Tiết kiệm hiệu quả không cần bóp chặt chi tiêu, lời khuyên từ chuyên gia tài chính

      Tiết kiệm hiệu quả không cần bóp chặt chi tiêu, lời khuyên từ chuyên gia tài chính

      Onehousing image
      6 phút đọc
      28/03/2024
      Tiết kiệm được coi là một trong những bước quản lý tài chính cá nhân. Vậy làm thế nào để tiết kiệm hiệu quả mà không cần thắt chặt chi tiêu?

      Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bên cạnh việc phân bổ nguồn thu nhập vào các khoản chi tiêu và khống chế mức tiêu dùng thì việc lên kế hoạch tiết kiệm cho các dự định lâu dài cũng được nhiều người quan tâm.

      Tất nhiên "năng nhặt chặt bị", nhiều người cho rằng chỉ cần chi tiêu ít hơn, tiết kiệm nhiều lên là cách duy nhất để có khoản dự trữ rủng rỉnh. Điều này dẫn tới hành động bóp chặt chi tiêu, tài chính cá nhân, thậm chí có nhiều người còn có thói quen tiết kiệm cực đoan. Nếu bạn cũng đang cảm thấy khó khăn khi tiết kiệm, hãy thử tham khảo một số biện pháp xử lý dưới đây của các chuyên gia tài chính trong việc thắt chặt chi tiêu nhé!

      Tại sao cần tiết kiệm hiệu quả?

      Trong cuộc sống hàng ngày, không ai có thể lường trước được những biến cố có thể xảy ra. Do đó, việc sở hữu một khoản tiết kiệm cho những mục tiêu trung và dài hạn, các khoản dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp là điều mà bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt.

      Nếu quan sát các phương pháp quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ dễ dàng nhận sẽ luôn có một phần nhỏ nào đó trong thu nhập được để riêng để phục vụ cho việc tiết kiệm và đầu tư, chẳng hạn:

      • Quy tắc tài chính 50/30/20 cho rằng, hàng tháng bạn nên chia thu nhập theo tỷ lệ 50% cho các nhu cầu thiết yếu như ăn mặc, đi lại,... 30% cho các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí,... 20% cho nhu cầu tài chính, đầu tư hoặc tiết kiệm.
      • Quy tắc 6 chiếc lọ với mỗi lọ được quy định mục đích sử dụng riêng ngay từ ban đầu.  Từ đó, khuyên bạn nên phân chia ít nhất 10% thu nhập hàng tháng cho mục đích tiết kiệm dài hạn và đầu tư.

      tiet-kiem-hieu-qua-khong-can-bop-chat-chi-tieu-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-tai-chinh-onehousing-1

      Quy tắc 50/30/20 với 20% thu nhập dành cho mục tiêu tài chính cá nhân (Nguồn ảnh: Mcredit)

      Tùy vào nhu cầu và mục tiêu tài chính cá nhân, bạn có thể điều chỉnh con số tỷ lệ này. Song, dù ở quy tắc quản lý tài chính, việc dành một phần nhỏ thu nhập để vào quỹ tiết kiệm luôn là điều không thể thiếu.

      Như vậy, việc sở hữu một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn:

      • Có khoản phòng trừ để giải quyết các vấn đề, sự kiện, biến cố trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật hoặc sự thay đổi công việc…
      • Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Cụ thể, bạn đang có dự định mua nhà, tậu xe. Việc tiết kiệm không chỉ giúp bạn có đủ khoản tiền để thực hiện mục tiêu mà còn giúp bạn nắm bắt được cơ chốt sổ nếu giá nhà đất giảm, các chính sách hỗ trợ mua xe được triển khai.
      • Giúp bạn có một khoản giải trí hoặc nghỉ hưu. Trong thời đại công việc áp lực, việc dành cho mình những khoảng thời gian "chữa lành", giải trí là vô cùng cần thiết. Do vậy, trong tương lai gần, bạn có thể lên kế hoạch cho một chuyến đi nghỉ ngơi và bắt đầu tiết kiệm tiền cho chuyến đi đó. Nhìn xa hơn, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm cho khoảng thời gian nghỉ hưu trong tương lai.

      tiet-kiem-hieu-qua-khong-can-bop-chat-chi-tieu-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-tai-chinh-onehousing-2

      Tiết kiệm cho những mục tiêu dài hạn (Nguồn ảnh: HD Bank)

       

      Các lời khuyên hữu ích để tối ưu hóa tiết kiệm tài chính

      Đọc tiếp

      Nhiều người cho rằng, cách tiết kiệm hiệu quả là bạn tiêu ít đi, để dành nhiều hơn. Điều này vô tình đẩy bạn vào cảnh chi tiêu chắt bóp hay nói cách khác là tiết kiệm cực đoan. Hoặc thậm chí có nhiều bạn trẻ còn có xu hướng chi tiêu ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào buổi tối cho các buổi tụ tập bạn bè, hưởng thụ cá nhân. Để rồi mỗi cuối tháng, bạn lại phải lo lắng vì đã chi tiêu vượt quá số tiền dự tính. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn lên kế hoạch tiết kiệm tài chính cá nhân hiệu quả:

      Tạo thói quen ghi chép chi tiêu hàng tháng

      Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính, việc tiết kiệm là chưa bao giờ dễ dàng bởi nó đòi hỏi tính kiên trì và kỉ luật. Để làm được điều này, trước hết bạn cần liệt kê các khoản thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Từ đó, đặt ra mục tiêu tiết kiệm và phải tuân thủ, theo sát kế hoạch. Nếu bạn muốn nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tốt hơn hết hãy thử tìm các cách gia tăng thu nhập như làm thêm công việc bán thời gian, kinh doanh online,...

      tiet-kiem-hieu-qua-khong-can-bop-chat-chi-tieu-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-tai-chinh-onehousing-3

      Tạo thói quen ghi chép thu chi để dễ dàng lên kế hoạch tiết kiệm (Nguồn ảnh: CafeF)

      Cài đặt các lệnh tự động cho các khoản tiết kiệm

      Để tránh việc chi tiêu quá tay, bạn có thể sử dụng các tính năng tự động hóa trên các ứng dụng ngân hàng như đặt lịch tự động trích một phần thu nhập ngay khi có biến động số dư vào tài khoản tiết kiệm. Việc này để tránh bạn quên số tiền cần tiết kiệm, đồng thời tạo thói quen kỷ luật, chủ động tài chính cá nhân cho bản thân.

      Ngoài khoản tiết kiệm, bạn chi phí cần thiết cho cuộc sống như hóa đơn điện nước, internet,... cũng có thể dễ dàng theo dõi sự chênh lệch trên các ứng dụng tài chính. Từ việc theo dõi các khoản chi tiêu, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thói quen tiêu dùng để các khoản chi không vượt quá dự kiến.

      tiet-kiem-hieu-qua-khong-can-bop-chat-chi-tieu-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-tai-chinh-onehousing-4

      Sử dụng các tính năng tự động hóa có trên các ứng dụng tài chính (Nguồn ảnh: The Bank)

      Hạn chế gia tăng chi tiêu khi thu nhập tăng

      Khi thu nhập gia tăng, bạn không nên vội ăn mừng, tận hưởng mà bỏ quên mục tiêu tiết kiệm ban đầu. Tốt nhất khi thu nhập tăng, tỷ lệ tiết kiệm của bạn nên tăng theo thay vì các khoản chi tiêu. Từ đó việc tiết kiệm mới hiệu quả. 

      Nếu bạn muốn gia tăng chi tiêu, tốt hơn hết các khoản chi nên thấp hơn thu nhập, tránh trường hợp vung tay quá trán hàng tháng.

      tiet-kiem-hieu-qua-khong-can-bop-chat-chi-tieu-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-tai-chinh-onehousing-5

      Hạn chế tình trạng gia tăng chi tiêu khi thu nhập tăng (Nguồn ảnh: VietNamNet)

      Thành lập quỹ dự phòng theo quy tắc bậc thang

      Đây là một mô hình tiết kiệm tương tự với câu nói “không bỏ trứng vào một giỏ”. Ví dụ, hình thức gửi tiết kiệm đơn giản và nhanh gọn nhất khi bạn có khoản dư tài chính là gửi tiết kiệm ngân hàng. Ưu điểm của hình thức này là đa dạng thời hạn, lãi suất để bạn lựa chọn phù hợp với mục tiêu tài chính. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là bạn không thể tất toán trước hạn hoặc nếu tất toán, bạn bắt buộc phải tất toán toàn bộ số tiền và hưởng một mức lãi suất thấp hơn.

      tiet-kiem-hieu-qua-khong-can-bop-chat-chi-tieu-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-tai-chinh-onehousing-6

      Chia nhỏ sổ tiết kiệm để dễ dàng sử dụng (Nguồn ảnh: Prudential)

      Để hạn chế điều này, thay vì đưa hết số tiền đang có vào cùng một khoản tiết kiệm, bạn có thể quản lý tài chính cá nhân bằng cách chia nhỏ thành các tài khoản tiết kiệm với những hạn mức khác nhau theo cách thức bậc thang. Chẳng hạn, sổ tiết kiệm thứ nhất, bạn sẽ gửi theo thời gian 1 tháng, sổ thứ hai bạn gửi trong thời hạn 2 tháng, sổ thứ ba là 3 tháng… 

      Như vậy, khi bạn cần dùng đến quỹ dự phòng của sổ thứ nhất, bạn chỉ việc tất toán sổ tiền của sổ đó. Các sổ tiết kiệm còn lại vẫn tiếp tục được giữ nguyên, không bị ảnh hưởng và tiếp tục sinh lãi. 

      Trên đây là các cách tiết kiệm hiệu quả không cần bóp chặt chi tiêu từ chuyên gia tài chính. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu phương pháp tiết kiệm hiệu quả để phục vụ các mục đích tài chính cá nhân, hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

      Xem thêm

      Quản lý tài chính cá nhân bằng phương pháp tiết kiệm bằng phong bì, bạn đã thử chưa?

      Lương làm thêm 2 triệu đồng/tháng, sinh viên nên quản lý tài chính cá nhân như thế nào để hiệu quả?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương