Đầu tư bất động sản là một trong những hình thức đầu tư hấp dẫn và có khả năng sinh lời cao được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, loại hình đầu tư này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của OneHousing để biết được các bẫy bất động sản mà người mua và nhà đầu tư cần tránh để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.
Trong thời gian qua, nhiều môi giới bất động sản rao bán các dự án không có thực nhằm giăng bẫy, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Ví dụ điển hình là trường hợp của công ty địa ốc Alibaba, Hoàng Kim Land, Angel Lina, bị dư luận phản ánh gay gắt thời gian gần đây tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Thuận.
Những dự án “ma” này thường ở vị trí đẹp, gần những tuyến đường lớn và đặc biệt là có giá bán thấp hơn nhiều so với mức chung của thị trường.
Thậm chí, nhiều công ty môi giới còn tổ chức cho các nhân viên dẫn dụ người mua đến xem trực tiếp khu đất dự án, ở đó đã dàn dựng sẵn cảnh khách hàng chen nhau mua bán, ký hợp đồng và thực hiện thanh toán tiền ngay trước mặt mọi người nhằm tạo niềm tin đây là đất dự án thật. Một số trường hợp còn dám làm giả giấy tờ pháp lý của khu đất, giấy tờ cấp phép dự án của chính quyền.
Do đó, dự án bất động sản “ma” chính là một trong các bẫy bất động sản người mua cần tránh. Để làm được điều này, người mua cần tìm hiểu thật kỹ về mặt bằng giá khu vực, nếu giá rẻ hơn thì cần cảnh giác. Đặc biệt, người mua cần phải kiểm tra tính pháp lý của chủ đầu tư.
Người mua có thể đến Ủy ban nhân dân địa phương nơi đang rao bán bất động sản để tra cứu xem chủ đầu tư đã được cấp Quyết định đầu tư hay chưa. Ngoài ra, người mua cần tìm hiểu chủ đầu tư dự án đó có đáp ứng được các điều kiện mở bán bất động sản hay không.
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính khi mua chung cư và đầu tư bất động sản
Bà H. ở Hà Nội mua được một mảnh đất ở huyện Bắc Từ Liêm với giá hời. Dù đã biết đất chưa có sổ đỏ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên với mong muốn bán sang tay sẽ thu được lợi nhuận cao nên bà H. vẫn quyết định liều mua. Nhưng không được như mong muốn, miếng đất bà H. mua lại nằm trên khu đất lấn chiếm dọc bờ sông. Và việc lấn chiếm đã xảy ra từ lâu, do đó phải giữ nguyên hiện trạng để chờ xử lý theo pháp luật. (Nguồn: batdongsanso).
Thực tế, các trường hợp chấp nhận mua bán đất khi chưa có sổ đỏ như ông K. diễn ra khá phổ biến. Bởi mức giá bán của loại hình này quá hấp dẫn. Khiến nhiều người hy vọng sau khi mua sẽ có thể hợp thức hóa được mảnh đất để thu về khoản lời cao hoặc cũng có nhiều người mua không am hiểu pháp luật nên lỡ mua trúng loại đất này.
Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013, giao dịch mua bán đất không có sổ đỏ thì không được xem là hợp pháp. Chính vì thế nên các giao dịch này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà không phải ai cũng lường trước được.
Bởi vì đất chưa có sổ đỏ nên việc mua bán chỉ được sang tay, do đó không đảm bảo giá trị về pháp lý, dễ xảy ra tranh chấp dẫn đến việc hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu. Ngoài ra, đất không có sổ đỏ rất khó để xác minh được nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như đất đang có tranh chấp, đất lấn chiếm, đất nông nghiệp, đất đã có quyết định thu hồi,… Vì vậy, người mua có thể phải đối mặt với các tranh chấp pháp lý bất cứ lúc nào.
Để hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra, người mua cần phải tìm hiểu kỹ thông tin nguồn gốc của mảnh đất để xác định xem có phải là đất thổ cư hợp pháp hay không. Các thông tin này có thể được xác minh thông qua bộ phận phụ trách xây dựng, địa chính của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có đất.
Mua đất chưa có sổ đỏ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. (Nguồn: Luật Việt Nam).
Bất động sản đang có tranh chấp cũng là một trong các bẫy bất động sản mà người mua cần tránh. Việc mua phải mảnh đất hay ngôi nhà đang xảy ra tranh chấp, kiện tụng sẽ khiến người mua dễ bị “mất trắng”.
Để xác minh nhà đất có đang xảy ra tranh chấp, kiện tụng hay không, người mua nhà thực hiện theo các bước sau:
Nếu trên sổ chỉ có một người đứng tên thì người mua phải kiểm tra xem người ấy có vợ/chồng hay không và tình trạng hôn nhân hiện tại. Nếu chủ sở hữu đã ly hôn thì kiểm tra bản án có phân chia tài sản chung hay không. Trường hợp là đồng thừa kế, đồng sở hữu thì cần kiểm tra trên sổ có ghi rõ người đại diện hay không.
Mua phải nhà đất đang xảy ra tranh chấp kiện tụng có thể khiến người mua “mất trắng”. (Nguồn: Luật Việt Nam).
Cơn sốt đất ảo là một trong các bẫy bất động sản nhà đầu tư cần tránh để hạn chế nguy cơ bị thua lỗ nhanh chóng. Trong cơn sốt đất tại bốn huyện ngoại thành Hà Nội là Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm vào khoảng tháng 2 năm 2019, giá đất tại đây tăng lên chóng mặt, nhiều người đã lao vào mua đất với mong muốn nhanh chóng kiếm lời.
Chỉ sau 2 tháng, thị trường đất vừa bùng lên mạnh mẽ lại hạ nhiệt chóng vánh. Nhiều nhà đầu tư non tay đã phải gánh hậu quả. Đất vừa mua để “lướt sóng” không thể bán được khi thị trường chững lại. Nhiều người điêu đứng, khổ sở vì vay nợ mua đất nên đã chấp nhận bán lỗ để mong gỡ lại vốn ban đầu.
Các chuyên gia bất động sản khuyến cáo, trước khi tiến hành bất kỳ giao dịch nào trong thời điểm nhạy cảm, nhà đầu tư bất động sản cần phải cân nhắc nhiều yếu tố xung quanh vì nguy cơ mất tiền hay thậm chí thua lỗ là rất lớn.
Nhà đầu tư phải quan sát thị trường bất động sản trên diện rộng để nắm bắt được diễn biến vào từng thời điểm, đồng thời kiểm tra xem giá nhà đất có bị thổi lên quá cao hay không. Có thể thẩm định giá nhà đất bằng cách so sánh các hoạt động mua bán trong khoảng thời gian gần đó hay đối chiếu vị trí, khả năng di chuyển, mật độ dân số và tiện ích xung quanh.
Nhà đầu tư không nên mua vào nếu nhận thấy giá nhà đất bất hợp lý vì khi đó rủi ro rất lớn. Giới chuyên môn cũng khuyên người mua nên cân đối dòng tiền, chỉ sử dụng tiền nhàn rỗi, dài hạn để mua bất động sản, tránh trường hợp đi vay khi thị trường sốt ảo để rồi phải gánh nợ nần chồng chất.
Trên đây là bài viết của OneHousing đã chia sẻ đến bạn các bẫy bất động sản mà người mua và nhà đầu tư cần tránh. Hy vọng các bạn có thể nắm chắc để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đầu tư bất động sản.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Sự khác nhau giữa đầu cơ và kinh doanh bất động sản là gì?
Sai lầm về tài chính khi mua nhà lần đầu: Những điều cần biết
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn