Cách đây vài năm, nếu nhắc tới việc chuyển sang các huyện ngoại thành như Gia Lâm hay Long Biên, chắc hẳn nhiều người sẽ có tâm lý...ngại “đi qua cầu”, muốn đi chơi đâu hay ăn gì lại phải quay về khu trung tâm nội thành. Thêm vào đó là tâm lý băn khoăn về nơi học cho các con và nơi khám chữa bệnh bởi các huyện ngoại thành thiếu vắng trường học và cơ sở y tế chất lượng cao. Tuy nhiên, ngày nay, chỉ cần “đi qua cầu” sang phía Gia Lâm hoặc Long Biên là bạn sẽ thấy không còn thiếu tiện ích gì - “ngoại ô” đang thay da đổi thịt.
4 cây cầu nghìn tỷ nối khu Đông và nội đô
Khu Đông Hà Nội đang "thu ngắn" khoảng cách với khu vực trung tâm cả về thời gian di chuyển lẫn tốc độ phát triển với sự xuất hiện của những cây cầu. Hiện tại, Hà Nội có các cây cầu hiện hữu như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Thăng Long. Trong tương lai, khu Đông sẽ được hưởng lợi nhờ những cây cầu nghìn tỷ và công trình trọng điểm.
Trong bối cảnh dịch bệnh gây ra nhiều khó khăn, từ đầu năm 2021 tới nay, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã thực hiện được hơn 15%, dự kiến hoàn thành trong quý II/2023. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có kết cấu, hình dáng tương tự và nằm song song cầu Vĩnh Tuy 1, trị giá khoảng 2.538 tỷ đồng, nối điểm đầu từ đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) với điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên). Cầu có 8 làn xe, trong đó có 4 làn xe ô tô, 2 làn đường xe buýt và làn xe thô sơ.
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được thực hiện song song với Cầu Vĩnh Tuy 1. Ảnh: Vietnammoi.
Mặt khác, cầu Trần Hưng Đạo có tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng, dài 5.5km, có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm); điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thụy, Long Biên). Cây cầu này sẽ giảm tải cho cầu Long Biên và cầu Chương Dương, đồng thời thúc đẩy việc giãn dân từ khu vực trung tâm, đặc biệt là khu phố cổ cũ thuộc quận Hoàn Kiếm.
Cầu Trần Hưng Đạo và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là hai trong số 6 cây cầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng kết nối giao thông Hà Nội, khép kín và tạo sự liên kết các vành đai 3; 3,5 và 4. Bên cạnh đó, trong tương lai, hệ thống cầu vượt sông Hồng sẽ có thêm hàng cầu Tứ Liên, cầu Thăng Long mới, cầu Thượng Cát, cầu Hồng Hà 9, cầu Vân Phú, cầu Mễ Sở, cầu Ngọc Hồi và cầu Phú Xuyên.
Phối cảnh 3D mô phỏng kiến trúc của cầu Trần Hưng Đạo theo phong cách Đông Dương, mới được công bố vào tháng 9/2021. Ảnh: Thanh Niên
Nhiều công trình đảm bảo dân sinh
Gia Lâm là khu vực có hạ tầng giao thông, đô thị phát triển nhanh nhất Hà Nội bởi đây là huyện có lộ trình được lên quận trong năm 2025.
Năm 2019, Gia Lâm đã khởi công xây dựng 75 dự án, hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng 27 công trình, triển khai thi công 3 dự án đường giao thông hạ tầng khung, bao gồm: tuyến đường theo quy hoạch từ đường 179 đến đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường đê tả sông Hồng từ Đông Dư đi Bát Tràng, cải tạo nâng cấp tuyến đường 179 đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181. Tính tới đầu năm 2020 tới nay, Gia Lâm cũng đã hoàn thành thi công nút giao Cổ Linh với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, xây dựng 2 cầu vượt qua đường Đông Dư - Dương Xá, mở đường nhánh từ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào khu đô thị Vinhomes Ocean Park. (Thông tin trên báo Công an Nhân dân).
Khu vực phía Đông cũng đang hình thành một hệ sinh thái đầy đủ như trung tâm thương mại, bệnh viện, cửa hàng bao quanh các tòa căn hộ. Đó là VinWonders với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD, công viên công cộng thành phố rộng tới 200 ha phục vụ nhu cầu giải trí của cư dân phía Đông. Vincom Mega Mall, Aeon Mall đáp ứng nhu cầu mua sắm; hay các bệnh viện uy tín như bệnh viện Tâm Anh, Đức Giang, Vinmec Ocean Park đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cư dân. Hệ thống trường học và tòa tháp văn phòng thông minh Technopark hướng tới tiêu chuẩn Top 10 quốc tế thu hút nhóm Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp công nghệ - kinh tế.
Cư dân đô thị ở khu Đông Hà Nội giờ đây được đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải trí - y tế - giáo dục với Vincome Mega Mall, bệnh viện Vinmec, trường liên cấp Vinschool, đại học VinUni. Ảnh: Vinhome Ocean Park.
Sức bật cho BĐS khu Đông
Trao đổi trên báo VnExpress, theo KTS. Bùi Đình Trường, chuyên gia quy hoạch đô thị, Giám đốc Công ty Tư vấn Kiến trúc Việt Nam, nếu như ở thế kỷ trước, Hà Nội chỉ được coi là thành phố ven sông thì với quy hoạch mới, sông Hồng đã nằm gọn trong lòng Thủ đô với một bên là nội đô cũ mang đậm dấu ấn lịch sử, một bên là trung tâm mới hiện đại, năng động, hứa hẹn phát triển vượt bậc trong tương lai.
Khi hạ tầng giao thông và tiện ích hoàn thiện, việc giãn dân từ trung tâm cũ sang các trung tâm mới tất yếu sẽ diễn ra. Khu Đông Hà Nội hay cụ thể hơn là huyện Gia Lâm sẽ trở thành điểm đến của làn sóng dân cư lên tới hàng trăm nghìn người, và là điểm đến sáng giá cho các nhà đầu tư nhạy bén.
Xem thêm thông tin về thị trường BĐS:
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn