Các hình thức đầu tư phổ biến nhất hiện nay
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Đây là hình thức đầu tư tài chính phổ biến mà bất cứ ai khi có tiền nhàn rỗi đều nghĩ tới đầu tiên, bởi gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư đơn giản, an toàn, thủ tục nhanh gọn, dễ dàng rút tiền khi có việc cần. Mặc dù vậy, nếu lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền gửi vào sẽ bị giảm.
Vàng
Kênh đầu tư truyền thống và lâu đời nhất chính là vàng - Dễ mua và dễ chuyển đổi thành tiền mặt, độ rủi ro vô cùng thấp nhưng lợi nhuận không ổn định, đặc biệt cần phải cất giữ vàng sao cho an toàn.
Những năm 2013 – 2019, thị trường ổn định, giá vàng đồng loạt giảm do các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn các kênh sinh lời hơn như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản. Trong 3 năm trở lại đây từ 2018-2020, vàng có lợi nhuận tăng 15%, hơn cả lợi suất của cổ phiếu. Tuy nhiên đầu tư vàng có biến động khôn lường do giá vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá đồng đô la Mỹ, giá dầu,…Mặt khác, vàng không được Nhà nước khuyến khích đầu tư bởi thực tế Ngân hàng Nhà nước luôn theo dõi và quản chặt giá vàng.
Chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là hình thức đầu tư có tỷ suất sinh lời vô cùng cao trong khi việc mở một tài khoản tại các sàn giao dịch ở Việt Nam không phải là điều gì quá khó khăn với vốn bỏ vào ban đầu chỉ từ 3 triệu trở lên. Năm 2020 được coi là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam với số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới đạt 393.659 tài khoản, tăng 94% so với năm 2019 (theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)). Hình thức đầu tư này có tính thanh khoản cao và không yêu cầu vốn lớn, nhưng mức rủi ro tương đối cao, nhà đầu tư sẽ thường xuyên phải đối mặt với nhiều biến động của thị trường.
Trái phiếu
Đây là một hình thức bạn đang cho doanh nghiệp đó mượn tiền. Khi đến hạn thanh toán, bạn sẽ nhận được tiền gốc và tiền lãi (thường cao hơn lãi suất ngân hàng).
Tuy nhiên, tại buổi đối thoại về thị trường trái phiếu doanh nghiệp do VnEconomy tổ chức ngày 30/8 vừa qua, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị FiinRating cho rằng, có bốn rủi ro chính khi đầu tư vào thị trường trái phiếu mà các nhà đầu tư cần nhận diện gồm: rủi ro tín dụng, tổ chức phát hành trái phiếu không có khả năng trả lãi suất định kỳ hoặc thanh toán khoản gốc không đúng hạn; rủi ro thanh khoản, nhà đầu tư không thể ngay lập tức bán được trái phiếu khi có nhu cầu tiền mặt hay không bán được trái phiếu với mức giá như kỳ vọng hoặc phải chi trả nhiều chi phí để bán được trái phiếu.
Thậm chí, mức lãi suất phát hành bình quân trái phiếu doanh nghiệp trong quý II/ 2021 là 9,95%/năm cũng chưa hẳn đã thực sự hấp dẫ với các nhà đầu tư, bởi dòng tiền sẽ bị “ngâm” lâu (thường 18-24 tháng), rủi ro trượt giá, mất các cơ hội đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn… Nếu gặp phải trái phiếu kém chất lượng, nhà đầu tư cá nhân có thể mất cả chì lẫn chài (Nhận định trên báo Lao động trong bài viết “Trái phiếu doanh nghiệp: Nóng và không dễ "ăn" với nhà đầu tư cá nhân”).
Tiền ảo
Bitcoin, ethereum, ripple,...là tên một số loại tiền ảo phổ biến, được tạo ra trong môi trường điện tử. Tiền ảo có nhiều lợi ích như giao dịch dễ dàng, nhanh chóng, không mất phí.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc hoạch định chiến lược, Dragon Capital Việt Nam trả lời trên báo VnExpress, tiền ảo có rủi ro lớn nhất là tính chất pháp lý. Hiện tại ở Việt Nam, đây là kênh đầu tư không chính thống, chưa có luật và chế tài để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, mức độ biến động của tiền kỹ thuật số rất lớn. Mức độ biến động lên đến gấp 4-5 lần so với chứng khoán. Thời kỳ 2017-2018, tiền kỹ thuật số đã có lúc giảm 90% so với mức đỉnh. Do đó, đầu tư tiền kỹ thuật số không phải là kênh đầu tư cho số đông và cần phải có kiến thức và hiểu biết tốt trong mảng này.
Bất động sản
Với khả năng sinh lời vô cùng cao, đầu tư bất động sản vẫn đang phát triển nhanh chóng và không có dấu hiệu hạ nhiệt trong những năm gần đây. Hình thức đầu tư này khá đa dạng, bạn có thể mua, sở hữu, quản lý, cho thuê và bán bất động sản và từ đó sinh ra lợi nhuận. So với đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản có độ ổn định cao, rủi ro thấp hơn nhưng tính thanh khoản cũng thấp hơn.
Trước đây, đầu tư bất động sản gắn liền với quan niệm về số vốn bỏ ra ban đầu lớn lên đến “tiền tỷ”, đủ để mua đi bán lại 1 căn nhà. Ngày nay, chỉ cần bỏ ra 100 triệu hoặc thậm chí chỉ vài chục triệu là bạn có thể bắt tay vào đầu tư bất động sản.
Chọn đúng hình thức đầu tư giúp tăng khả năng sinh lời, hạn chế rủi ro. Ảnh: Perfectagent.com.au
Bất động sản - Kênh đầu tư “miễn nhiễm” với tình hình biến động của thị trường
BĐS là “nơi trú ẩn” tài sản vừa đảm bảo tính an toàn và sinh lời trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Thời gian vừa qua, tất cả ngành nghề đều có sự biến động và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, nhưng BĐS vẫn tăng giá.
Bất động sản là một trong số ít tài sản có phản ứng tương ứng với lạm phát. Khi lạm phát tăng lên, giá trị của bất động sản cũng tăng. Mặc dù bất động sản nói chung là một biện pháp bảo vệ tốt chống lại lạm phát, nhưng bất động sản cho thuê được cho thuê lại hàng năm đặc biệt hiệu quả, vì giá thuê hàng tháng có thể được điều chỉnh tăng lên trong thời kỳ lạm phát. Chính vì thế, bất động sản được coi là kênh giữ giá trị của đồng tiền tốt.
Mặt khác, theo báo cáo quý II/2021 của Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, lượng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giao dịch đã tăng tới 132%. Số liệu từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cũng cho thấy, trong nửa năm 2021, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chuyển nhượng bất động sản tăng 61,7% so với cùng kỳ. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản cũng tăng khoảng 4.500 tỷ đồng; lệ phí trước bạ nhà đất tăng khoảng 1.100 tỷ đồng.
Đồng loạt các báo lớn đưa tin, dù tổng vốn FDI 6 tháng đầu năm nay giảm, nhưng vốn vào bất động sản lại gia tăng. Cụ thể, bất động sản là một trong 18 ngành, lĩnh vực tại Việt Nam đón nhận nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký trong 6 tháng đầu năm 2021, đạt 1,15 tỷ USD.
Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng khoảng 50% (nhóm chi phí này chiếm tỷ trọng trên 50% giá thành đầu vào bất động sản) cũng tác động lớn đến giá căn hộ.
Tất cả những số liệu này cho thấy, dù chịu những tác động từ đại dịch, nhưng thị trường bất động sản vẫn đón nhận dòng tiền đầu tư lớn.
Bất chấp thị trường có nhiều biến động, bất động sản căn hộ vẫn liên tục tăng giá. Ảnh: OneHousing.
Trong khi đó, một loạt ngân hàng đã đưa mặt bằng lãi suất về chỉ từ 4%/năm - mức thấp nhất trong gần 2 năm qua, lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng giảm thêm 0,1-0,2%. Điều này trở thành "chất xúc tác" khiến các nhà đầu tư quyết định tìm nơi đến "lý tưởng" cho đồng tiền của mình.
Ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của quỹ đầu tư VinaCapital nhận định người Việt ưu tiên kênh đầu tư bất động sản, trong khi vàng cũng mất dần sức hút hút khi chênh lệch giá trong nước cũng cao hơn thị trường thế giới 17%.
Khi mà tiết kiệm không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, thị trường chứng khoán trở nên "tăng nóng" và khó đoán định, BĐS vẫn là kênh đầu tư hiệu quả và an toàn, miễn nhiễm với biến động của thị trường.
Phía Đông Hà Nội - Hấp lực mạnh đầu tư BĐS
Vị trí đắc địa là yếu tố đầu tiên cần được đánh giá, giúp các nhà đầu tư duy trì giá trị bất động sản, tăng khả năng sinh lời và tối ưu dòng tiền.
Ở thị trường Hà Nội, “điểm nóng” nhất phải kể tới quy hoạch khu đô thị sông Hồng với BĐS khu vực phía Đông. Cũng giống như Seoul hay Thượng Hải, các thành phố ven sông điển hình đã phát triển rực rỡ với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, Hà Nội được dự đoán sẽ trở thành Gangnam thứ hai trong tương lai rất gần.
Các cây cầu nghìn tỷ và sự hoàn thiện về giao thông nối khu Đông Hà Nội với nội thành sẽ khiến giá trị bất động sản căn hộ ở đây bứt phá trong thời gian tới. Ảnh: Lao Động.
4 cây cầu nghìn tỷ giúp kết nối trực tiếp với địa bàn phía trung tâm Hà Nội và các vùng ven, cùng kế hoạch mở rộng trung tâm thành phố về phía Đông đến quận Long Biên - Gia Lâm - Yên Viên, khiến khu Đông Hà Nội được dự báo trở thành nơi chốn thị thành mới của cư dân Hà Nội.
BĐS khu Đông Hà Nội vì thế là một bến đỗ lý tưởng, an toàn với khả năng sinh lời hiện hữu trước mắt với mọi nhà đầu tư nhạy bén. Chọn dự án nào, xuống tiền thời điểm nào, và khai thác BĐS tại đây ra sao?
Để tìm được câu trả lời cho những quyết định đầu tư đúng đắn, bạn có thể tham khảo Chương trình tư vấn "Cơ hội đầu tư bất động sản": Vốn ít- An toàn- Hiệu quả cùng OneHousing.
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn