Early Retirement: Nghỉ hưu sớm và những điều cần biết (Phần 1)

      Early Retirement: Nghỉ hưu sớm và những điều cần biết (Phần 1)

      Onehousing image
      13/05/2021
      Early Retirement hay Nghỉ hưu sớm là gì? Và làm sao để chúng ta đạt được mục tiêu đó? Hãy cùng OneHousing tìm hiểu qua bài lược dịch từ Forbes.

      Early Retirement hay Nghỉ hưu sớm là một hiện tượng thu hút sự chú ý gần đây. Nghỉ hưu sớm là trường hợp bạn ngừng đi làm - hưởng lương trước độ tuổi nghỉ hưu quy định (trước 65 tuổi), thường là khi chắc chắn ổn định về tài chính, đời sống. Đó là một quá trình chuẩn bị rất dài mà bạn cần lên kế hoạch cụ thể nếu có ý định nghỉ hưu sớm.

      Quá trình chuẩn bị nghỉ hưu sớm có thể được chia làm 2 giai đoạn: Trước nghỉ hưu và Sau nghỉ hưu. 

      Giai đoạn 1: Kế hoạch Trước nghỉ hưu

      Khi nói đến nghỉ hưu sớm, chúng ta thường nghĩ đến Nghỉ hưu khi độc lập tài chính (FIRE - Financial Independence Retire Early). Bên cạnh việc tính toán để ổn định tài chính (nên đầu tư vào đâu, số tiền tích lũy bao nhiêu), bạn còn cần xem xét các yếu tố

      1. Tầm nhìn về việc nghỉ hưu sớm

      Một điều rất quan trọng khi lên kế hoạch nghỉ hưu sớm là bạn phải có một tầm nhìn rõ ràng về cuộc sống sau này - khi bạn không tiếp tục làm việc nữa. Jake Northrup, CFP, nhà sáng lập của Experience Your Wealth, LLC chỉ ra: “Tôi đã gặp rất nhiều người nói rằng họ muốn nghỉ hưu sớm, nhưng không thực sự mường tượng cuộc sống lúc đó của họ sẽ như thế nào. Bạn sẽ không muốn đi được nửa đường rồi mới nhận ra cả kế hoạch là một quyết định sai lầm”.

      Phil Lubinski, CFP, đồng sáng lập IncomeConductor cho rằng hầu hết mọi người chưa sẵn sàng cho việc nghỉ hưu sớm: “Đi câu cá, đánh golf là những hoạt động giải trí thú vị, nhưng liệu bạn có thể làm chúng trong suốt phần còn lại của cuộc đời? Khi đã có thêm 40-50 tiếng mỗi tuần, bạn cần xác định rõ mình sẽ làm gì để lấp đầy chúng.”

      nghi huu som early retirement dieu can bietHãy xác định cho mình những kế hoạch cụ thể trước khi nghỉ hưu sớm thay vì chỉ phụ thuộc vào những hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng,... Ảnh: Freepik.

      Bên cạnh đó, ông cho rằng chúng ta còn cần chuẩn bị để thay thế những lợi ích về tâm lý - xã hội có được từ công việc và môi trường tại doanh nghiệp. 

      Nghỉ hưu sớm cũng có nghĩa bạn-không-đi-làm trong khi vẫn còn độ tuổi (và sức lực) để lao động. Nhiều người thậm chí còn cảm thấy “hẫng hụt” khi không còn theo lịch đi làm trung bình ngày 8 tiếng ở công ty, hay một công việc thường nhật nào đó. Hãy chuẩn bị trước tinh thần cho những việc này, có các danh mục bù đắp lại quãng thời gian vốn để cống hiến cho công việc. 

      Điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần thực sự hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu của những gì mình sẽ làm sau khi nghỉ hưu sớm. Những hoạt động đó cũng có vai trò kim chỉ nam để bạn xác định các mục tiêu tài chính.

      2. Kế hoạch bảo hiểm sức khỏe

      Khi nghỉ hưu sớm, bạn sẽ chưa đủ điều kiện để nhận chế độ Bảo hiểm sức khỏe cho người về hưu. Bên cạnh đó, bạn cũng đã không còn được hưởng chế độ cho Cán bộ nhân viên. Vì vậy, Kế hoạch bảo hiểm sức khỏe cần vạch ra một chiến lược hợp lý về cả tài chính và thời gian để duy trì an toàn cho bản thân.

      Tham khảo các gói bảo hiểm nhân thọ/bảo hiểm sức khỏe/an sinh xã hội để bạn luôn được bảo vệ khi có các tình huống phát sinh.

      3. Kế hoạch nhà ở

      Bên cạnh việc tập trung vào các nguồn đầu tư cá nhân, bạn cần chú ý đến yếu tố định cư ngay từ khi vẫn còn đi làm. Việc chuẩn bị nhà ở trong từng trường hợp sẽ khác nhau, một số lựa chọn khác nhau là:

      - Thuê mua nhà sớm

      - Thu nhỏ diện tích nhà

      - Sửa chữa cơ bản 

      - Nâng cấp nhà ở

      - Tìm hiểu về ngôi nhà ở khu vực bạn mong muốn (nếu có ý định chuyển nhà)

      - Thanh toán hết các khoản vay thế chấp nhà

      - Chuẩn bị tài sản thừa kế cho các con 

      Hãy ưu tiên tu sửa những gì cần thiết trong lúc bạn vẫn đang đi làm, bởi bạn sẽ không muốn dùng khoản tiết kiệm nghỉ hưu của mình để giải quyết những vấn đề nói trên.

      Bên cạnh đó, khi bước vào độ tuổi “nghỉ hưu sớm”, bạn cũng không còn quá trẻ. Thời gian để phấn đấu và tạo ra tài sản mới không còn nhiều, vì vậy hãy chuẩn bị một kế hoạch tốt nhất ngay từ khi có ý định. Ví dụ, bạn dự kiến sẽ nghỉ hưu năm 40 tuổi, thì ngay từ những năm đầu của tuổi 20, hãy chuẩn bị tích lũy để có những tài sản cứng” của riêng mình.

      early retirement nghi huu somĐừng quên lên kế hoạch định cư lâu dài cho bản thân khi nghỉ hưu sớm. Ảnh: Canva.

      4. Kế hoạch duy trì doanh thu

      "Nghỉ hưu sớm không phải là ngừng làm việc, mà đúng hơn là có quyền quản lý hoàn toàn thời gian của bản thân" - Northup. Không phải ai cũng có thể có đủ tiền tiết kiệm để sống mà không đi làm trong suốt phần đời còn lại, vì vậy, ông đề xuất tìm được một nguồn thu nhập thụ động khác để duy trì cuộc sống.

      Khi có được nguồn thu khác, bạn có thể nghỉ hưu sớm hơn dự kiến khi không còn phải đợi đạt đủ mục tiêu tiết kiệm như trước. Ngoài ra, có được kế hoạch duy trì nguồn thu giúp bạn loại bỏ nỗi lo chi tiêu vượt quá khoản tiết kiệm đã có.

      Những việc ngoài thời gian cho nhóm nghỉ hưu sớm:

      • Đầu tư (bất động sản, chứng khoán,...)
      • Dịch vụ tư vấn theo chuyên môn

      5. Kế hoạch Phúc lợi An sinh Xã hội

      Chiến lược nghỉ hưu sớm của bạn không chỉ cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, bạn cũng cần có tầm nhìn rõ ràng về thời điểm bạn nhấn vào An sinh xã hội. Bắt đầu thanh toán An sinh xã hội ngay khi bạn đủ điều kiện để có thể được giảm trách nhiệm tài chính.

      Trao đổi với cố vấn tài chính hoặc sử dụng các công cụ lập kế hoạch cần thiết để lập kế hoạch cho những thời điểm quan trọng.

      early retirement nghi huu somBạn cần đầu tư nhiều thời gian để lên kế hoạch cho mọi dự định tài chính. Ảnh: Canva.

      6. Lập quỹ dự phòng 10 năm

      "Ít nhất 5 năm trước ngày nghỉ hưu sớm, bạn cần để tiết kiệm một khoản tiền để có thể đáp ứng các chi phí cho 5 năm đầu nghỉ hưu" - Lubinski. "Quỹ dự phòng 10 năm này sẽ giúp bạn đối mặt với các biến động cực đoan của thị trường trong quá trình lên kế hoạch".


      Theo Prudential, nếu bạn tích lũy được một khoản tiền lớn, quyết định đem đầu tư sinh lợi và dùng phần lợi nhuận đó để chi trả cho chi phí sống trong thời gian nghỉ hưu thì con số 2 -  4% được xem là con số lợi nhuận lý tưởng (xét trên mức độ lạm phát và điều kiện đầu tư tăng trưởng ổn định). 

      Tuy nhiên, bạn cần dự trù các khoản nhiều hơn để phòng trường hợp lạm phát cao hơn dự kiến hoặc thị trường đầu tư rủi ro cao như bất động sản, vàng, ngoại tệ, chứng khoán xuống dốc. Vì thế, kế hoạch nghỉ hưu của bạn muốn thành công thì cần phải bảo đảm chi phí trang trải cuộc sống trong một năm phải thấp hơn mức này. 

      Justin McCurry, tỷ phú tự thân nghỉ hưu năm 33 tuổi, chia sẻ: “Có rất ít người tuân thủ khắt khe theo con số 4% này. Chúng ta thường có xu hướng dùng nhiều hơn trong điều kiện khả quan và chỉ tiêu ít khi tình hình tài chính có vấn đề. Để khoản tiền lớn của bạn được bảo toàn hãy chọn nơi có sinh hoạt phí thấp, không tốn nhiều chi phí cho các tiện nghi, và sống tối giản là phương pháp áp dụng để cắt giảm chi tiêu”.

      Ngoài ra, quỹ dự phòng này còn bảo vệ khối tài sản mà họ đã tích lũy được bằng cách đặt nó ngoài khoản tiết kiệm hưu trí chính của họ.

      Theo dõi phần 2 của bài viết về Gợi ý kế hoạch tài chính khi nghỉ hưu sớm trên trang thông tin OneHousing.

      Xem thêm:

      Với mong muốn đem đến hành trình trải nghiệm mua nhà xuyên suốt từ online tới offline trên một nền tảng duy nhất, OneHousing luôn cập nhật thông tin hữu ích cùng những tư vấn về thị trường, tài chính, xu hướng bất động sản, đời sống… dành cho bạn đọc.

      Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua trang Chuyên viên môi giới OneHousing, hoặc gọi trực tiếp qua Hotline: 1800 646 466 (miễn phí), hoặc gửi câu hỏi về hộp thư [email protected].

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ ý kiến đánh giá

      Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết

      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương