Nhà ở xã hội vốn là một loại hình nhà ở tương đối đặc biệt và chỉ dành cho một vài nhóm đối tượng ưu tiên, cũng như ràng buộc về mặt pháp lý vô cùng nghiêm ngặt. Bởi vậy, để sang tên nhà ở xã hội, người bán sẽ phải thực hiện các thủ tục gì? Quy trình ra sao? Phí sang tên nhà ở xã hội như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của OneHousing!
Theo quy định của pháp luật, người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch chuyển nhượng, mua bán lại nào trong thời gian tối thiểu 5 năm (tính từ thời điểm người mua đã thanh toán toàn bộ tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư). Vậy với trường hợp nhà đã đủ thời hạn 5 năm và chưa đủ thời hạn 5 năm thì điều kiện sang tên là gì?
Trong trường hợp nhà ở xã hội đã đủ thời hạn 5 năm (tính từ thời điểm thanh toán hết toàn bộ chi phí mua, thuê mua và đã được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà) để thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, mua bán lại, người mua/ thuê mua có quyền được bán lại căn nhà này theo cơ chế thị trường cho các nhóm khách hàng có nhu cầu. Lúc này, người mua sẽ phải nộp khoản chi phí sử dụng đất theo quy định của Nhà nước và nộp thuế thu nhập theo quy định của luật thuế hiện hành.
Nhà ở xã hội cần đủ thời hạn 5 năm (kể từ khi bên mua thanh toán toàn bộ tiền nhà cho chủ đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) mới có thể thực hiện chuyển nhượng (Nguồn: Luật Trí Nam)
Với trường hợp người mua nằm trong danh sách các đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Đất đai, người bán sẽ chỉ được phép bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại ở cùng địa điểm và thời điểm. Tuy nhiên, trong trường hợp này người mua sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh các khoản chi phí sử dụng đất và thuế thu nhập, người bán sẽ phải nộp thêm cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn nhà ở xã hội đó. Với nhà ở xã hội thấp tầng, bên bán sẽ phải nộp 100% giá trị tiền sử dụng đất. Giá trị tiền sử dụng sẽ được tính theo giá đất được UBND cấp tỉnh/thành phố ban hành tại thời điểm bán lại nhà ở xã hội.
Nếu người sở hữu nhà ở xã hội thực hiện chuyển nhượng, mua bán lại nhà ở xã hội khi chưa đủ thời hạn 5 năm thì sẽ chỉ được bán lại cho một vài đối tượng được quy định rõ ràng, bao gồm:
Ngoài những đối tượng trên đây, mọi giao dịch mua bán nhà ở xã hội chưa đủ thời hạn 5 năm sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, hợp đồng mua bán lúc này sẽ không có giá trị về mặt pháp lý. Lúc này, người mua lại sẽ phải bàn giao lại nhà ở xã hội cho đơn vị quản lý. Nếu không bàn giao thì UBND cấp tỉnh/thành phố sẽ cưỡng chế để thu hồi. Hơn nữa, nếu có xảy ra tranh chấp giữa bên bán và bên mua, mọi hợp đồng mua bán đều vô hiệu trước pháp luật và người bán sẽ phải trả lại tiền và nhận lại nhà.
Cập nhật giá thuê mới nhất tại nhà ở xã hội Pháp Vân - Tứ Hiệp
Khi tiến hành sang tên nhà ở xã hội, người mua và người bán sẽ phải chuẩn bị một số hồ sơ, giấy tờ cần thiết, bao gồm:
Chứng minh thư/ CCCD/ hộ chiếu (bản gốc)
Hổ khẩu thường trú (bản gốc)
Giấy đăng ký kết hôn trong trường hợp căn hộ đứng tên 2 vợ chồng (bản gốc)
Sổ hồng căn hộ nhà ở xã hội (bản gốc)
Chứng minh thư/ CCCD/hộ chiếu (bản gốc)
Sổ hộ khẩu thường trú (bản gốc)
Bên cạnh đó, hai bên mua và bán sẽ phải lập một hợp đồng chuyển nhượng có chữ ký của cả 2 bên. Hợp đồng mua bán này sẽ được lập thành 6 bản. Trong đó, 3 bản giao lại cho chủ đầu tư, 1 bản nộp cho cơ quan thuế, và 2 bản còn lại 2 bên mua và bán cầm. Nếu hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội phải có bản công chứng thì sẽ phải thực hiện thêm 1 bản và lưu lại tại văn phòng chứng thực, công chứng.
Thủ tục sang tên nhà ở xã hội tương đối dễ dàng (Nguồn: Luật sư X)
Theo quy định của pháp luật, thủ tục sang tên nhà ở xã hội sẽ diễn ra tương tự như thủ tục chuyển nhượng đất đai bình thường. Thủ tục này sẽ diễn ra sau khi 2 bên mua và bán chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Thủ tục sang tên diễn ra cụ thể như sau:
Khi thực hiện thủ tục sang tên nhà ở xã hội, bên bán và bên mua sẽ phải chịu một số loại phí, bao gồm:
Trường hợp đóng 50%: Tiền sử dụng đất = 50% x Diện tích căn hộ x Giá đất x Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất Trường hợp đóng 100%: Tiền sử dụng đất = Diện tích căn hộ x Giá đất x Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất Trong đó: Giá đất = giá đất ở tính tiền sử dụng đất theo bảng giá đất x hệ số điều chỉnh Hệ số phân bổ = diện tích căn hộ giao dịch : tổng diện tích sàn tòa nhà |
Bên cạnh đó, một số khoản phí khác phải nộp khi làm thủ tục sang tên nhà ở xã hội như lệ phí địa chính, phí công chứng,...
Như vậy, khi thực hiện thủ tục sang tên nhà ở xã hội, cả 2 bên mua và bán đều phải tìm hiểu thật kỹ các điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội cũng như các khoản phí và các giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị. OneHousing hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.
Xem thêm:
3 thông tin quan trọng khi mua nhà ở xã hội, bạn nên biết ngay
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn