Giải đáp: Làm hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội thế nào?

      Giải đáp: Làm hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội thế nào?

      Onehousing image
      5 phút đọc
      07/04/2023
      Làm hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội như thế nào? Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà gồm những gì?

      Nhà ở xã hội là giải pháp cho nhu cầu nhà ở của người dân có thu nhập thấp, nhưng việc lập hợp đồng đặt cọc để mua nhà ở xã hội vẫn là vô cùng quan trọng nhưng khá phức tạp. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn, sau đây hãy cùng OneHousing tìm hiểu về cách làm hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội như thế nào nhé!

      Hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội

      Thành lập hợp đồng

      Hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội là một phần quan trọng trong quá trình mua bán căn hộ nhà ở xã hội. Với việc đặt cọc, người mua sẽ đảm bảo được quyền ưu tiên mua căn hộ và chủ đầu tư sẽ có sự đảm bảo về việc bán căn hộ. Cụ thể theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đặt cọc là biện pháp dùng để hai bên thực hiện nghĩa vụ.

      Ngoải ra, theo Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu khái niệm “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

      Tóm lại, việc thành lập hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội sẽ đảm bảo được quyền lợi ưu tiên của mỗi cá nhân trong giao dịch nói chung. Và đối tượng giao dịch khi thành lập hợp đồng phải đủ điều kiện về giao dịch dân sự theo điều 117 bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

      • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
      • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
      • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

      lam-hop-dong-dat-coc-mua-nha-o-xa-hoi-the-nao-onehousing-1

      Thành lập hợp đồng đảm bảo quyền lợi cho các bên. (Nguồn: Lawnet).

      Chấm dứt hợp đồng

      Trường hợp chấm dứt hợp đồng đặt cọc theo điều 422 bộ luật dân sự 2015:

      • Hợp đồng đã được hoàn thành;
      • Theo thỏa thuận của các bên;
      • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
      • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
      • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
      • Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
      • Trường hợp khác do luật quy định.

      Như vậy, việc không hoàn thành nghĩa vụ của một trong hai bên thành lập hợp đồng sẽ có thể chấm dứt hợp đồng và bên không hoàn thành nghĩa vụ sẽ phải bồi thường theo hợp đồng đã quy định cho bên kia.

      Chính vì vậy, điều này sẽ giúp củng cố hơn về tầm quan trọng của hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội. Nếu một bên mua hoặc bên bán cố tình làm sai nghĩa vụ, sẽ phải căn cứ theo hợp đồng mà bồi thường.

      Cập nhật giá thuê mới nhất tại nhà ở xã hội Pháp Vân - Tứ Hiệp

      Đọc tiếp

      Mẫu hợp đồng đặt cọc và các lưu ý

      Dưới đây là mẫu đặt cọc mua nhà, chúng ta có thể sử dụng:

      lam-hop-dong-dat-coc-mua-nha-o-xa-hoi-the-nao-onehousing-2

      lam-hop-dong-dat-coc-mua-nha-o-xa-hoi-the-nao-onehousing-3

      lam-hop-dong-dat-coc-mua-nha-o-xa-hoi-the-nao-onehousing-4

      lam-hop-dong-dat-coc-mua-nha-o-xa-hoi-the-nao-onehousing-5

      Lưu ý khi thành lập hợp đồng

      • Chúng ta cần phải đọc kỹ những điều khoản được thành lập tránh trường hợp mất mát ngoài ý muốn.
      • Ghi đúng chính xác thông tin của chúng ta.
      • Hợp đồng phải được thành lập khi cả 3 bên đều có mặt bao gồm: người đặt cọc, người nhận cọc, người làm chứng.
      • Cần phải làm đúng những gì hợp đồng quy định.

      lam-hop-dong-dat-coc-mua-nha-o-xa-hoi-the-nao-onehousing-6

      Kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng (Nguồn: Lawnet).

      Các câu hỏi thường gặp

      Trong quá trình thành lập hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội chúng ta thường sẽ có những câu hỏi như:

      Thành lập hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội có lấy lại được tiền cọc không?

      Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào hai bên. Nếu bên nhận cọc làm sai nghĩa vụ, thì bên đặt cọc ngoài nhận lại tiền cọc sẽ được nhận thêm khoản bồi thường được ghi trong trong hợp đồng và ngược lại. Theo điều 328 và 422 bộ luật dân sự đã nêu trên.

      Nhà ở xã hội chưa hoàn thiện có được phép đặt cọc mua hay không?

      Theo điều 328 bộ luật dân sự 2015 đã nêu trên và khoản 5, điều 63 luật nhà ở quy định:

      • Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội quy định tại Điều này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng tổng số tiền ứng trước của người mua không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

      Vì vậy, mặc dù dự án nhà ở xã hội chưa hoàn thành bàn giao nhưng vẫn có thể thành lập hợp đồng đặt cọc được gọi là đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai. Tổng số tiền của người mua (người ứng trước) sẽ không được vượt quá 70% giá trị của bất động sản trước khi bàn giao và không quá 95% trước khi nhận giấy chứng nhận đối với bất động sản.

      Booking là gì và có được lấy lại tiền đã booking hay không?

      Booking là thuật ngữ dùng để giữ suất mua trong lần mở bán tiếp theo. Việc booking không mang ý nghĩa đảm bảo như thành lập hợp đồng, vì vậy tiền booking sẽ được hoàn trả lại cho khách hàng khi khách hàng không còn nhu cầu mua.

      Tóm lại, thông qua hợp đồng đặt cọc người mua và người bán sẽ đảm bảo được quyền lợi cho nhau. Và đối với nhà ở xã hội việc thành lập hợp đồng vô cùng quan trọng, nhằm đảo bảo được sự ưu tiên cho người mua trong giai đoạn này. Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu được cách làm hợp đồng đặt cọc mua nhà ở xã hội như thế nào nhé!.

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.

      Xem thêm: 

      3 thông tin quan trọng khi mua nhà ở xã hội, bạn nên biết ngay

      Top nhà ở xã hội 'đáng đồng tiền bát gạo' nhất năm 2023

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương