Thế nào là nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu?

      Thế nào là nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu?

      Onehousing image
      5 phút đọc
      15/02/2024
      Thế nào là nhà chung cư nhiều chủ sở hữu? Cùng OneHousing tìm hiểu một số thông tin về pháp lý nhà ở để hiểu hơn qua bài viết bên dưới đây nhé!

      Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là vấn đề được nhiều người quan tâm khi mua căn hộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được thế nào là nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu. Do đó, bài viết bên dưới đây OneHousing sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về các vấn đề pháp lý liên quan đến chung cư có nhiều chủ sở hữu qua bài viết bên dưới đây nhé!

      Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu cụ thể là gì?

      Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Nhà ở 2014 về nhà chung cư cụ thể như sau: “Nhà chung cư là những nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ khác nhau, có lối đi, cầu thang chung. Bên cạnh đó cũng có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình,.... Nhà chung cư bao gồm chung cư được xây dựng với mục đích để ở và chung cư được xây dựng với mục đích sử dụng hỗn hợp để ở cùng kinh doanh”.

      Như vậy, xét về quyền sở hữu nhà chung cư bao gồm nhà chung cư có một chủ sở hữu và có nhiều chủ sở hữu. Trong đó, theo thông tin tại khoản 11 Điều 3 của Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định rằng nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu là chung cư có từ hai chủ sở hữu trở lên, bao gồm phần sở hữu riêng của mỗi chủ sở hữu và phần sở hữu chung của các chủ sở hữu.

      the-nao-la-nha-chung-cu-co-nhieu-chu-so-huu-onehousing-1

      Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu cụ thể là gì? (Nguồn: Linkedin)

       

      Quản lý chung cư có nhiều chủ sở hữu như thế nào?

      Đọc tiếp

      Nội dung quản lý chung cư có nhiều chủ sở hữu bao gồm quản lý phần sở hữu chung và sở hữu riêng. Cụ thể như sau:

      Về việc quản lý phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, theo quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý ban hành theo Thông tư 02/2016/TT-BXD như sau:

      • Phần diện tích và hệ thống thiết bị thuộc sở hữu chung phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê căn hộ.
      • Với công trình phục vụ sinh hoạt của các chủ sở hữu: Người sử dụng nhà chung cư thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo dự án đã được phê duyệt nhưng tiến hành chưa bàn giao thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm quản lý.

      Sau khi bàn giao cho Nhà nước thì những đơn vị được Nhà nước giao cho quản lý phải chịu trách nhiệm bảo trì, sử dụng và quản lý theo đúng mục đích, công năng được phê duyệt.

      • Với những công trình phục vụ cho sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng mà chủ đầu tư xây dựng để kinh doanh thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì.
      • Với phần sở hữu chung của chung cư có mục đích để ở: Các chủ sở hữu có trách nhiệm cùng quản lý. Nếu nhà chung cư có đơn vị quản lý vận hành thì giao cho đơn vị này quản lý phần sở hữu.

      Trường hợp nhà chung cư không thuộc diện phải có đơn vị quản lý vận hành thì hội nghị nhà chung cư đã quyết định giao cho Ban quản trị nhà chung cư hoặc đơn vị khác quản lý phần sở hữu chung này.

      Với phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp sẽ cụ thể như sau:

      • Trường hợp nếu không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu văn phòng, thương mại với khu căn hộ thì các chủ sở hữu có trách nhiệm cùng quản lý phần sở hữu chung này.
      • Trường hợp phân chia được phần sở hữu chung của khu văn phòng, thương mại với khu căn hộ thì chủ sở hữu sẽ có trách nhiệm quản lý phần sở hữu chung của khu căn hộ.
      • Với phần sở hữu chung của khu văn phòng, thương mại thì sẽ do đơn vị quản lý vận hành quản lý. Nếu nhà chung cư không có đơn vị quản lý vận hành thì sẽ do chủ sở hữu khu này quản lý.

      Đối với phần sở hữu chung của cả tòa nhà chung cư thì các chủ sở hữu có trách nhiệm cùng quản lý và việc này được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 của Điều này.

      • Với nhà sinh hoạt cộng đồng của tòa chung cư: Do các chủ sở hữu, Ban quản trị hoặc đơn vị quản lý vận hành thực hiện quản lý theo quyết định của hội nghị nhà chung cư.
      • Với phần sở hữu chung của cụm chung cư: Ban quản trị của cụm chung cư thay mặt các chủ sở hữu quản lý phần sở hữu chung.

      Về quản lý phần sở hữu riêng của nhà chung cư nhiều chủ sở hữu được quy định tại Điều 6 của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành theo Thông tư 02/2016/TT-BXD như sau:

      • Phần diện tích và các thiết bị sở hữu riêng của chủ sở hữu: Phải được ghi rõ trong hợp đồng hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong chung cư.
      • Chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác quản lý phần sở hữu riêng của mình nhưng việc sử dụng phải bảo đảm đúng công năng, đúng mục đích đã được phê duyệt. Đặc biệt là không được làm ảnh hưởng đến những phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác hoặc phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư.

      Nhà chung cư nhiều chủ sở hữu có cần phải lập Ban quản trị không?

      Theo khoản 1 Điều 103 của Luật Nhà ở năm 2014 quy định rằng nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhiều chủ sở hữu nhưng dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị hoặc không.

      Điều này cũng có nghĩa là, trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên thì bắt buộc phải thành lập Ban quản trị chung cư. Theo đó, Ban quản trị nhà chung cư sẽ được tổ chức và hoạt động theo mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã hoặc mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm theo đúng quy định.

      the-nao-la-nha-chung-cu-co-nhieu-chu-so-huu-onehousing-2

      Nhà chung cư nhiều chủ sở hữu có cần phải lập Ban quản trị không? (Nguồn: Tư vấn Luật)

      Như vậy, OneHousing đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin về nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về pháp lý nhà ở, từ đó dễ dàng hơn trong việc quản lý căn hộ chung cư.

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.

      Xem thêm

      Giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên mua nhà

      Cách thức kiểm tra pháp lý chung cư giúp bạn tránh bị lừa đảo

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K