Sử dụng hiệu quả đường MACD trong đầu tư chứng khoán | OneHousing

      Sử dụng hiệu quả đường MACD trong đầu tư chứng khoán

      Onehousing image
      4 phút đọc
      10/06/2024
      Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả đường MACD trong đầu tư chứng khoán dành cho các nhà đầu tư tài chính mới.

      Đầu tư chứng khoán là lĩnh vực sâu rộng, với những phương pháp và công cụ hỗ trợ khác nhau. Đường MACD là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật thường được sử dụng phổ biến. Nếu bạn là một nhà tài chính đầu tư F0 và vẫn chưa hiểu về đường MACD, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

      Khái niệm về đường MACD 

      MACD là một chỉ báo kỹ thuật quan trọng trong đầu tư chứng khoán, thường sử dụng trong những giao dịch chứng khoán và được nhiều nhà tài chính đầu tư biết đến. MACD là viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence, hiểu đơn giản là trung bình động hội tụ phân kỳ, được tạo nên bởi Gerald Appel vào năm 1979.

      Đường chỉ báo MACD cung cấp cho nhà tài chính đầu tư những tín hiệu biến động của thị trường để chọn điểm mua vào hay bán ra phù hợp. Để xác định đường MACD trong đầu tư chứng khoán, nhà tài chính đầu tư cần dựa vào sự chênh lệch của 2 đường trung bình động là EMA 12 và 26 ngày.

      su-dung-hieu-qua-duong-macd-trong-dau-tu-chung-khoan-onehousing-1

      Mô tả đường MACD trên biểu đồ giao dịch (Nguồn ảnh: Anfin)

       

      Cách tính cụ thể MACD

      Đọc tiếp

      Để tính được MACD cần xác định những giá trị chỉ báo của từng thành phần. Nhà tài chính đầu tư chưa biết cách tính MACD cần thực hiện theo cách tính chính xác cho từng thành phần như sau:

      Đường MACD = EMA (12) - EMA (26)

      Đường MACD xác định trên biểu đồ bằng tất cả những giá trị hiệu số MACD tính được là đường màu xanh dương. Chú ý, nếu đường EMA 12 nằm trên đường EMA 26 thì MACD sẽ dương và ngược lại.

      Đường Signal = EMA (9) của đường MACD

      Trong đó, EMA 9 của đường trung bình động hội tụ là lấy giá của MACD để tính EMA. Đường signal được vẽ tự động trên những nền tảng giao dịch và được thể hiện bằng màu cam.

      Đường histogram MACD được xác định bằng sự chênh lệch giữa 2 đường MACD và đường Signal tín hiệu, với công thức tính cụ thể như sau:

      Histogram = Đường MACD - Đường Signal

      Theo đó, khi đường MACD và Signal giao nhau thì giá trị của Histogram sẽ bằng 0. Nếu đường MACD nằm trên đường signal thì Histogram sẽ dương và ngược lại.

      Cách sử dụng đường MACD

      Việc đọc và sử dụng MACD tùy thuộc vào nhận định và đánh giá của mỗi nhà tài chính đầu tư khi tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán. Dưới đây là một số lưu ý về cách đọc đường MACD và cách áp dụng hiệu quả.

      Xác định tín hiệu giao dịch khi đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau

      Khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu thì giá đang đi xuống, nhà tài chính đầu tư có thể bán ra trước khi giá tiếp tục giảm.

      Khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu thì giá đang có xu hướng đi lên, nhà tài chính đầu tư có thể mua vào trước khi giá lại lên cao hơn.

      Tín hiệu từ sự cắt nhau giữa hai đường này cũng sẽ đáng tin hơn khi phù hợp với xu hướng của thị trường.

      • Nếu đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu sau một đợt điều chỉnh ngắn trong xu hướng tăng dài hạn, thì tín hiệu đó đủ điều kiện để xác nhận giá sẽ tăng.
      • Nếu đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu sau một đợt điều chỉnh ngắn trong xu hướng giảm dài hạn, các nhà tài chính đầu tư sẽ coi đó là tín hiệu xác nhận giá tiếp tục giảm.

      su-dung-hieu-qua-duong-macd-trong-dau-tu-chung-khoan-onehousing-2

      Đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau (Nguồn ảnh: Anfin)

      Xác định sự phân kỳ 

      Khi đường chỉ báo MACD hình thành mức cao hoặc mức thấp khác với mức cao và mức thấp tương ứng trên giá thì sẽ hình thành nên sự phân kỳ.

      Phân kỳ tăng xuất hiện khi MACD giảm xuống mức thấp nhất, sau đó tăng lên rồi lại giảm xuống mức thấp nhất tương ứng theo hai mức thấp nhất trên giá.

      Đây là tín hiệu xác nhận giá tăng khi xu hướng dài hạn vẫn đang tích cực. Một số nhà tài chính đầu tư vẫn sẽ tìm kiếm sự phân kỳ tăng cả trong xu hướng giảm dài hạn, vì chúng có thể báo hiệu cho xu hướng giảm suy yếu dần.

      Tuy nhiên, điều này không đáng tin cậy bằng sự phân kỳ tăng trong xu hướng tăng.

      Khi đường MACD đạt được hai mức cao giữa đợt giá giảm, tương ứng với hai mức giá cao, thì sẽ là dấu hiệu cho sự phân kỳ giảm.

      Sự phân kỳ giảm xuất hiện trong xu hướng giảm dài hạn được xác định là tín hiệu xác nhận xu hướng này có khả năng tiếp tục.

      Tương tự phân kỳ tăng, một số nhà tài chính đầu tư sẽ theo dõi sự phân kỳ giảm trong xu hướng tăng giá dài hạn để xác định được sự đảo chiều.

      su-dung-hieu-qua-duong-macd-trong-dau-tu-chung-khoan-onehousing-3

      Sự phân kỳ thể hiện trên biểu đồ giao dịch (Nguồn ảnh: Anfin)

      Xác định tình trạng chứng khoán quá mua hoặc quá bán

      Khi đường MACD tăng hoặc giảm nhanh thì đó là tín hiệu cho thấy chứng khoán đang bị quá mua hoặc quá bán nhưng sẽ sớm trở lại mức bình thường.

      Các nhà tài chính đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thường sẽ kết hợp việc phân tích MACD này với chỉ số sức mạnh tương đối hoặc những chỉ báo kỹ thuật khác để xác minh điều kiện quá mua hoặc quá bán.

      su-dung-hieu-qua-duong-macd-trong-dau-tu-chung-khoan-onehousing-4

      Đường MACD tăng thể hiện chứng khoán đang bị quá mua (Nguồn ảnh: Anfin)

      Tóm lại, đường MACD trong đầu tư chứng khoán là chỉ báo kỹ thuật phổ biến giúp nhà tài chính đầu tư xác định xu hướng giá, sự phân kỳ cũng như hiện tượng quá mua/quá bán. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp vẫn nên sử dụng kết hợp những công cụ và chỉ báo kỹ thuật khác nhau để đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt.

      Xem thêm

      Chứng khoán và thị trường chứng khoán: Có nên đầu tư chứng khoán?

      Tìm hiểu về 4 trường phái đầu tư chứng khoán

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương