Mô hình TOD đã xuất hiện và được ứng dụng phát triển tại Nhật Bản vào những năm đầu thế kỷ XX. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia việc xây dựng mô hình TOD được coi là chìa khóa hữu hiệu giải quyết các vấn đề về giao thông đô thị ,đồng thời góp phần vào sự phát triển của các thành phố lớn. Vậy, mô hình TOD là gì và hiện tại tỉnh thành nào của Việt Nam đang triển khai mô hình này? Cùng OneHousing tìm hiểu ngay sau đây.
Trước tiên, TOD (Transit Oriented Development) được định nghĩa là một mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm. Mô hình này nhằm mục đích giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường.
Các khu đô thị phát triển theo mô hình TOD thường được xây dựng xung quanh các ga tàu điện ngầm, xe buýt hoặc các phương tiện giao thông công cộng khác. Nơi này có mật độ dân cư cao và nhiều tiện ích như nhà ở, văn phòng, thương mại, dịch vụ, giải trí,... Các khu đô thị được thiết kế để có thể đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng một cách dễ dàng.
Dưới đây là một số những ưu điểm vượt trội của mô hình TOD:
Mô hình TOD đang được ứng dụng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới (Nguồn: Shelter Việt Nam)
Hiện này, mô hình TOD đang được áp dụng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới và đã mang lại những kết quả tích cực như: NewYork (Mỹ), London (Anh), Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật bản), Seoul (Hàn Quốc), Singapore... Tại Việt Nam, mô hình TOD đang có kế hoạch triển khai tại một số thành phố lớn thủ đô Hà Nội và đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh - thành phố sôi động và sầm uất bậc nhất Việt Nam.
Tiềm năng mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe tại các căn hộ nghỉ dưỡng “all in one”
Như thông tin đã đề cập phía trên, thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn tại Việt Nam đang triển khai mô hình TOD.
Theo thông tin từ trang VnExpress số ra ngày 11/08/2023, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm đã nêu ra kế hoạch về thí điểm Phát triển mô hình TOD tại TP HCM. Đại đô thị này là nơi có mật độ định cư cao, diện tích đất nhỏ nên chủ yếu phát triển về chiều cao và phần không gian phía trên. Đây là khu vực có ranh giới rõ ràng với xung quanh cùng đầy đủ dịch vụ tiện ích.
Nghị quyết 98 đã được thông qua tại TP HCM nhằm thử nghiệm mô hình bằng việc sử dụng ngân sách làm dự án đầu tư công độc lập để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án vùng phụ cận của nhà ga trên các tuyến đường sắt và nút giao Vành đai 3. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân thành phố đã quyết định điều chỉnh lại mật độ xây dựng, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong các dự án này.
Theo đó, thành phố muốn thử nghiệm mô hình TOD tại khu vực nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và các nút giao Vành đai 3. Khu vực này được lựa chọn vì hai dự án đang trong quá trình xây dựng và đã có các điểm giao thông chính đã được xác định. Trong giai đoạn tiếp theo, mô hình sẽ được nghiên cứu cho nhiều tuyến đường sắt khác cũng như Vành đai 4 và cao tốc TPHCM - Mộc Bài…
Các tuyến metro góp phần mở rộng không gian phát triển cho TP.HCM (Nguồn: Dân Việt)
Giai đoạn năm 2022 - 2025, TP.HCM sẽ ưu tiên bố trí khoảng 243.000 tỷ đồng để phát triển cơ sở hạ tầng. Trong số này, khoảng 103.000 tỷ đồng (tương đương 43% ngân sách) được dành cho các dự án xây dựng hệ thống metro. Quyết định này đã được Thủ tướng phê duyệt từ 2013 và xác định tổng cộng có 8 tuyến đường sắt đi qua trung tâm thành phố và các vòng xoay kết nối, với chiều dài khoảng 220km với tổng vốn đầu tư lên tới 25 tỷ USD.
Dự án đường sắt đô thị Metro số 1 là tuyến đường sắt đầu tiên tại TP HCM, có chiều dài gần 20km, bao gồm 11 ga trên cao và ba ga ngầm. Hầu hết các nhà ga trên tuyến này nằm dọc theo xa lộ Hà Nội, khu vực có mật độ dân cư cao. Trong khi đó, tuyến Vành đai 3 đi qua TPHCM với chiều dài hơn 47km và kết nối với các tỉnh lân cận như Tân Vạn, Tỉnh lộ 10, Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức - Long Thành...
Mô hình TOD mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho TP.HCM và các tỉnh lân cận (Nguồn: Kinh tế Sài Gòn Online)
Nhìn chung, việc triển khai rộng rãi mô hình TOD trong tương lai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng với TP.HCM. Việc phát triển mô hình TOD tại TPHCM có mối liên kết chặt chẽ tới việc xây dựng và quy hoạch đại đô thị “nén”, góp phần vào giải quyết các vấn đề về giao thông đô thị, cải thiện không gian sống nội đô đồng thời, thúc đẩy việc mở rộng không gian phát triển cho thành phố ra các khu vực ngoại vi.
Bài viết trên đây của OneHousing đã làm rõ cho bạn đọc về định nghĩa mô hình TOD, đồng thời cung cấp các thông tin mới nhất về kế hoạch triển khai mô hình TOD tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm:
Những điều cần biết khi đầu tư vào mô hình Condotel
Tại sao nói mô hình compound Masteri Centre Point là "miếng bánh vàng" trong mắt giới đầu tư?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn