Chủ sở hữu có những quyền gì với căn nhà của mình sau khi mua xong?

      Chủ sở hữu có những quyền gì với căn nhà của mình sau khi mua xong?

      Onehousing image
      8 phút đọc
      28/07/2023
      Chủ sở hữu có những quyền gì với căn nhà của mình sau khi mua xong? Cùng OneHousing tìm hiểu thông tin pháp lý về quyền sau khi mua nhà qua bài viết sau.

      Chủ sở hữu sau khi hoàn tất việc mua nhà sẽ được hưởng các quyền lợi và quyền hạn với tài sản mới của mình. Tuy nhiên, việc hiểu rõ những quyền này là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sự sở hữu và quản lý căn nhà một cách hiệu quả và hợp pháp. Trong bài viết này, OneHousing sẽ tìm hiểu về những quyền quyền sau khi mua nhà, từ việc sử dụng, cải tạo cho đến việc chuyển nhượng tài sản, giúp bạn duy trì quyền lợi của mình trong việc sở hữu căn nhà của mình.

      Tổng quan về nhà ở và những quy định liên quan

      Định nghĩa về nhà ở

      Theo quy định pháp luật, nhà ở được định nghĩa là một công trình xây dựng có mục đích sử dụng để ở và đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình. Nhà ở thường được phân loại dựa vào mục đích sử dụng, bao gồm: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư, và nhà ở xã hội.

      • Nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở liền kề, nhà ở độc lập và biệt thự thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức, được xây dựng trên đất có mục đích sử dụng là đất ở (đất thổ cư).
      • Nhà chung cư là loại nhà ở có cả phần sở hữu riêng và chung, gồm nhiều tầng, nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang và hệ thống hạ tầng sử dụng chung cho các hộ dân cư. Chung cư được chia thành hai loại dựa vào mục đích sử dụng, bao gồm ở và sử dụng hỗn hợp với kinh doanh.
      • Nhà ở thương mại là nhà ở được xây dựng với mục đích kinh doanh, cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo cơ chế thị trường.
      • Nhà ở công vụ là nhà dành riêng cho các đối tượng làm việc hoặc đảm nhiệm chức vụ được Nhà nước ưu tiên thuê để ở.
      • Nhà ở tái định cư là nhà ở mà Nhà nước hỗ trợ tái định cư cho các cá nhân, hộ gia đình khi bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng.
      • Nhà ở xã hội là nhà mà Nhà nước dành cho những trường hợp được hỗ trợ chính sách, chẳng hạn như người có công với cách mạng, gia đình hộ nghèo, cận nghèo và những trường hợp khác.

      Nếu phân loại dựa vào chất lượng công trình xây dựng, nhà ở được chia thành nhà chung cư và nhà riêng lẻ. Nhà riêng lẻ bao gồm biệt thự, nhà cấp I, nhà cấp II, nhà cấp III, nhà cấp IV và nhà tạm, trong đó biệt thự được xếp hạng từ hạng 1 đến hạng 4 tùy vào tiêu chuẩn đánh giá.

       

      Nhà ở là một công trình xây dựng có mục đích sử dụng để ở và đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình (Nguồn: Alonhadattayninh)

      Đặc điểm để xác định nhà ở

      Nhà ở được xác định dựa vào những đặc điểm sau:

      • Nhà ở là tài sản liên kết với đất, có vị trí đặc biệt và không thể tách rời, di chuyển hay trao đổi trực tiếp.
      • Nhà ở có tính lâu dài, ổn định trong thời gian dài.
      • Nhà ở là tài sản đặc biệt, có giá trị cao, giá trị của nó phụ thuộc vào giá đất và mức độ xây dựng (chất lượng và hạ tầng của nhà).
      • Các giao dịch liên quan đến nhà ở phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
      • Theo quy định pháp luật, nhà ở thuộc đối tượng của các giao dịch như: mua bán, trao đổi, tặng, thuê, thuê mua, thừa kế, cho mượn và ủy quyền quản lý.

      Để thực hiện các giao dịch về nhà ở một cách hợp pháp, cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức cần phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, không gặp tranh chấp với bất kỳ cá nhân, tổ chức, hay cơ quan nào và không nằm trong trường hợp bị cơ quan thi hành án kê biên hay quyết định hành chính. Ngoài các điều kiện chung, từng loại giao dịch còn có các điều kiện cụ thể riêng.

      Tìm hiểu quyền sử dụng đất của người mua căn hộ chung cư

      Đọc tiếp

      Những quyền sau khi mua nhà của chủ sở hữu là gì?

      Người sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở đều được hưởng những quyền lợi cụ thể theo quy định tại Điều 10 của Luật nhà ở. Đối với tổ chức, hộ gia đình, và cá nhân trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, quyền sau khi mua nhà gồm có:

      • Quyền bảo vệ về sự không xâm phạm vào nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp. Không ai có quyền tự ý xâm nhập vào chỗ ở của người khác mà không được phép.
      • Quyền sử dụng nhà ở cho mục đích ở và các mục đích khác không bị cấm bởi pháp luật.
      • Quyền được cấp Giấy chứng nhận cho nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp, tuân thủ quy định của Luật nhà ở và luật pháp về đất đai.
      • Quyền bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, tặng, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, và cho người khác ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở. Trường hợp tặng hoặc để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở mà không thể sở hữu.
      • Quyền sử dụng các công trình tiện ích công cộng chung trong khu nhà ở theo quy định của Luật và các luật liên quan. Nếu bạn là chủ sở hữu căn hộ chung cư, bạn sẽ có quyền sở hữu và sử dụng chung phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư và các công trình hạ tầng dùng chung trong khu chung cư. Tuy nhiên, các công trình dành cho kinh doanh: hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định pháp luật; hoặc thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà không nằm trong quyền sở hữu và sử dụng chung này.
      • Quyền bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại căn nhà theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật về xây dựng.
      • Quyền được bồi thường theo quy định pháp luật khi Nhà nước phá dỡ, thu hồi, trưng mua, trưng dụng căn nhà hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước tiến hành mua căn nhà vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, phòng chống thiên tai.
      • Quyền tố cáo, khiếu nại, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở.

      Điều 10 Luật Nhà ở quy định rõ quyền sau khi mua nhà của chủ sở hữu (Nguồn: Lawnet)

      Trong trường hợp mua nhà có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật nhà ở: 

      • Khi còn trong thời hạn sở hữu căn nhà, chủ sở hữu được thực hiện các quyền như quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên.
      • Khi hết thời hạn sở hữu theo thỏa thuận, chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng căn nhà phải bàn giao lại cho chủ sở hữu căn nhà lần đầu.

      Đối với chủ sở hữu căn nhà là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì quyền của họ được quy định tại Điều 161 của Luật nhà ở.

      Người sử dụng căn nhà không phải là chủ sở hữu có quyền thực hiện các quyền liên quan đến việc quản lý, sử dụng căn nhà theo thỏa thuận với chủ sở hữu.

      Tìm hiểu chi tiết về quyền sử dụng nhà ở

      Quyền sử dụng nhà ở là gì?

      Theo quy định của Bộ luật Dân sự, quyền sử dụng nhà ở là quyền được tận dụng và thụ hưởng lợi ích, tiền lãi phát sinh từ việc sử dụng ngôi nhà.

      Quyền sử dụng nhà ở có thể được chuyển giao cho người khác thông qua thỏa thuận giữa hai bên hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ, khi hai bên đồng ý mua bán nhà ở, sau khi thực hiện hợp đồng mua bán và thực hiện đúng quy định của pháp luật, quyền sử dụng căn nhà sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua. Hoặc trong trường hợp pháp luật quy định phải chuyển giao, ví dụ như thực hiện quyết định hay bản án của Tòa án trong một vụ tranh chấp dân sự.

      Quyền sau khi mua nhà bao gồm quyền được tận dụng và thụ hưởng lợi ích, tiền lãi phát sinh từ việc sử dụng ngôi nhà (Nguồn: Báo lao Động)

      Quyền sử dụng nhà ở được phân loại như thế nào?

      Quyền sử dụng nhà ở có thể được phân thành hai trường hợp sau:

      • Quyền sử dụng nhà ở của chủ sở hữu: Đối với chủ sở hữu có quyền sở hữu căn nhà, và khi được công nhận là chủ thể có quyền sở hữu, chủ sở hữu nhà ở sẽ có ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhà ở phải tuân thủ các quy định, không gây thiệt hại, đe dọa gây hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, công cộng và quyền lợi hợp pháp của người khác.
      • Quyền sử dụng nhà ở của người không là chủ sở hữu: Cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức mà không phải là chủ sở hữu căn nhà, có thể sử dụng nhà ở theo quy định pháp luật hoặc thông qua thỏa thuận với chủ sở hữu. Ví dụ: Cá nhân có thể được chủ sở hữu căn nhà ủy quyền để sử dụng nhà ở trong trường hợp thuê hoặc cho ở nhờ. Để đảm bảo tính hợp pháp và rõ ràng, văn bản ủy quyền này cần phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

      Như vậy, sau khi hoàn tất việc mua nhà, chủ sở hữu được hưởng nhiều quyền lợi và quyền hạn quan trọng. Quyền sau khi mua nhà bao gồm việc sử dụng, cải tạo, cho thuê, hay chuyển nhượng tài sản theo ý muốn, mang lại sự linh hoạt và sự kiểm soát đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, việc sở hữu căn nhà đi kèm với trách nhiệm pháp lý. Chủ sở hữu phải tuân thủ các quy định liên quan đến quyền sở hữu tài sản, trách nhiệm thuế, và các quy định địa phương khác. Việc hiểu rõ những quyền và trách nhiệm này sẽ mang lại sự tối ưu hóa khi sở hữu căn nhà và bảo vệ lợi ích cá nhân.

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.

      Xem thêm:

      Trình tự gia hạn quyền sử dụng đất khi hết hạn sử dụng đất như thế nào?

      Những trường hợp nào được miễn thuế trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương