Theo tâm lý người Việt, khi được nhận thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc, mọi người đều mong muốn có thể khai nhận di sản thừa kế một cách nhanh nhất. Và sau đây là trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế là nhà đất mà OneHousing sẽ thông tin chi tiết đến bạn.
Khai nhận di sản thừa kế là một trong các thủ tục để xác lập quyền di sản với tài sản do người đã chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 58 của Luật công chứng đã chỉ rõ 2 trường hợp khai nhận di sản thừa kế, đó chính là:
Khác với việc những người cùng hàng thừa kế đã nêu tại Điều 651 thuộc bộ Luật Dân sự phân chia tài sản cho từng người một cách cụ thể, thì việc khai nhận di sản thừa kế lại thống nhất không chia di sản đó hoặc chỉ có duy nhất một người được thừa kế.
Khai nhận di sản thừa kế là một trong các thủ tục để xác lập quyền di sản với tài sản do người đã chết để lại cho người được hưởng. (Nguồn: Bách hoá xanh)
Có được xây nhà trên đất thừa kế nhưng chưa có sổ đỏ không?
Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 đã ghi rõ điều kiện để người thừa kế thực hiện việc khai nhận thừa kế và có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Trong đó, việc công chứng văn bản này đã được quy định rõ tại Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan. Cụ thể như sau:
Để có thể thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, theo quy định tại Điều 58 của Luật Công chứng, người yêu cầu công chứng cần phải chuẩn bị sẵn những loại giấy tờ cần thiết sau:
Cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. (Nguồn: Luật Việt Nam)
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế và công chứng văn bản khai nhận được thực hiện cụ thể như sau:
Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ đã được nêu cụ thể ở trên
Cần lưu ý: Với những loại giấy tờ có yêu cầu bản sao thì trước khi nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng thì cần phải mang bản gốc đi để đối chiếu.
Thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Trách nhiệm của công chứng viên sau khi nhận được hồ sơ:
Niêm yết công khai việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế
Sau khi bộ hồ sơ đã được tiếp nhận, tổ hành nghề công chứng sẽ phải có trách nhiệm tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú của người để lại di sản.
Đối với trường hợp không thể xác định nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản thì niêm yết nơi tạm trú cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là trong vòng 15 ngày.
Trong nội dung niêm yết cần phải có:
Hướng dẫn thủ tục ký văn bản khai nhận di sản
Sau khi hoàn tất quá trình niêm yết mà không có tố cáo hay khiếu nại gì thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ:
Tiến hành ký chứng nhận và thực hiện trả kết quả
Công chứng viên có quyền yêu cầu người thừa kế trình bản chính các giấy tờ đã nói ở trên để tiến hành đối chiếu và ký xác nhận vào từng trang và lời chứng của văn bản này.
Sau khi đã ký xong thì sẽ thu phí thù lao công chứng và một số loại phí liên quan khác. Đồng thời, trả lại bản chính văn bản khai nhận cho người thừa kế.
Tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC đã nêu rõ mức phí công chứng văn bản khai nhận thừa kế theo bảng sau: (Nguồn: Luật Việt Nam)
Đồng thời, Điều 67 Luật Công chứng 2014 cũng đã quy định rõ mức thù lao công chứng sẽ dựa vào sự thoả thuận của tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu. Nhưng mức thù lao không được phép vượt quá mức trần thù lao do UBND tỉnh ban hành.
Bài viết trên của OneHousing sẽ giải đáp vướng mắc: “Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là nhà đất gồm những bước nào?” và cung cấp một số thông tin liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế. Qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ nắm được những kiến thức cần thiết về vấn đề này.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế?
Sự khác nhau giữa thuế, phí phải nộp khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất