4 tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ và cách ghi trong sổ

      4 tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ và cách ghi trong sổ

      Onehousing image
      9 phút đọc
      17/08/2023
      4 loại tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ và cách ghi trong sổ là gì? Tham khảo ngay sau đây!

      Theo quy định của pháp luật hiện hành,  có 04 loại tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ nếu đủ điều kiện. Trong bài viết viết dưới đây, hãy cùng  OneHousing  tìm hiểu chi tiết về 4 loại tài sản này và cách ghi trong sổ.

      4 loại tài sản đi kèm với đất được cấp Sổ đỏ

      Điều 1, Điều 104 của Luật Đất đai 2013 và Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ tài sản gắn liền với đất sẽ được chứng nhận quyền sở hữu và ghi lại trên trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở, cũng như các tài sản khác gắn liền với đất (được gọi chung là Giấy chứng nhận), bao gồm: Nhà ở, các công trình xây dựng khác không phải là nhà ở, cây trồng lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng.

      Chú ý: Để được chứng nhận quyền sở hữu, điều kiện tiên quyết là các loại tài sản phải tồn tại vào thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

      Do đó, ngoài quyền sử dụng đất, người dân cũng có thể được chứng nhận quyền sở hữu đối với các loại tài sản gắn liền với đất nếu thoả đủ các điều kiện sau đây: nhà ở, công trình xây dựng khác và rừng sản xuất bao gồm rừng trồng và cây lâu năm.

      Nhà ở là một trong 4 tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (Nguồn: Thư viện Pháp luật)

      Đất không có sổ đỏ được bồi thường như thế nào?

      Đọc tiếp

      Điều kiện tài sản được cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà

      • Đối với tài sản là nhà ở

      Điều 31 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rằng chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về nhà ở và phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở để được chứng nhận quyền sở hữu.

      Có nhiều loại giấy tờ được sử dụng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, bao gồm: giấy phép xây dựng, giấy tờ về giao dịch mua bán, giấy phép xây dựng có thời hạn, nhận tặng hoặc thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực,...

      • Đối với tài sản là các công trình xây dựng khác không phải là nhà ở

      Theo Điều 32 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định để được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, cần có các loại giấy tờ như giấy phép xây dựng, giấy tờ mua bán, thừa kế hoặc cho tặng cho công trình xây dựng, tuân theo quy định của pháp luật và đã được công chứng hoặc chứng thực,…

      • Đối với tài sản là cây trồng lâu năm 

      Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chủ sở hữu cây lâu năm sẽ được chứng nhận quyền sở hữu khi có một trong các loại giấy tờ theo quy định. Một số giấy tờ cho phép như:

      Giấy chứng nhận hoặc bất kỳ giấy tờ nào được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP sẽ xác định rõ hơn về việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất để trồng cây lâu năm phù hợp với mục đích sử dụng đất được ghi lại trên giấy tờ đó.

      Các hợp đồng hoặc văn bản liên quan đến việc mua bán, tặng hoặc thừa kế cây lâu năm sẽ được công chứng hoặc chứng thực theo quy định;

      Quyết định từ Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sẽ xác nhận quyền sở hữu cây lâu năm hiệu lực pháp luật.

      Trong trường hợp không có giấy tờ, tại Khoản 4 Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư không có giấy tờ phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ tất cả các điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai thì mới được chứng nhận quyền sở hữu cây trồng lâu năm.

      • Đối với tài sản rừng sản xuất là rừng trồng

      Theo quy định của Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chủ sở hữu rừng sản xuất là người sở hữu rừng trồng bằng vốn đã được sử dụng để trồng rừng, đã thanh toán tiền để chuyển nhượng rừng hoặc đã nộp tiền cho Nhà nước khi được giao rừng và không có nguồn gốc từ ngân sách, cũng như phải có ít nhất một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này để được chứng nhận quyền sở hữu.

      Cách ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ như nào?

      Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mỗi loại tài sản liên quan đến đất sẽ được ghi thông tin trong Giấy chứng nhận theo cách khác nhau. Cụ thể như sau:

      Cách ghi thông tin nhà ở

      • Loại nhà: Ghi loại nhà ở cụ thể theo quy định của pháp luật về nhà ở. Ví dụ: Nhà ở riêng lẻ
      • Diện tích xây dựng nhà: Ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của nhà ở tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo viền ngoài của tường bao nhà, sử dụng hệ thống số Ả Rập và đơn vị đo là mét vuông. Diện tích được làm tròn đến một chữ số thập phân. Ví dụ 80.5m2
      • Diện tích sàn: Ghi theo hệ thống số Ả Rập và đơn vị đo là mét vuông, diện tích được làm tròn đến một chữ số thập phân. Đối với nhà ở có một tầng, ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của căn nhà. Đối với nhà ở nhiều tầng, ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.
      • Hình thức sở hữu: Đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của một chủ, ghi "Sở hữu riêng". Đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều chủ, ghi "Sở hữu chung". Trong trường hợp nhà ở có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung, ghi lần lượt từng hình thức sở hữu cùng với diện tích tương ứng.
      • Hạng nhà ở: Ví dụ: Cấp IV
      • Thời hạn được sở hữu nhà ở:

      - Trong trường hợp mua nhà ở có thời hạn, ghi ngày tháng năm mà hợp đồng mua bán hoặc quy định pháp luật về nhà ở đưa ra là hết hiệu lực của việc sở hữu.

      - Nếu nhà ở được sở hữu trên đất thuê hoặc đất mượn từ người sử dụng khác, ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê hoặc mượn.

      - Các trường hợp không xác định được thời hạn thì ghi bằng dấu "-/-"

      Cách ghi thông tin tài sản là cây trồng lâu năm

      • Loại cây trồng: Ghi tên loại cây lâu năm được trồng; nếu trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm thì ghi lần lượt thứ tự các loại cây chủ yếu được trồng.
      • Diện tích: Thông tin về diện tích trồng cây lâu năm sẽ được ghi trong Giấy chứng nhận bằng số Ả Rập, dùng đơn vị mét vuông.
      • Hình thức sở hữu: Vườn cây lâu năm thuộc sở hữu của một chủ, ghi "Sở hữu riêng". Vườn cây lâu năm thuộc sở hữu chung của nhiều chủ, ghi "Sở hữu chung". Trong trường hợp có phần diện tích thuộc sở hữu riêng và có phần diện tích thuộc sở hữu chung, ghi "Sở hữu riêng... m2; sở hữu chung... m2" với số diện tích tương ứng..
      • Thời hạn sở hữu: Đối với trường hợp mua bán cây trồng lâu năm có thời hạn hoặc trồng cây lâu năm trên đất thuê, mượn từ người sử dụng đất khác, thông tin thể hiện là ngày tháng năm kết thúc thời hạn của hợp đồng mua bán, thuê, mượn. Trường hợp không xác định thời hạn thì ghi dấu “-/-”.

      Ảnh minh họa tài sản cây trồng lâu năm (Nguồn: Luật Việt Nam)

      Cách ghi thông tin tài sản rừng sản xuất

      • Loại rừng: Ghi tên loại cây rừng được trồng chủ yếu.
      • Diện tích: Ghi diện tích rừng thuộc quyền sở hữu của người được cấp Giấy chứng nhận theo đơn vị mét vuông.
      • Nguồn gốc:

      - Trường hợp Nhà nước giao có thu tiền: ghi "Được Nhà nước giao có thu tiền".

      - Trường hợp Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không thu tiền: ghi "Được Nhà nước giao không thu tiền".

      - Rừng do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận tự trồng bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách: ghi "Rừng tự trồng".

      - Trường hợp rừng có nhiều nguồn gốc và diện tích khác nhau: Thể hiện từng loại nguồn gốc và diện tích rừng theo từng nguồn gốc kèm theo.

      • Hình thức sở hữu: Trường hợp sở hữu riêng: ghi "Sở hữu riêng". Trường hợp sở hữu chung của nhiều chủ: ghi "Sở hữu chung". Trường hợp có phần diện tích thuộc sở hữu riêng và phần diện tích thuộc sở hữu chung: ghi "Sở hữu riêng... m2; sở hữu chung... m2".
      • Thời hạn sở hữu: Đối với mua bán rừng có thời hạn hoặc rừng trồng trên đất thuê, mượn từ người sử dụng đất khác: ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn mua bán, thuê, mượn. Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn thì ghi "-/-".

      Ảnh minh họa rừng sản xuất (Nguồn: Luật ACC)

      Cách ghi thông tin tài sản công trình không phải nhà ở

      • Loại công trình: Tên công trình được ghi dựa trên dự án đầu tư hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết đã được duyệt, hoặc thông qua giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền.
      • Hạng mục công trình: Tên hạng mục chính của công trình được ghi theo quyết định quy hoạch xây dựng dự án chi tiết, giấy phép xây dựng hoặc quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.
      • Diện tích xây dựng: Diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình được ghi tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo viền ngoài của tường bao công trình. Đơn vị đo là số Ả Rập và đơn vị diện tích là mét vuông, được làm tròn đến một chữ số thập phân.
      • Diện tích sàn:

      - Công trình dạng nhà: Ghi diện tích bằng số Ả Rập, đơn vị mét vuông, làm tròn đến một chữ số thập phân. Đối với công trình một tầng, ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của nó. Đối với công trình nhiều tầng, ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.

      - Các công trình kiến trúc khác: Ghi công suất theo quyết định đầu tư, dự án đầu tư được duyệt, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư.

      • Hạng mục công trình:

      - Sở hữu riêng: thuộc sở hữu của một chủ.

      - Sở hữu chung: thuộc sở hữu chung của nhiều chủ.

      - Sở hữu riêng, sở hữu chung: có phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung.

      • Cấp công trình: Ghi theo quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
      • Thời hạn sở hữu công trình: 

      - Chủ sở hữu công trình trên đất thuê, mượn từ người sử dụng đất khác: ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn.

      - Mua bán công trình có thời hạn: ghi ngày tháng năm kết thúc theo hợp đồng mua bán công trình.

      - Các trường hợp khác không xác định thời hạn, ghi dấu "-/-".

      Bài viết trên đây của OneHouisng đã cung cấp thông tin chi tiết đến bạn đọc về các loại thuế, lệ phí khi xây nhà ở cần phải đóng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với OneHousing để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất. 

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.

      Xem thêm

      Khi xây nhà ở, bạn cần nộp các loại thuế, lệ phí nào?

      Tại sao đất có sổ đỏ nhưng không được cấp phép xây dựng?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương