Đừng để áp lực tài chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

      Đừng để áp lực tài chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

      Onehousing image
      6 phút đọc
      12/04/2024
      Xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư hiệu quả để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của áp lực tài chính đến sức khỏe của bạn.

      Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới, áp lực tài chính là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần con người. Cụ thể, những ảnh hưởng này ra sao, làm thế nào để giảm áp lực tài chính trong tình hình hiện nay? Tìm hiểu ngay. 

      Những nguyên nhân nào dẫn tới áp lực tài chính?

      Áp lực tài chính là tình trạng căng thẳng, lo lắng về mặt tài chính mà một cá nhân phải đối mặt. Áp lực tài chính xuất hiện khi có sự không cân đối giữa nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hoặc khi có những tình huống tài chính không mong muốn xảy ra.

      Áp lực tài chính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên phải kể tới nợ nần. Nếu bạn có nợ nần lớn mà không có kế hoạch quản lý tài chính đầu tư cẩn thận, việc phải trả nợ hàng tháng có thể tạo ra áp lực đáng kể. Hơn nữa, nợ vay có lãi suất cao còn làm tăng số tiền phải thanh toán hàng tháng,  dễ gây ra căng thẳng về tài chính.

      Các khoản nợ có thể đến từ việc vay mua nhà, mua xe hoặc chi tiêu quá mức. Từ đó, bạn phải dùng đến tiền tiết kiệm hoặc tạo nợ để đáp ứng các khoản chi phí cần thiết. Điều này tạo áp lực lên tài chính cá nhân, dẫn đến khả năng không thể đáp ứng các nhu cầu tài chính khác.

      Một số trường hợp bất ngờ xảy ra trong cuộc sống cũng là nguyên nhân gây ra căng thẳng về tiền bạc. Giả sử bạn mất việc và gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc mới, thu nhập sẽ giảm hoặc hoàn toàn mất đi, khiến bạn không đủ tiền để chi trả chi phí hàng tháng. Các sự kiện khẩn cấp như tai nạn, bệnh tật hoặc thiên tai cũng có thể tạo ra áp lực tài chính đáng kể nếu không có quỹ dự trữ hoặc bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu chi tiêu này.

      Cuối cùng, sự thiếu kiểm soát và quản lý tài chính đầu tư cũng sẽ dẫn đến lãng phí, phát sinh các khoản chi tiêu không cần thiết khiến tình trạng tài chính không ổn định, từ đó gây ra áp lực tài chính cho bản thân.

      Một số nguyên nhân dẫn tới áp lực tài chính (Nguồn: Dân trí)

       

      Ảnh hưởng nghiêm trọng của áp lực tài chính đến sức khỏe tinh thần

      Đọc tiếp

      Không chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây ra một số bệnh liên quan đến tim mạch, áp lực tài chính còn tác động mạnh mẽ tới sức khỏe tinh thần của mỗi cá nhân.

      • Lo lắng và căng thẳng: Áp lực tài chính về việc không đủ tiền để trang trải chi phí cơ bản, trả nợ hoặc đáp ứng các nhu cầu tài chính khác có thể áp đặt gánh nặng lớn lên tâm trạng và cảm xúc, dẫn tới căng thẳng kéo dài.
      • Mất tự tin và thất vọng: Khi gặp khó khăn và không thể đáp ứng các nhu cầu tài chính, con người có thể trở nên mất tự tin và thất vọng về bản thân. 
      • Mâu thuẫn trong mối quan hệ: Áp lực tài chính có thể tác động đến mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đối tác. Cảm giác lo lắng và căng thẳng về tài chính còn gây ra xung đột, áp lực trong các mối quan hệ, có thể dẫn tới sự khó khăn trong việc tương tác với người khác.

      Áp lực tài chính có thể gây ra mâu thuẫn trong các mối quan hệ (Nguồn: Tạp chí Tâm lý học)

      • Tăng nguy cơ về vấn đề tâm lý: Áp lực tài chính kéo dài và nghiêm trọng còn gây ra tình trạng mất ngủ, đau đầu, lo âu, trầm cảm, thậm chí suy nghĩ tự tử. Căng thẳng liên quan đến tài chính làm suy yếu sức khỏe và tạo ra nhiều vấn đề tâm lý.
      • Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc: Áp lực tài chính có thể làm giảm mức độ tập trung và hiệu suất làm việc; làm xao nhãng quá trình làm việc, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc.

      Xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư để không áp lực về tiền bạc

      Đánh giá tình hình tài chính

      Đánh giá tình hình tài chính cá nhân là bước quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư. Trước tiên, hãy xác định các tài sản hiện có cùng các nguồn thu nhập hiện tại bao gồm lương, lợi tức từ đầu tư, thu nhập bổ sung hoặc bất kỳ nguồn thu nào khác. Đánh giá mức độ ổn định và khả năng tăng cường thu nhập trong tương lai của mình.

      Xem xét tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng và xác định các khoản chi tiêu bắt buộc như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống,... so với các khoản chi tiêu không bắt buộc như giải trí, du lịch, mua sắm. Điều này giúp bạn nhận ra mức độ tiết kiệm và khả năng cắt giảm các khoản chi không cần thiết.

      Nếu có các khoản vay nợ, hãy liệt kê tất cả các khoản nợ và nắm rõ mức lãi suất, thời hạn thanh toán cũng như các điều khoản liên quan đến các khoản nợ. Xem xét lãi suất, thời hạn và các điều khoản liên quan đến từng khoản nợ. Đồng thời, đánh giá mức độ rủi ro và khả năng chịu đựng các tình huống tài chính khẩn cấp.

      Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính cá nhân của mình, từ đó xác định mục tiêu tài chính cụ thể và xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư phù hợp với tình hình và mục tiêu.

      Lập kế hoạch tài chính

      Để bắt đầu lập kế hoạch tài chính đầu tư, hãy xác định những gì bạn muốn đạt được thông qua việc đầu tư như tiết kiệm, mua nhà hoặc mua xe, để dành cho hưu trí. Sau đó, xem xét thu nhập và chi tiêu mỗi tháng để đưa ra mức tiền cố định có thể đưa vào tài khoản tích lũy.

      Dựa trên mục tiêu tài chính và khả năng tiết kiệm của bạn, xác định kế hoạch tiết kiệm và đầu tư cụ thể. Điều này bao gồm việc xác định mức tiền đóng góp hàng tháng vào các khoản đầu tư và lựa chọn công cụ tài chính phù hợp. Nếu lựa chọn đầu tư, hãy xây dựng một danh mục đa dạng và phân bổ tài sản vào nhiều kênh đầu tư khác nhau.

      Khi tham gia đầu tư, hãy xác định mức độ rủi ro bạn sẵn lòng chấp nhận, phụ thuộc vào tính cách và mục tiêu tài chính của mỗi cá nhân. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, bạn tự đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết. Rà soát tình hình tài chính hàng năm hoặc khi có sự thay đổi lớn trong cuộc sống để đảm bảo kế hoạch vẫn phù hợp và đáp ứng được mục tiêu tài chính.

      Xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư chi tiết để giảm căng thẳng tài chính (Nguồn: Generali))

      Tìm kiếm sự giúp đỡ

      Bạn muốn xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư mà không gây áp lực, vậy thì có thể tìm tới tư vấn viên tài chính hoặc nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp. Họ có kiến thức và kinh nghiệm để giúp bạn xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với mục tiêu và tình hình tài chính của mình.

      Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư, hãy thảo luận và học hỏi từ họ. Họ có thể chia sẻ những gì đã học được và cung cấp những lời khuyên cần thiết để giúp bạn xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư. Ngoài ra, các nhóm đầu tư cũng là một kênh kết nối hiệu quả.

      Bên cạnh việc trợ giúp từ những người xung quanh, bạn có thể tự tìm hiểu về các kế hoạch tài chính đầu tư thông qua việc sử dụng Internet, tham gia các khóa học quản lý tài chính, hội thảo tài chính,... Các kênh kiến thức này cung cấp kỹ năng cần thiết để xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư.

      Áp lực tài chính là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống mỗi người khi quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và trả nợ. Để giảm bớt tác động tiêu cực của áp lực tài chính đến sức khỏe tinh thần, quan trọng bạn phải có kế hoạch quản lý tài chính đầu tư hiệu quả; đồng thời tìm cách giải quyết các vấn đề tài chính một cách có kế hoạch và có tổ chức.

      Xem thêm:

      Những ưu và nhược điểm khi giao dịch bất động sản với iBuyers

      Cách giúp môi giới bất động sản thương lượng với khách hàng về giá

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương