Chỉ số ROA là một trong những chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư chứng khoán thường xem xét để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Bởi lẽ ROA đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ tài sản ròng (tổng tài sản) mà nó sử dụng. Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, chỉ số ROA cao cũng đồng nghĩa với việc cổ phiếu của doanh nghiệp đáng để đầu tư.
ROA (Return on Assets) là một chỉ số tài chính đo lường hiệu suất của một doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này cho biết khả năng của doanh nghiệp tận dụng tài sản tổng cộng (bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động) để sinh lời.
Chỉ số ROA đo lường hiệu suất sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp (Nguồn: Index)
Tài sản của một doanh nghiệp bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Hai nguồn vốn này sẽ đồng thời tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và được thể hiện thông qua ROA. Doanh nghiệp có chỉ số ROA càng lớn càng được đánh giá cao. Bởi lẽ chỉ số ROA cao thể cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hiệu quả để tạo ra lợi nhuận.
ROA được tính bằng cách chia lợi nhuận trước thuế cho tổng tài sản trung bình của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Công thức ROA có thể được biểu diễn như sau:
ROA = (Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản trung bình) x 100%
Công thức tính chỉ số ROA của một doanh nghiệp (Nguồn: GSOFT)
Giả sử doanh nghiệp A có lợi nhuận sau thuế là 10 tỷ đồng, tổng tài sản đầu năm là 90 tỷ đồng, tổng tài sản cuối năm là 110 tỷ đồng. Tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp A là (90 + 110) / 2 = 100 tỷ đồng. Suy ra ROA của doanh nghiệp A là (10/100) x 100% = 10%.
ROA là một chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Thông thường, đối với chủ doanh nghiệp, ROA phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dựa vào đó, chủ doanh nghiệp có thể điều chỉnh quyết định kinh doanh dựa trên hiệu suất sử dụng tài sản sao cho hiệu quả nhất.
Mặt khác, nhà đầu tư chứng khoán có thể so sánh ROA giữa các thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vào thời kỳ doanh nghiệp có ROA cao, hoạt động hiệu quả, nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu để tối ưu lợi nhuận. Ngược lại, vào thời kỳ ROA của doanh nghiệp có xu hướng đi xuống, nhà đầu tư có thể kịp thời thanh khoản cổ phiếu để tránh lỗ.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư chứng khoán còn có thể so sánh ROA giữa các doanh nghiệp để cân nhắc đầu tư vào cổ phiếu hợp lý nhất. Thông thường, doanh nghiệp có ROA cao sẽ được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn.
Chỉ số ROA giúp nhà đầu tư chứng khoán đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định mua đúng cổ phiếu (Nguồn: Pine Tree)
Tuy nhiên, việc so sánh ROA giữa các doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến ngành nghề kinh doanh và tình hình tài chính cụ thể của từng đơn vị. Mỗi ngành có mức ROA khác nhau. Ví dụ, các ngành công nghiệp như thép, xi măng thường đòi hỏi đầu tư lớn vào tài sản cố định (máy móc, nhà xưởng và thiết bị). Do đó, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thường thấp. Ngược lại, các ngành hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin thường không yêu cầu nhiều về tài sản cố định nên ROA thường cao hơn. Nếu muốn so sánh, hãy ưu tiên so sánh chỉ số ROA của các doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng ngành.
Ngoài ra, nếu ROA của một doanh nghiệp lớn hơn ROA trung bình của toàn ngành, điều đó cũng chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.
Không có con số tuyệt đối để xác định chỉ số ROA tốt hay không. Điều này phụ thuộc vào ngành nghề và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá, nhà đầu tư nên so sánh ROA hiện tại của doanh nghiệp ROA cũ trong quá khứ và với ROA trung bình của ngành trong cùng thời điểm. Một ROA tốt phải vượt qua mức trung bình của ngành. Ngoài ra, tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát cao cũng có thể ảnh hưởng đến ROA. Nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã đặt ra mức ROA tối thiểu 7.5%. Nghĩa là chỉ số ROA tiêu chuẩn dao động từ 7.5% trở lên và kỳ vọng cổ phiếu tốt sẽ có ROA từ 10% đến 12%. Doanh nghiệp có ROA từ 20% đến 22% được xếp vào nhóm xuất sắc trên thị trường.
Mỗi nhóm ngành có một chỉ số ROA trung bình khác nhau (Nguồn: Simplize)
Tóm lại, chỉ số ROA là một trong những chỉ số quan trọng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Dựa vào kết của của chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu suất làm việc của một doanh nghiệp trên tổng quan thị trường để quyết định có nên mua cổ phiếu hay không.
Xem thêm
Chỉ báo ATR (Average True Range) là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
Mô hình nến Window và cách giao dịch chứng khoán với mô hình nến Window
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn