng nhà

      Kiểm tra và đánh giá hiện trạng nhà là việc xác định và đánh giá tình trạng tổng thể của một căn nhà, bao gồm cả phần nội thất và ngoại thất. Quá trình này giúp chủ sở hữu phát hiện kịp thời các vấn đề xuống cấp, hỏng hóc, thiếu sót hoặc cần thiết phải sửa chữa, bảo trì hoặc nâng cấp, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo chất lượng và giá trị của bất động sản.

      Việc kiểm tra và đánh giá hiện trạng nhà cần được thực hiện thường xuyên, ít nhất là 6 tháng một lần. Đối với những căn nhà có tuổi thọ cao hoặc sử dụng nhiều, cần kiểm tra thường xuyên hơn.

      Có nhiều cách để kiểm tra và đánh giá hiện trạng nhà. Người bán có thể tự thực hiện hoặc thuê dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý khi kiểm tra và đánh giá hiện trạng nhà:

      • Kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các hạng mục trong nhà, bao gồm:

      Nội thất: tường, trần, sàn, cửa, cửa sổ, cầu thang, các thiết bị điện nước,...

      Ngoại thất: mái nhà, tường rào, cổng, sân vườn,...

      • Lưu ý đến các dấu hiệu xuống cấp, hỏng hóc, thiếu sót,...
      • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các vấn đề phát hiện được.

      2. Thực hiện sửa chữa và cải tạo (nếu muốn)

      Khi bán nhà, bạn cần tạo ấn tượng tốt cho khách hàng tiềm năng. Điều này bao gồm việc sửa chữa những chi tiết hư hỏng trong nhà. Người mua nhà thường muốn mua một ngôi nhà có thể ở ngay mà không cần phải sửa chữa nhiều. Ngay cả những chi tiết nhỏ như một cánh cửa sổ bị bung cũng có thể làm giảm giá trị ngôi nhà.

      Vì vậy, bạn nên cân nhắc sửa chữa những chi tiết hư hỏng, chẳng hạn như:  mái nhà dột, tường ngấm nước hay nứt, cánh cửa long tróc không, vòi nước rò rỉ… Nếu không sửa, bạn buộc phải giảm giá hoặc thậm chí sẽ không nhận được bất kỳ lời đề nghị mua nhà nào.

      Bước 3: Chuẩn bị pháp lý 

      1. Kiểm tra pháp lý bất động sản

      Việc xem xét các yếu tố liên quan đến bất động sản là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trước khi tiến hành thực hiện giao dịch mua bán. Để không khiến người mua phải đối mặt với việc mua đất đang bị tranh chấp, trong diện quy hoạch hoặc đã bị đem thế chấp để vay tiền, người bán nên làm rõ những pháp lý về nhà đất trước khi quyết định rao bán.

      Dưới đây là 5 cách kiểm tra pháp lý nhà đất nhanh và hiệu quả nhất để bạn tham khảo:

      • Kiểm tra giấy tờ thông hành cần thiết: văn bản thông báo dự án đủ điều kiện bán và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.
      • Kiểm tra pháp lý nhà đất thông qua ngân hàng
      • Kiểm tra thông tin trên giấy tờ và đối chiếu thực thế 
      • Khảo sát và chứng thực thông tin dự án qua cơ quan chức năng

      2. Chuẩn bị giấy tờ

      Trước khi đi đến phòng công chứng, bên bán cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ được liệt kê dưới đây:

      • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Nếu chỉ bán một phần diện tích nhà đất thì cần có thêm có công văn của Văn phòng Đăng ký Đất hoặc Phòng Tài nguyên Môi trường và hồ sơ kỹ thuật thửa đất, hồ sơ hiện trạng nhà.
      • CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của bên bán (cả vợ và chồng).
      • Sổ Hộ khẩu của bên bán (cả vợ và chồng).
      • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên bán (Đăng ký kết hôn).

      Trong trường hợp, bên bán chỉ có một người thì cần các loại giấy tờ sau: 

      • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân).
      • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đã ly hôn).
      • Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng.
      • Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản.
      • Hợp đồng uỷ quyền bán (Nếu có).

      Bước 4: Rao bán bất động sản

      1. Tiếp thị trên các nền tảng trực tuyến

      Ưu điểm: 

      • Cung cấp thông tin nhà ở đầy đủ và dễ hiểu
      • Có sự tương tác giữa người mua và người bán
      • Mạng lưới tiếp cận khách hàng rộng lớn và nhanh chóng, mở ra cơ hội cho bài đăng bất động sản tiếp cận đến khách hàng mục tiêu dễ dàng. 
      • Độ bảo mật thông tin cao (Với những website bất động sản lớn và uy tín)

      Nhược điểm:

      • Xuất hiện tin giả từ một số môi giới không trung thực
      • Mạng lưới website quá rộng lớn dẫn tới không biết đâu mới là nguồn uy tín nhất, dẫn tới việc tốn thời gian để tìm hiểu.

      2. Sử dụng các mối quan hệ sẵn có

      Ngoài cách đăng tin rao bán bất động sản trên các nền tảng trực tuyến, người bán có thể sử dụng mối quan hệ thân thiết để bán nhà nhanh chóng, dễ dàng. Các mối quan hệ thân thiết bao gồm người quen, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc khách hàng cũ. Những người này thường có mức độ tin tưởng cao và hiểu biết về uy tín của người bán và bất động sản. Việc rao bán qua mối quan hệ thân thiết có thể giúp truyền thông tin hiệu quả hơn.

      3. Tìm kiếm đơn vị môi giới bất động sản uy tín

      Sự hỗ trợ từ một người môi giới bất động sản không chỉ giúp bạn tìm kiếm được ngôi nhà ưng ý mà còn mang đến một loạt lợi ích khác. 

      Chủ sở hữu cũng có thể tham khảo các dịch vụ môi giới bất động sản của OneHousing - đơn vị môi giới bất động sản uy tín, chuyên nghiệp, đồng hành và giúp bạn:

      • Tiết kiệm thời gian và công sức: OneHousing sở hữu đội ngũ Pro Agent chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và nguồn khách hàng lớn, giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
      • Tránh bị bán "hớ": OneHousing có đội ngũ chuyên gia tư vấn bất động sản giàu kinh nghiệm, giúp bạn định giá bất động sản chính xác và tránh bị mua bán "hớ".
      • Nhận được tư vấn chuyên môn: OneHousing cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên môn về bất động sản, bao gồm: tư vấn tài chính, pháp lý, thiết kế, thi công,...
      • Được hỗ trợ thủ tục, pháp lý: OneHousing hỗ trợ bạn thực hiện các thủ tục, pháp lý liên quan đến giao dịch bất động sản một cách nhanh chóng và thuận tiện.

      Bước 5: Các thủ tục đàm phán và ký kết hợp đồng

      1. Đàm phán giá bán

      Khi quyết định bán nhà, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình đàm phán. Đàm phán bán nhà là một bước quan trọng để đạt được giá bán mong muốn và đảm bảo quyền lợi của bạn.

      Dưới đây là một số mẹo đàm phán bán nhà hiệu quả dành cho người bán:

      • Tìm hiểu giá thị trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất để xác định giá bán hợp lý. Bạn có thể tham khảo giá bán của các bất động sản tương tự trong khu vực để có cái nhìn tổng quan.
      • Nắm rõ tình trạng nhà: Bạn cần kiểm tra kỹ tình trạng nhà, bao gồm các yếu tố như diện tích, vị trí, tiện ích, nội thất,... để có thể đưa ra đề xuất giá phù hợp.
      • Lên kế hoạch đàm phán: Bạn cần xác định mức giá tối thiểu và tối đa mà mình có thể chấp nhận. Điều này sẽ giúp bạn giữ vững lập trường trong quá trình đàm phán.
      • Tôn trọng đối phương: Bạn nên thể hiện sự tôn trọng đối với người mua, ngay cả khi bạn không đồng ý với yêu cầu của họ.
      • Lắng nghe và phản hồi tích cực. Điều này sẽ giúp tạo thiện cảm và mở ra cơ hội đàm phán.
      • Kiên nhẫn và sẵn sàng thỏa hiệp để đạt được kết quả tốt nhất.

      2. Nhận đặt cọc

      Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là hành động trong một khoảng thời gian nhất định, bên đặt cọc chuyển giao tài sản đặt cọc (tiền, kim loại quý, đá quý hoặc các tài sản có giá trị khác) cho bên nhận đặt cọc nhằm đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

      Người bạn có thể theo dõi quy trình nhận đặt cọc gồm 3 bước sau:

      Bước 1: Soạn thảo hợp đồng

      Bước 2: Kiểm tra, xác nhận và ký kết hợp đồng

      Bước 3: Thực hiện hợp đồng 

      Trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 tại Việt Nam, không có quy định cụ thể về mức tiền đặt cọc nên các bên tham gia sẽ thỏa thuận để xác định mức đặt cọc. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, các bên có thể đồng ý thực hiện mức đặt cọc không vượt quá 30% giá trị của hợp đồng chuyển nhượng đối với dự án bất động sản hoặc hợp đồng mua bán nhà đất.

      Phụ thuộc vào giá trị pháp lý của các bên tham gia để đánh giá rủi ro và trách nhiệm của các bên khi hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng không được thực hiện. Trong trường hợp bên nhận đặt cọc vi phạm, bên đặt cọc sẽ hưởng lợi. Ngược lại, bên nhận đặt cọc sẽ được hưởng lợi nếu bên đặt cọc vi phạm.

      3. Lập hợp đồng mua bán

      Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán. Hợp đồng này sẽ được lập thành văn bản và có tính pháp lý cao. Việc ký kết hợp đồng cũng cần có sự hiện diện của hai bên hoặc đại diện được ủy quyền. Ở giai đoạn này, người bán cần lưu ý:

      • Các điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán trong bất động sản
      • Giá cả và phương thức thanh toán
      • Thời gian chuyển nhượng quyền sở hữu
      • Điều kiện chấp nhận tài sản

      4. Thuế phí

      Khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, cần lưu ý tới những khoản thuế phí như: Thuế thu nhập cá nhân theo Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, và lệ phí trước bạ được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP đối với nhà, đất.

      Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

      Lệ phí trước bạ = 0,5% x Giá chuyển nhượng

      Sau khi hoàn tất thủ tục đóng thuế và các loại giấy tờ liên quan thì bên mua có trách nhiệm mang toàn bộ các loại giấy tờ tại UBND nơi mua bán đất. Nếu xét thấy đủ điều kiện pháp lý theo quy định pháp luật thì bộ phận có trách nhiệm sang tên sổ hồng cho bên mua theo đúng trình tự, mẫu của pháp luật quy định.

      Bước 6: Những điều nên làm sau khi bán nhà

      Hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên nhận chuyển nhượng là bước quan trọng cuối cùng trong quá trình bán nhà. Sau khi ký hợp đồng mua bán, người bán sẽ nhận được không quá 95% giá trị nhà đất, số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi hoàn tất thủ tục đăng bộ hoặc khai thuế.

      Phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán cũng do hai bên thỏa thuận nhưng cần phải ghi rõ trong hợp đồng. Sau khi thanh toán, người bán sẽ giao lại đầy đủ hồ sơ nhà đất liên quan cho bên mua.

      Để không làm phiền đến chủ nhân mới, người bán cần thông báo đến hàng xóm và hủy bỏ những dịch vụ liên quan đến nhà cũ (nếu có). 

      Thông thường trước khi quyết định bán nhà cũ, người bán đã chuẩn bị sẵn tổ ấm mới để dọn về. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa tìm được cho mình ngôi nhà ưng ý, hãy truy cập và tham khảo tại OneHousing. Bạn sẽ được trải nghiệm một quy trình mua bán nhà chuyên nghiệp và hiệu quả, với nhiều lợi ích hấp dẫn.

      Những câu hỏi thường gặp

      Câu hỏi số 1: Những trường hợp nào không được phép bán nhà?

      Khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch:

      • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
      • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
      • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
      • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

      Các điều kiện quy định tại điểm 2 và điểm 3 khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

      Câu hỏi số 2: Người bán nhà có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

      Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung năm 2012, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng là một trong các loại thu  nhập chịu thuế. Có hai cách xác định thuế thu nhập cá nhân mà người chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải nộp như sau:

      Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

      • Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng
      • Giá mua: Là giá mua được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mua bán. Đối với nhà ở không có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng, mua lại thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở.

      Cách 2: Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng

      Áp dụng trong trường hợp không xác định được giá mua (là trường hợp không xác định được giá thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hợp giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định căn cứ Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.)

      Câu hỏi số 3: Chưa hoàn tất thủ tục sang tên có được cấp sổ đỏ cho chủ mới?

      Theo nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/03/2017, trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản.

      Câu hỏi số 4: Bên nào chịu trách nhiệm sang tên sổ đỏ khi mua bán?

      Khoản 2 Điều 120 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:

      • Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở.
      • Trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, trừ trường hợp bên mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
      Chia sẻ ngay!
      onehousing-quiz
      Quy trình bán nhà

      Bài viết tổng quan

      Hướng dẫn bán nhà: Quy trình, thủ tục và những câu hỏi thường gặp

      1

      Khảo sát giá trị BĐS

      2

      Kiểm tra hiện trạng và cải tạo

      3

      Chuẩn bị pháp lý

      4

      Rao bán BĐS

      5

      Đàm phán và kí kết hợp đồng

      6

      Làm gì sau khi bán nhà

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương