Tại Việt Nam, việc kết thúc niên hạn sử dụng của các tòa chung cư vẫn chưa thực sự phổ biến và việc hiểu rõ về quyền lợi của cư dân trong tình huống này vẫn còn khá phức tạp. Trong tình huống như vậy, điều mà nhiều người vẫn đang cần tìm hiểu là: Quyền lợi cụ thể nào được đảm bảo cho cư dân khi chung cư hết hạn sử dụng?
Những thông tin chi tiết về vấn đề chung cư hết hạn sử dụng và quyền lợi của cư dân sẽ được OneHousing cập nhật mới nhất ngay sau đây.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 của Luật Nhà ở 2014, khi căn hộ chung cư hết hạn sử dụng hoặc xảy ra tình trạng hư hỏng nặng, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh sẽ tiến hành kiểm định chất lượng công trình. Nếu căn hộ vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn, chủ sở hữu có thể tiếp tục sử dụng theo thời hạn được ghi rõ trong kết luận kiểm định.
Tuy nhiên, nếu căn hộ không đảm bảo an toàn hoặc nằm trong vùng cần thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt hoặc tất cả các chủ sở hữu đồng loạt đồng ý phá dỡ để xây dựng lại chung cư, chủ sở hữu sẽ không thể tiếp tục sử dụng căn hộ.
Cư dân được tiếp tục sử dụng nếu như nhà chung cư vẫn bảo bảo chất lượng (Nguồn: Laodong)
Nếu căn hộ chung cư không nằm trong danh sách các căn hộ cần phải phá dỡ nhưng lại nằm trong vùng cần thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt, chủ sở hữu căn hộ có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Nếu căn hộ chung cư không nằm trong danh sách các căn hộ cần phải phá dỡ hoặc cải tạo theo quy hoạch đã được phê duyệt nhưng lại nằm trong vùng cần thực hiện giải tỏa mặt bằng, chủ sở hữu căn hộ sẽ được đền bù theo quy định của pháp luật về giải tỏa mặt bằng.
Trong trường hợp căn hộ chung cư bị hư hỏng và không nằm trong danh sách các căn hộ cần phải phá dỡ nhưng nằm trong vùng cần thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, chủ sở hữu căn hộ có thể yêu cầu chủ đầu tư hoặc người sử dụng khác của căn hộ hoặc các bên liên quan khác thực hiện việc sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng lại công trình để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Giải đáp thắc mắc: Kinh phí bảo trì chung cư dùng vào việc gì và do ai quản lý?
Theo quy định tại Điều 116, Khoản 1 của Luật Nhà ở năm 2014, việc bố trí tái định cư cho chủ sở hữu căn hộ chung cư nằm trong danh sách cần phá dỡ để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ được thực hiện theo các hình thức sau đây:
Đối với trường hợp Nhà nước đầu tư vào việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và có sự chênh lệch giá trị giữa căn hộ cũ và căn hộ mới, việc thanh toán sự chênh lệch này sẽ tuân theo kế hoạch tái định cư đã được phê duyệt. Nếu việc tái định cư do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận thì việc thanh toán sự chênh lệch giá trị sẽ được tiến hành theo thỏa thuận giữa các bên.
Theo Điều 36 của Luật Nhà ở năm 2014, để đáp ứng nhu cầu tái định cư, có một số hình thức bố trí nhà ở như sau:
Các hộ gia đình và cá nhân có thể được thanh toán tiền để tự lựa chọn mua, thuê hoặc thuê mua các căn nhà ở thương mại trên khu vực làm căn nhà ở tái định cư (Nguồn: Smart Land)
Theo Khoản 3 Điều 49 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sở hữu căn hộ chung cư có quyền sử dụng đất chung không thể phân chia cho những diện tích sau:
Điều này có nghĩa, chủ sở hữu căn hộ chung cư có quyền sử dụng đất chung cùng với các chủ sở hữu căn hộ khác trong cùng tòa nhà.
Theo Khoản 3 của Điều 116 trong Luật Nhà ở 2014:
Trên đây là những quyền lợi mà người mua căn hộ chung cư có được khi chung cư hết hạn sử dụng. Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề pháp lý khi sở hữu nhà chung cư, đừng bỏ qua các bài viết mới nhất tại OneHousing.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung cư: Những điều cần biết khi mua lần đầu
Mức phí bảo trì chung cư mới nhất năm 2023 và cách tính đúng nhất