Nguyên nhân gây nứt mặt đá bàn bếp
Do va đập lớn hoặc kê chặt trong quá trình nấu ăn
Mặt bàn bếp là nơi gia chủ chế biến món ăn trong đó có các công đoạn như chặt, băm, giã,... bằng dao lưỡi lớn, chày, cối,... điều này gây nên các vết nứt, ảnh hưởng đến chất lượng mặt bàn đá. Ngoài ra, mặt đá bàn bếp có thể hình thành những khe nứt do va đập, rơi vỡ vật nặng hoặc các tác động ngoại lực mạnh khác.
Tác động lực quá mạnh là một trong những nguyên nhân gây nên vết nứt cho mặt đá bàn bếp. Ảnh: Happynest.
Do chất lượng đá làm mặt bàn bếp không đảm bảo
Một số loại đá nhân tạo làm mặt bàn bếp có độ cứng không cao và bề mặt dễ bị biến dạng nếu đặt trực tiếp đáy nồi đang nóng.
Thiếu đi ván đỡ, mặt đá bàn bếp sẽ là nơi chịu hoàn toàn lực tác động. Ảnh: Happynest.
Do thiếu ván đỡ mặt đá
Để gia cố khả năng chịu lực cho mặt đá bàn bếp, một ván đỡ mặt đá được đặt ở dưới có chức năng phân tán lực khi tác động lực lên mặt đá như kê chặt hoặc các tình huống rơi vỡ, va đập. Tuy nhiên, nhiều đơn vị thi công đã bỏ qua chi tiết này hoặc làm ván đỡ với thiếu kích thước, làm giảm khả năng chịu lực của mặt đá bếp.
Do kết cấu của tủ dưới mặt đá bàn bếp yếu
Tủ bếp bị võng xệ hoặc chân kê của tủ không bằng nhau cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nứt mặt đá bàn bếp. Gỗ tủ bếp bị mối mọt khiến chất lượng tủ giảm đi, không đủ chắc để chịu lực cho mặt đá bàn bếp.
Kết cấu tủ bếp thiếu chắc chắn là một trong những nguyên nhân gây nên vết nứt mặt đá bàn bếp. Ảnh: Happynest.
Cách khắc phục khi mặt đá bàn bếp bị nứt
Thay đổi thói quen kê chặt
Bạn nên chuyển các thao tác chặt, giã, băm với lực mạnh xuống mặt đất hoặc bàn chặt thịt chuyên dụng. Nếu không, bạn nên lót thêm một lớp khăn để tạo độ êm cho thớt và giúp tán lực tác động.
Chọn loại đá chất lượng tốt thay mới cho bàn bếp
Nếu mặt đá bàn bếp xuất hiện những vết nứt lớn nghiêm trọng, gia chủ nên thay lại mặt đá mới. Trong các loại đá hoa cương, đá kim sa đen là lựa chọn phổ biến vì có độ bền cứng khá tốt, không bị xước, dễ dàng vệ sinh, không thấm nước và các loại dầu mỡ, giá thành phải chăng.
Đá kim sa đen với độ bền cứng là lựa chọn tối ưu để làm bàn bếp. Ảnh: Happynest.
Gia cố lại mặt đá bàn bếp
Nếu vết nứt nhỏ và không ảnh hưởng đến cấu trúc chung, bạn có thể tự gia cố hoặc thuê đơn vị thi công thực hiện theo các bước sau:
Mặt đá bàn bếp trước và sau khi gia cố bằng keo epoxy. Ảnh: Happynest.
Gia cố tấm ván, tủ bếp hoặc thay mới
Nếu nguyên nhân gây ra vết nứt trên mặt đá bàn bếp đến từ tấm ván chịu lực hoặc tủ bếp, gia chủ cần có phương pháp gia cố hoặc thay mới lại khu vực này để có một bộ khung chắc chắn cho mặt đá bàn bếp.
Các loại đá nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên cũng là một lựa chọn mới cho bàn bếp. Ảnh: Happynest.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nứt vỡ mặt đá bàn bếp. Với những thông tin này, hy vọng gia chủ sẽ có thể xử lý những rắc rối trong căn bếp một cách dễ dàng.
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn