Nhà ở xã hội đang dần tăng số lượng, nhất là ở các thành phố đông đúc dân cư như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, số lượng học sinh sinh viên sinh sống tại các khu vực này cũng tăng, dẫn đến nhu cầu nhà ở cũng tăng theo. Vậy học sinh sinh viên có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội hay không, OneHousing mời bạn khám phá điều này qua bài viết sau.
Cụm từ nhà ở xã hội có lẽ không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ khái niệm nhà ở xã hội là gì, đối tượng nào được sinh sống tại đây, đối tượng nào có thể thuê mua nhà ở xã hội và một số chính sách khác liên quan đến nhà ở xã hội.
Từ trước đến nay chúng ta có lẽ khá thân thuộc với những loại hình như nhà đất, nhà chung cư, biệt thự,... Cụm từ nhà ở xã hội chỉ vừa xuất hiện cách đây không lâu, tuy nhiên đã nhanh chóng được lan truyền trong xã hội bởi tính chất cũng như mục đích tốt đẹp cuối cùng mà nhà ở xã hội mang đến. Vậy, nhà ở xã hội được hiểu như thế nào?
Một khu nhà ở xã hội (Nguồn: Cenhomes)
Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu, quản lý của các cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc địa phương. Hoặc, nhà ở xã hội là loại hình được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng nên, cung cấp nhà giá rẻ dành cho các đối tượng được ưu tiên trong xã hội thông qua trợ vốn đến từ nhà nước. Có thể hiểu đơn giản, nhà ở xã hội là nhà ở được xây dựng luôn có sự hỗ trợ của Nhà nước, dành cho các đối tượng ưu tiên được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở được quy định trong pháp luật Việt Nam. Khi mua hoặc thuê nhà ở xã hội, người mua/thuê sẽ được hưởng mức giá có phần ưu đãi hơn so với khi mua/thuê các căn hộ hay căn nhà thương mại thông thường.
Các nhà ở xã hội được xây dựng tại đô thị bắt buộc phải là dạng nhà chung cư, hay đặc biệt phải là nhà ở cao từ 5-6 tầng. Đặc điểm này để đảm bảo các nhà ở xã hội được xây dựng trên diện tích đất không quá rộng, với một diện tích đất sẽ xây được nhiều dạng nhà chung cư hơn thay vì chỉ xây dựng những căn nhà đất thông thường.
Diện tích của mỗi căn nhà ở xã hội dưới hoặc bằng 70m2/sàn, nhưng không được dưới 30m2/sàn.
Luôn phải được đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng, kỹ thuật theo quy định của từng loại đô thị khác nhau.
Nhà ở xã hội Vingroup và những điều cần biết cho người mua lần đầu
Để có thể đưa ra được câu trả lời chính đáng cho câu hỏi nói trên, ta cần phải xác định: có phải ai cũng được mua nhà ở xã hội hay không? Nếu không, những đối tượng cụ thể nào được mua nhà ở xã hội? Được quy định tại đâu? Từ đó đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Học sinh sinh viên có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội hay không?
Như một số nội dung căn bản đã được trình bày ở phần trên, có thể thấy rằng không phải ai cũng có thể sở hữu nhà ở xã hội, không phải ai cũng được hưởng các ưu đãi mà nhà ở xã hội đem lại.
Theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo quy định tại Điều 49 Luật nhà ở năm 2014 có quy định cụ thể các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là:
“1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
Nhà ở xã hội chỉ được mở bán cho các đối tượng cụ thể (Nguồn: Cenhomes)
Cũng trong Luật nhà ở 2014, các đối tượng tại Điều 49 cần phải đáp ứng các yêu cầu bên dưới đây để có thể được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội:
“Người mua nhà ở xã hội – chung cư xã hội phải thuộc diện khó khăn về chỗ ở. Họ chưa được nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Họ phải là những người đang trong thời điểm đi thuê, mượn nhà hay ở nhờ nhà của người khác, hoặc có nhà nhưng bị nhà nước thu hồi phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Để có thể mua nhà ở xã hội thì người có nhu cầu mua nhà ở xã hội phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung trương nơi có nhà ở xã hội. Người thu nhập thấp muốn chung cư xã hội phải là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.”
Từ các quy định pháp luật nói trên, ta có thể thấy tại khoản 9 Điều 49 Luật nhà ở có quy định liên quan đến học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, Điều 49 chỉ quy định nội dung cốt lõi là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, có nghĩa là chỉ được thuê nhà ở xã hội. Vậy đối với câu hỏi: học sinh sinh viên có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội hay không, câu trả lời được đưa ra sẽ là không.
Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho mọi người một vài thông tin về nhà ở xã hội: định nghĩa, đặc điểm cũng như các đối tượng được mua nhà ở xã hội. Từ đó tìm được câu trả lời cho câu hỏi Học sinh sinh viên có đủ điều kiện mua nhà ở xã hội hay không. Theo dõi OneHousing để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm:
Tìm hiểu dự án nhà ở xã hội đang mở bán ở TP.HCM năm 2023
Giải đáp: Nhà ở xã hội có được bán hay thế chấp ngân hàng không?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn