Di sản thừa kế là vấn đề nóng và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người. Vậy nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế hay không? Để biết đáp án cho câu hỏi này, hãy cùng tham khảo ngay bài viết tổng hợp bên dưới đây của OneHousing!
Theo điều 612 của Bộ luật Dân sự 2015, di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết hay tài sản của người chết trong phần tài sản chung với người khác.
Theo đó, di sản thừa kế gồm:
Như vậy, có thể thấy rằng, bất cứ tài sản nào thuộc về quyền sở hữu của người chết thì đều là di sản thừa kế. Nếu người này để lại di chúc thì di sản này cũng sẽ được chia theo di chúc. Nếu không có hoặc bản di chúc không hợp pháp, thì phần tài sản này sẽ được chia theo pháp luật.
Di sản thừa kế cụ thể gồm những gì? (Nguồn: Luật sư X)
Vay mua nhà trả góp nên chọn tính lãi theo dư nợ gốc hay dư nợ giảm dần để có lợi nhất?
Như đã đề cập ở trên, tài sản thuộc về quyền sở hữu của một người thì đều là di sản thừa kế người đó để lại khi chết. Do đó, nhà đang trả góp vẫn được tính là di sản thừa kế.
Nếu trước khi chết mà người này có để lại di chúc định đoạt về ngôi nhà thì người thừa kế sẽ thực hiện theo ý nguyện của người chết. Trường hợp nếu người chết không để lại di chúc thì phần di sản căn nhà đang thế chấp này sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Hiện nay thường có hai hình thức mua nhà trả góp là mua trả chậm và mua trả góp ngân hàng. Cụ thể:
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở 2014, nếu vẫn đang trong thời hạn trả góp mà người mua nhà chết thì người thừa kế hợp pháp sẽ thực hiện tiếp các quyền và nghĩa vụ trả tiền nhà.
Sau khi đã trả đầy đủ tiền mua nhà cho bên bán, người thừa kế sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Mua nhà trả dần, trả chậm (Nguồn: CafeLand)
Đây là hình thức vay ngân hàng và trả góp theo từng tháng để thanh toán tiền mua nhà. Do đó, khi mua nhà trả góp từ ngân hàng, căn nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua. Số tiền dùng để mua nhà đang vay ngân hàng, được trả theo hình thức trả góp gốc, lãi.
Do đó, căn nhà trong trường hợp này chính là di sản thừa kế và những nghĩa vụ liên quan đến căn nhà này cũng phải ưu tiên thanh toán. Việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thực hiện theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015:
Theo quy định này, nếu căn nhà đã được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Những người này sẽ có nghĩa vụ thực hiện trả nợ cho ngân hàng trong phạm vi tài sản được nhận.
Tuy nhiên, tài sản là căn nhà đang được thế chấp tại ngân hàng theo hình thức trả góp. Do đó, để được phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế phải thực hiện nộp tiền, trả hết nợ và rút tài sản ra, xoá đăng ký thế chấp.
Sau khi xoá đăng ký thế chấp, các đồng thừa kế sẽ tiến hành lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại tổ chức hành nghề công chứng. Như vậy, dù với hình thức mua bán nào, căn nhà đang trả góp cũng là di sản được thừa kế.
Mua nhà theo hình thức trả góp ngân hàngcó phải là di sản thừa kế không? (Nguồn: Nhà Khang Điền)
Trên đây là đáp án cho câu hỏi “Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?” mà OneHousing tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức cơ bản trong việc thừa kế và phân chia di sản.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Lãi vay mua nhà trả góp "đè nặng": Nhà đầu tư có nên bán nhà?
Cách tính phí trả nợ trước hạn cho người lần đầu vay mua nhà trả góp