BĐS mùa dịch (Kỳ 2): Cẩn thận các chiêu lừa khi mua BĐS

      BĐS mùa dịch (Kỳ 2): Cẩn thận các chiêu lừa khi mua BĐS

      Onehousing image
      23/09/2021
      “Bán cắt lỗ” căn hộ vì dịch Covid, đặt cọc sớm để được chiết khấu cao khi mua đất cũng do dịch Covid. Muôn kiểu thông tin giảm giá BĐS với lý do Covid nghe có vẻ rất hợp lý nhưng thực chất đều là chiêu lừa đảo ngày càng tinh vi của giới buôn BĐS và cả môi giới.

      Covid-19 đã ảnh hưởng ra sao tới thị trường BĐS? Hướng đi nào để các nhà đầu tư, chủ nhà, người mua và bán nhà có thể tồn tại cùng mùa dịch ? Mời bạn đón đọc series các bài viết “BĐS mùa dịch” từ OneHousing.

      Đằng sau những mẩu tin rao bán BĐS “cắt lỗ”

      Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), do tình hình dịch bệnh, hơn 80% sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp, 78% sàn phải cắt giảm nhân sự hoặc cho tạm nghỉ việc không lương, dẫn tới 26.325/75.000 lao động không còn thu nhập. Do đó, nhiều môi giới phải chuyển sang công việc khác để kiếm sống, số còn lại phải chật vật tìm cách để trụ vững với nghề. Cũng từ đây, môi giới đã có nhiều chiêu trò để dụ khách hàng xuống tiền và phổ biến nhất là chiêu rao bán cắt lỗ với mức giá rất rẻ. 

      Thực tế, dịch Covid làm nhiều người lao đao và phải bán bớt BĐS để trang trải chi phí trong mùa dịch nên điều này khiến người mua dễ dàng tin ngay vào những tin hấp dẫn như “cần tiền bán gấp”, “cắt lỗ”,…Tuy nhiên, các BĐS được rao rất “kêu” như vậy thường có đặc điểm là pháp lý không rõ ràng hoặc lỗ ảo (giá chênh thực tế không nhiều đến mức lỗ như quảng cáo). 

      Thậm chí, tin BĐS giá rẻ chỉ là “mồi câu” để môi giới khiến người mua phải gọi điện liên lạc, từ đó môi giới lưu lại thông tin số điện thoại và sau đó liên tục chào giá các dự án khác. 

      Ảnh: Giadinh.net.vn

      Bẫy đặt cọc nhà đất giá rẻ 

      Vẫn là lý do vì dịch Covid, nhiều nơi rao bán đất nền với giá rẻ “giật mình” đồng thời mời gọi người mua đặt cọc sớm. Với loại bẫy này thường có 4 rủi ro chính với người mua. 

      Thứ nhất, đó là những dự án phân lô trái phép, hoàn toàn không thể cấp sổ đỏ và không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở. 

      Trường hợp thứ 2 là lừa đảo giấy tờ, ôm tiền cọc và bỏ trốn. Cò đất sẽ dùng chiêu trò để thúc giục người mua xuống tiền cọc càng sớm càng tốt. Theo hợp đồng thì sau 1-2 tháng hợp đồng mua bán sẽ được ký kết nhưng khi tới thời hạn, người bán viện đủ lý do không thể ra công chứng rồi bỏ trốn. 

      Thứ 3, rất có thể đó là BĐS của người khác mà không phải của người đứng ra giao dịch bán BĐS. Theo đó, mặc dù có giấy tờ thỏa thuận từ người chủ BĐS nhờ người bán “đứng tên thay” để giao dịch nhưng thực chất giấy tờ này là giả. Nếu vội vàng cọc tiền cho người bán, rủi ro mất tiền là rất lớn.

      Ảnh: Báo Người Đồng Hành

      Cá biệt còn trường hợp thứ 3 đó là làm giả giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng), làm giả CMND, sổ hộ khẩu và mở văn phòng công chứng giả để chứng nhận mua bán đất hợp pháp. Đây là chiêu lừa đảo tinh vi mà không phải người mua BĐS nào cũng nhận ra. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên tìm đến những đơn vị BĐS uy tín với thương hiệu lớn, được khẳng định qua nhiều năm. 

      Khuyến cáo người mua nhà đất phải cẩn trọng: 

      • Yêu cầu được xem bản gốc sổ đỏ hoặc sổ hồng
      • Kiểm tra về pháp lý của BĐS. Một số trường hợp BĐS bị cấm giao dịch chuyển nhượng như vi phạm trật tự xây dựng, BĐS có tranh chấp hoặc đang thế chấp ngân hàng.
      • Xem xét thông tin quy hoạch của cả khu vực bằng cách liên hệ với phòng quản lý đô thị ở UBND cấp quận/huyện. 
      • Xem trực tiếp BĐS và tìm hiểu thông tin từ các khu vực xung quanh. 
      • Yêu cầu bên bán cung cấp CMND/CCCD. Nếu người đứng tên trên hợp đồng trùng với CMND/CCCD và thông tin trên sổ thì mới giao tiền đặt cọc. 
      • Đọc kỹ các điều khoản trên hợp đồng.

      Theo các chuyên gia BĐS, hiện nay mảng BĐS “cắt lỗ” nhiều nhất là nhà phố, đặc biệt là các chủ khách sạn, chủ homestay cần bán nhanh để trang trải và duy trì trong mùa dịch. Thông tin từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, đối với BĐS căn hộ, các chủ đầu tư hạn chế chào bán dự án mới để thăm dò thị trường, giá cũng không có hiện tượng điều chỉnh. Chỉ có ở ở thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có xu hướng giảm giá bán đến mức lỗ để thu hồi vốn. Các giao dịch tại phân khúc đất nền, liền kề cũng chững lại. Vì thế, người mua cần cập nhật thông tin thị trường thường xuyên và bình tĩnh, tỉnh táo trước các quyết định xuống tiền đầu tư ở lĩnh vực BĐS trong mùa dịch Covid-19.

      Xem thêm thông tin thị trường BĐS: 

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ ý kiến đánh giá

      Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết

      Gợi ý bất động sản
      Xem tất cả

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương