Sinh ra và lớn lên dưới kỷ nguyên công nghệ, Gen Z đã sớm quen thuộc với những khái niệm về quản lý tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu khả năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, và vẫn có không ít Gen Z đang đối diện với những áp lực rất lớn về tài chính. Vậy làm thế nào để gen Z quản lý tốt chi tiêu và thoát khỏi căng thẳng? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Theo dữ liệu mới cập nhật từ cơ quan Tín dụng TransUnion (Mỹ), chi phí sống và học tập ngày càng tăng cao đã khiến Gen Z là trở thành thế hệ gặp áp lực tài chính cá nhân lớn nhất từ trước đến nay.
Thế hệ Gen Z đang phải sống dựa vào các hình thức “đảo nợ”: Họ vay tín dụng để thanh toán hóa đơn và các khoản nợ ngắn hạn, để rồi rơi vào vòng quẩn quanh không hồi kết: Nợ hoàn nợ.
Charlie Wise - Người đứng đầu của bộ phận nghiên cứu tín dụng toàn cầu tại TransUnion, nói với thời báo Wall Street Journal: “So với thế hệ Millennials cách đây 1 thập kỷ, hiện tại, thế hệ Gen Z đang cảm thấy căng thẳng khủng khiếp về vấn đề tài chính cá nhân.
Một cách dễ hiểu hơn, khi ở cùng độ tuổi 23 chẳng hạn, mức độ căng thẳng của thế hệ Millennials ở mức 3, thì con số tương đương với Gen Z có thể là mức 6 hoặc mức 9”.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và, lạm phát tăng cao, Gen Z còn gặp thêm một cú thử thách khác là tốt nghiệp Đại học và tham gia vào thị trường lao động đang trong thời kỳ bất ổn.
Gen Z đang chịu nhiều áp lực tài chính nhất từ trước đến nay (Nguồn ảnh: Dân trí)
Với thế hệ Baby Boomers (hiện tại trên 60 tuổi), các khoản thanh toán dư nợ hay chi phí sống tăng lên 11%, đây là điều có thể chấp nhận; còn với thế hệ Gen Z, tỷ lệ tăng của các khoản nợ hoặc chi phí sống là 74% - mức tăng khủng khiếp vượt quá tầm kiểm soát - Theo dữ liệu từ TransUnion.
Dữ liệu của Bank of America cũng đã đưa ra kết luận tương tự, rằng Gen Z đang sống rất bấp bênh về tài chính. Nếu không phải là vay tín dụng thì là vay người thân, bạn bè vì bản thân không có tiền tiết kiệm hay quỹ dự phòng nào cho những tình huống khẩn cấp.
Các chuyên gia nhận định, tình hình tài chính cá nhân khó khăn của Gen Z không chỉ tác động tiêu cực tới tốc độ phát triển kinh tế, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác, như việc lập gia đình muộn; thậm chí, có người còn không nghĩ tới việc kết hôn sinh con do tiềm lực tài chính không ổn định.
(Nguồn tin: Kênh 14)
Đối với thế hệ Gen Z, việc quản lý tài chính cá nhân luôn được xem là một thách thức lớn. Để xây dựng một tương lai tài chính vững chắc, Gen Z cần phải tìm hiểu và áp dụng nhiều kiến thức liên quan. Những hướng dẫn dưới đây sẽ phần nào giúp Gen Z xây dựng được lộ trình quản lý tài chính phù hợp.
Việc đặt ra các kế hoạch và mục tiêu tài chính cá nhân ngay từ bước đầu là rất cần thiết, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Lập kế hoạch không chỉ giúp Gen Z đạt được tình trạng ổn định tài chính cá nhân, mà còn giúp tránh khỏi tình trạng “rỗng túi” hoặc “nợ nần” xoay vòng.
Với thói quen sống hưởng thụ của phần lớn Gen Z, việc lập kế hoạch quản lý tài chính có phần khó khăn. Tuy nhiên, nếu bắt đầu học cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm từ khi còn trẻ, Gen Z có thể sống một cách thoải mái và hạnh phúc hơn nhiều.
Lập kế hoạch là bước đầu tiên trong hành trình quản lý tài chính (Nguồn ảnh: 3Gang)
Trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời, việc có một quỹ dự phòng là rất quan trọng và bắt buộc. Đây là khoản tiền dùng cho những tình huống khẩn cấp, vượt tầm kiểm soát như thất nghiệp, ốm đau,...
Quỹ dự phòng nên được xem như một tài khoản tiết kiệm riêng biệt. Nếu không phải trường hợp bất khả kháng, Gen Z tuyệt đối không được sử dụng quỹ này.
Bên cạnh việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm, Gn Z có thể mở rộng nguồn thu nhập bằng cách đầu tư.
Trước tiên, Gen Z nên tìm tòi thật kỹ các kiến thức về tài chính và đầu tư. Sau khi đã nắm vững kiến thức, hãy bắt đầu với những khoản đầu tư nhỏ để tích lũy kinh nghiệm cho những chiến lược đầu tư dài hạn sau này.
Gen Z là thế hệ sẵn sàng chi tiền cho mua sắm ngẫu hứng để thỏa mãn nhu cầu bản thân. Tuy nhiên, những lần chi tiêu ngẫu hứng này có thể khiến họ rơi vào tình trạng túng quẫn cuối tháng, hoặc nợ nần không cần thiết.
Gen Z cần phải cố gắng quản lý thói quen chi tiêu của bản thân, tránh mua sắm ngẫu hứng và thực hành tiết kiệm nhiều hơn. Đừng rơi vào bẫy tiêu dùng bởi sự tiện lợi, đặc biệt là khi mua sắm online.
Mua sắm ngẫu hứng có thể khiến Gen Z rơi vào khủng hoảng tài chính bất cứ lúc nào (Nguồn ảnh: CafeF)
Có nhiều phương pháp quản lý tài chính cho Gen Z lựa chọn dựa trên sở thích và nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên có 2 phương pháp quản lý phổ biến được ưa chuộng:
Hy vọng những gợi ý ở trên về việc xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân có thể giúp Gen Z thoát ra những áp lực tài chính và vững vàng hơn trong cuộc sống.
Xem thêm
Đừng để áp lực tài chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
Thời điểm nào phù hợp để mua nhà mà không gây áp lực tài chính và tinh thần cho người trẻ?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn