Khi mua nhà chung cư, các loại phí xoay quanh căn hộ được nhiều khách hàng quan tâm chú ý. Nhiều người thắc mắc về việc phải đóng các khoản phí quản lý, bảo trì chung cư và dễ có sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai loại phí này có mục đích sử dụng hoàn toàn khác nhau. Cùng OneHousing phân biệt hai loại phí này!
Khi ở nhà chung cư bạn nên tìm hiểu tất cả các loại chi phí xoay quanh căn hộ của mình (Nguồn: Phú Mỹ Hưng)
Phí bảo trì và phí quản lý chung cư là hai loại chi phí cơ bản bạn phải đóng khi ở căn hộ. Thực tế, hai loại phí này có mục đích sử dụng và hạn mức không giống nhau.
Phí bảo trì chung cư là chi phí dành cho việc bảo trì và bảo vệ cho người dân trong quá trình sinh sống tại căn hộ của một dự án. Chi phí được nộp vào ngân sách chung của chung cư, mục đích chính là để phục vụ cho các công tác bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị máy móc,... thuộc hữu chung của cộng đồng cư dân tòa nhà hoặc dự án đó.
Phí bảo trì chung cư dành cho các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa từ nhỏ đến lớn, nhờ đó cư dân đảm bảo được chất lượng sống để có nhiều trải nghiệm tốt. Phí này có sự chênh lệch đối với từng phân khúc nhà ở.
Phí bảo trì chi trả để đảm bảo thang máy và các tài sản chung khác được hoạt động an toàn (Nguồn: Chungcu24h)
Mỗi tòa chung cư có phí quản lý bao nhiêu phụ thuộc vào chính sách mua bán căn hộ. Thông thường, đây là loại phí phải đóng hằng tháng và thường có sự chênh lệch phụ thuộc vào diện tích căn hộ mà bạn sống. Loại phí này đã được quy định trong Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư được Bộ xây dựng ban hành.
Phí quản lý chung cư được phân bổ vào các hoạt động và vận hành của dự án chung cư:
Phí quản lý được trích cho việc bảo trì máy móc, thiết bị, các camera an ninh ở chung cư nhằm đảm bảo cho người dân nơi có những trải nghiệm tốt khi sử dụng các tiện ích chung, hạn chế tối đa các sự cố về điện nước, cháy nhà.
Ngoài ra, phí này còn được sử dụng vào việc sửa chữa cũng như cung cấp, trang bị thêm các thiết bị cần thiết giúp cho cư dân có một cuộc sống hiện đại và tiện nghi nhất. Ví dụ về việc sửa chữa điện, ống nước, thang máy, hành lang, những thiết bị vận dụng trang trí nơi công cộng…
Chi phí này được quy định trong quy chế sử dụng tòa nhà chung cư, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng trong quá trình sinh sống và làm việc ở đây, chi trả cho các hoạt động: Thông báo về các sự kiện, hoạt động của đội ngũ phòng cháy chữa cháy, thu phí trông giữ xe và bảo quản đồ (nếu có).
Phí quản lý dùng để chi trả cho hoạt động trông giữ xe cộ cho cư dân (Nguồn: Bất động sản Kinh Bắc)
Lần đầu mua chung cư nên biết: Khái niệm về Phí quản lý chung cư
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phí bảo trì và phí quản lý. Tuy nhiên, hai loại phí này lại có những điểm khác biệt hoàn toàn.
Phí quản lý của nhà ở chung cư dùng để chi trả cho việc phục vụ các hoạt động quản lý, duy trì và vận hành tòa nhà. Được quy định theo quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư của Bộ Xây dựng đề ra, chi phí này gồm một số công việc như sau: Chi phí cơ quan vận hành nhà chung cư; đảm bảo hoạt động ổn định của trang thiết bị và nhân công dịch vụ; chi cho việc sử dụng năng lượng, nhiên vật liệu cùng với việc trùng tu, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị máy móc chung của chung cư để đảm bảo cuộc sống chất lượng nhất cho cư dân…
Phí bảo trì dành cho việc phục vụ các công tác, hoạt động bảo trì những đồ vật, thiết bị, không gian chung của chung cư được quy định theo quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, gồm một số vấn đề bảo trì như: bảo dưỡng, trùng tu, sửa chữa, nhằm duy trì chất lượng cuộc sống và nơi ở tốt cho cư dân.
Vậy nên, phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung cư là hai loại phí tách biệt được chủ đầu tư sử dụng cho các mục đích hoàn toàn khác nhau. Hai loại phí ngày được thiết kế sử dụng hai tài khoản riêng biệt và được quản lý theo những cơ chế riêng để sử dụng hai nguồn kinh phí này theo đúng quy định của Nhà nước một cách rõ ràng nhất. Khoản tiền lãi phát sinh cũng sẽ được bổ sung minh bạch vào nguồn kinh phí bảo trì dự trữ.
Phí bảo trì: là khoản chi phí cố định được tính bằng 2%/ tổng giá trị căn hộ (không bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nếu phí bảo trì đã hết hoặc không đủ để chi trả việc bảo trì cho những tài sản thuộc quyền sở hữu chung thì các chủ căn hộ phải có trách nhiệm đóng góp thêm một khoản tiền tương ứng với phần diện tích căn nhà thuộc sở hữu của mình.
Phí quản lý nhà chung cư: là loại phí được đóng theo định kỳ (đóng hàng tháng, quý, năm) và phí này sẽ được tính theo số mét vuông (m2) diện tích căn hộ hoặc phần diện tích sở hữu của bạn. Phí quản lý đã được ghi cụ thể rõ ràng trong hợp đồng mua bán khi mua nhà chung cư. Tùy thuộc vào chất lượng căn hộ cùng với tiện ích xung quanh mà bạn sẽ phải đóng mức phí quản lý khác nhau.
Khi sinh sinh sống tại chung cư của các dự án, cư dân cần phải có trách nhiệm tham gia đóng các loại phí đúng hạn, đầy đủ để đảm bảo một cuộc sống an toàn, tiện nghi, không bị trì trệ. Trên đây là một số thông tin về cách phân biệt phí quản lý và phí bảo trì chung cư, mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm:
Phí quản lý chung cư là gì? Chủ đầu tư có được tự ý tăng phí dịch vụ chung cư không?
Lần đầu mua chung cư nên biết: Phí quản lý chung cư do ai quy định
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn