Bear trap (bẫy thị trường con gấu) là một thuật ngữ đặc biệt trong giao dịch đầu tư chứng khoán. Bẫy này đã khiến nhiều nhà đầu tư phải tiếc nuối khi quyết định sai vị thế. Vậy Bear trap là gì? Bear trap diễn ra như thế nào? Làm sao để thoát khỏi cái bẫy này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Bear trap còn được biết đến với tên gọi là “bẫy giảm giá” hay “bẫy thị trường con gấu”. Đây là tín hiệu giảm giá giả trong thị trường giao dịch. Bẫy giảm giá xuất hiện khi thị trường đang trong một xu hướng tăng giá, bỗng nhiên đường giá giảm mạnh, đảo chiều đi xuống. Lúc này, đường giá sẽ nhanh chóng phá vỡ những ngưỡng hỗ trợ. Nhà đầu tư thấy vậy liền hoảng mang đặt lệnh bán. Tuy nhiên, một thời gian sau, đường giá lại tăng trở lại, khiến những người đặt lệnh bán thua lỗ.
Bear trap là bẫy giảm giá trong giao dịch chứng khoán (Nguồn: Happy Live)
Bản chất của bẫy giảm giá đó là sự cạnh tranh giữa hai phe mua và bán. Khi đường giá bắt đầu giảm và phá vỡ những ngưỡng hỗ trợ, một số nhà đầu tư nhanh chóng gia nhập vào phe bán. Sau đó, phe bán dần trở nên yếu thế hơn phe mua, dẫn đến lực bán dần bị suy giảm. Kết quả là đường giá sẽ đảo chiều và tăng trở lại.
Sở dĩ có hiện tượng này là vì nhiều nhà đầu tư có tâm lý bán tháo khi giá cổ phiếu (hoặc loại hàng hóa khác) giảm. Họ không cần biết nguyên nhân vì sao giảm giá, mà chỉ hành động theo tín hiệu của thị trường. Vì vậy, khi thị trường đưa ra một tín hiệu giảm giá giả, họ sẽ nhanh chóng mắc bẫy.
Bear trap có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong một thị trường đầu tư chứng khoán tăng giá. Thông thường, rất khó để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của bẫy giảm giá. Tuy vậy, nó sẽ luôn trải qua những giai đoạn sau:
Bear trap trên biểu đồ giá (Nguồn: Investopedia)
Để nhận ra bẫy giảm giá, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ những kiến thức phân tích kỹ thuật. Việc hiểu rõ về chúng sẽ hỗ trợ nhà đầu tư phân biệt được đâu là tín hiệu giảm giá thật và đâu là tín hiệu giảm giá giả. Tuy không thể nhận biết chính xác 100%, nhưng những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư nhận ra bẫy giảm giá.
Nếu đường giá giảm đi kèm với thanh khoản giảm đáng kể, thì có thể xu hướng giảm giá đó sẽ không kéo dài lâu. Mức thanh khoản thấp cho thấy rõ, bên bán đang không thể thực hiện được ý đồ của họ. Điều này dẫn đến lực bán sẽ bị suy yếu trong tương lai gần. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng để nhận ra bẫy giảm giá.
Để kiểm tra tính thanh khoản của cổ phiếu hay hàng hóa, nhà đầu tư có thể nhìn vào khối lượng giao dịch (volume) trên biểu đồ kỹ thuật.
Đường Fibonacci sẽ cho thấy những ngưỡng hỗ trợ trên đồ thị giá. Có hai bước để sử dụng đường Fibonacci trong nhận biết bẫy giảm giá.
Nhận biết bẫy giảm giá bằng Fibonacci (Nguồn: DNSE)
Nhà đầu tư cần phải tránh bẫy giảm giá để tiết kiệm khoản vốn của mình. Do sự xuất hiện thường xuyên của bẫy giảm giá trong biểu đồ giá, nhiều nhà giao dịch đã làm mất tiền, và mong muốn thu hồi đôi khi sẽ dẫn đến mất hoàn toàn số tiền gửi.
Để tránh mắc phải bẫy giảm giá, nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức về phân tích kỹ thuật. Chỉ khi hiểu được những tín hiệu và chỉ báo kỹ thuật, nhà đầu tư mới có thể phân biệt được đâu là tín hiệu giả. Ngoài ra, cần áp dụng những kiến thức này vào trong giao dịch thực tế. Những kinh nghiệm trên thị trường giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư nhạy bén hơn trong việc phát hiện và tránh bẫy giảm giá.
Trong đầu tư chứng khoán, xác định mức chốt lãi cũng quan trọng như xác định mức cắt lỗ. Đặt ra mục tiêu chốt lãi trong giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận. Khi chốt lãi, nhà đầu tư sẽ không bị áp lực tâm lý dù giá cổ phiếu hay hàng hóa giảm sau đó. Từ đó tránh được việc mắc phải bẫy giảm giá, vì tất cả đã bán hết ở giá cao rồi.
Mức chốt lãi có thể được xác định bởi những chỉ báo kỹ thuật hoặc mô hình nến. Hoặc nếu nhà đầu tư thực hiện phân tích cơ bản thì mức chốt lãi là mức định giá của hàng hóa.
Đặt mức chốt lãi để không lo về bẫy giảm giá (Nguồn: Happy Live)
Như vậy bài viết này đã mang đến cho bạn đọc đáp án khái quát về Bear trap. Bẫy giảm giá là hiện tượng thường gặp trong khi đầu tư chứng khoán. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với nó khi tham gia vào thị trường.
Xem thêm
Những điều nhà đầu tư cần biết về chỉ số ROA trong đầu tư chứng khoán
Mô hình hòn đảo đảo chiều (Island Reversal) trong phân tích kĩ thuật chứng khoán