Tìm hiểu chỉ báo lực Elder (EFI) và cách sử dụng hiệu quả trong giao dịch chứng khoán

      Tìm hiểu chỉ báo lực Elder (EFI) và cách sử dụng hiệu quả trong giao dịch chứng khoán

      Onehousing image
      5 phút đọc
      04/07/2024
      Chỉ báo lực Elder (EFI) là gì? Cách sử dụng chỉ báo lực Elder trong giao dịch chứng khoán hiệu quả như thế nào? Hãy tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

      Chỉ báo lực Elder (EFI) là một chỉ báo phân tích kĩ thuật quan trọng trong đầu tư chứng khoán, được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích EFI là gì, cách tính chỉ báo này và cách nhà đầu tư sử dụng chỉ báo để xác định mua và bán hiệu quả trên thị trường.

      Khái niệm chỉ báo lực Elder (EFI)

      Chỉ báo lực Elder là chỉ báo đo lường sức mạnh của giá. Thông qua việc sử dụng giá và khối lượng giao dịch để quyết định lực lên xuống của mã cổ phiếu. Chỉ báo lực Elder cũng được sử dụng để xác định khả năng đảo chiều hay khả năng điều đỉnh của cổ phiếu đang theo dõi. Chỉ báo Elder là một dao động giữa những giá trị dương và âm, phía trên và phía dưới đường zero.

      Theo Alexander Elder, người phát triển ra chỉ báo này, có ba yếu tố trong biến động giá của chứng khoán, bao gồm: xu hướng, biên độ và khối lượng giao dịch. Cả ba yếu tố này đều được kết hợp vào chỉ báo lực Elder để tạo ra bộ dao động.

      tim-hieu-chi-bao-luc-elder-efi-va-cach-su-dung-hieu-qua-trong-giao-dich-chung-khoan-anh1

      Chỉ báo lực Elder là chỉ báo đo lường sức mạnh của giá (Nguồn: DNSE)

      Hiểu một cách đơn giản, khi chỉ báo EFI chuyển từ dương sang âm, nghĩa là xu hướng tăng có khả năng đang đi đến hồi kết và chuẩn bị cho một xu hướng giảm. Ngược lại, khi chỉ báo EFI chuyển từ âm sang dương, nghĩa là xu hướng giảm có khả năng đang đi đến hồi kết và chuẩn bị cho một xu hướng tăng.

      Chỉ báo lực Elder (EFI) được tính như thế nào?

      Chỉ báo lực Elder được tính theo công thức sau:

      EFI = (Giá đóng cửa phiên hôm qua – Giá đóng cửa phiên hôm nay) x Khối lượng giao dịch phiên hôm nay

      Giá trị của EFI sẽ dương nếu giá đóng cửa hôm qua cao hơn hôm nay và ngược lại. Sức mạnh của lực này phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hoặc khối lượng giao dịch.

      Chỉ báo lực Elder được biểu diễn dưới dạng biểu đồ xung quanh đường 0. Khi thị trường tăng giá, EFI dương, đường biểu thị được vẽ trên trục 0. Ngược lại, khi giá giảm, EFI âm, đường biểu thị sẽ nằm dưới trục 0.

       

      Hướng dẫn sử dụng chỉ báo lực Elder (EFI) trong giao dịch chứng khoán

      Đọc tiếp

      Chỉ báo EFI được ứng dụng trong giao dịch đầu tư chứng khoán để xác định xu hướng, điều chỉnh và phân kỳ. 

      Xác định xu hướng bằng EFI

      Chỉ báo EFI sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn về lực lên giảm của giá hiện tại trên thị trường, chỉ báo sẽ cho thấy sự chuyển đổi qua lại giữa áp lực mua và bán của cổ phiếu. Khi đường EFI di chuyển ra càng xa đường 0, momentum (tốc độ thay đổi giá) sẽ càng mạnh, ngược lại khi EFI càng gần với đường 0, momentum sẽ càng yếu.

      Chú ý khi đường chỉ báo EFI di chuyển trên đường 0 nghĩa là thị trường đang trong xu hướng tăng giá. Ngược lại, khi đường chỉ báo EFI di chuyển dưới đường 0 là thị trường đang trong xu hướng giảm giá.

      tim-hieu-chi-bao-luc-elder-efi-va-cach-su-dung-hieu-qua-trong-giao-dich-chung-khoan-anh2

      EFI giúp nhà đầu tư xác định xu hướng giá (Nguồn: Đầu tư từ đâu)

      Xác định điều chỉnh bằng EFI

      Khi đã xác định được xu hướng tăng của mã cổ phiếu, vùng điều chỉnh là vùng mà đường chỉ báo EFI quay đầu đi về 0 hoặc chắc chắn hơn là xuyên thủng nó. Nếu đường chỉ báo lực Elder (EFI) xuyên thủng đường 0, sau đó quay đầu đi lên, khả năng cao là đợt điều chỉnh đã kết thúc và xu hướng sẽ tiếp tục tăng theo hướng trước đó.

      Xác định phân kỳ bằng EFI

      Phân kỳ sẽ được xác định khi giá và chỉ báo không đi cùng hướng với nhau.

      Ví dụ, nếu như giá cổ phiếu SSI liên tục tạo được đáy sau cao hơn đáy trước, nhưng đường EFI lại cho đáy sau thấp hơn đáy trước, nhà đầu tư cần canh mua khi đường chỉ báo EFI cắt lên đường 0.

      Chú ý, phân kỳ chỉ đưa ra tín hiệu sớm về khả năng giá đảo chiều chứ không đưa ra được điểm vào lệnh cụ thể. Trong rất nhiều trường hợp, giảm giá có thể xuất hiện rất lâu sau tín hiệu phân kỳ, hay thậm chí là không xảy ra.

      tim-hieu-chi-bao-luc-elder-efi-va-cach-su-dung-hieu-qua-trong-giao-dich-chung-khoan-anh4

      EFI trên biểu đồ giá cổ phiếu (Nguồn: Đầu tư từ đâu)

      Ưu và nhược điểm của chỉ báo lực Elder (EFI)

      Mặc dù là một chỉ số phân tích kỹ thuật khá quan trọng trong đầu tư chứng khoán, nhưng chỉ báo EFI vẫn có những ưu, nhược điểm nhất định.

      Ưu điểm

      Một số lợi ích của việc sử dụng chỉ báo EFI bao gồm:

      • Nhận dạng xu hướng: EFI có thể giúp nhà giao dịch xác định hướng và sức mạnh của xu hướng, giúp việc đầu tư theo xu hướng dễ dàng hơn.
      • Phân kỳ: Việc phát hiện sự phân kỳ giữa EFI và giá có thể đưa ra những dấu hiệu cảnh báo sớm về khả năng đảo ngược xu hướng.
      • Xác nhận tín hiệu: EFI có thể được sử dụng để xác nhận tín hiệu tạo bởi những chỉ báo kỹ thuật khác, tăng độ chính xác cho quyết định giao dịch của nhà đầu tư.

      Nhược điểm

      Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng EFI cũng tồn tại một số hạn chế:

      • Nhiễu thị trường: EFI có thể nhạy cảm với nhiễu thị trường, tạo tín hiệu sai trong thị trường biến động hoặc đi ngang.
      • Tính chất trễ: Là một chỉ báo xu hướng, EFI có thể không cung cấp tín hiệu vào hoặc thoát kịp thời, dẫn đến khả năng bỏ lỡ cơ hội hoặc thoát lệnh muộn.

      Có thể thấy, chỉ báo lực Elder (EFI) là một công cụ phân tích kĩ thuật hữu ích để nhà đầu tư xác định áp lực mua và bán trên thị trường chứng khoán. Chỉ cần nhìn vào hướng và sức mạnh của chỉ báo, nhà đầu tư có thể hiểu được động lượng chung của thị trường và hướng đảo chiều tiềm năng. Hy vọng bài viết trên đã giúp nhà đầu tư hiểu hơn về chỉ báo này và thành công hên trên thị trường đầu tư.

      Xem thêm 

      Cách giao dịch chứng khoán bằng chiến lược “Hit and Run”

      Mô hình nến Window và cách giao dịch chứng khoán với mô hình nến Window

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương