Với ngân sách 100 triệu, nên góp vốn chung kinh doanh homestay hay không?

      Với ngân sách 100 triệu, nên góp vốn chung kinh doanh homestay hay không?

      Onehousing image
      6 phút đọc
      06/01/2024
      Ở thời điểm hiện nay, với ngân sách 100 triệu đồng liệu có nên góp vốn chung kinh doanh homestay hay không? Xem ngay câu trả lời chi tiết qua những thông tin dưới đây.

      Góp vốn đầu tư kinh doanh hiện nay đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Hình thức góp vốn đầu tư bất động sản, cụ thể là kinh doanh homestay cũng đang được quan tâm. Vậy ngân sách 100 triệu đồng liệu có nên góp vốn chung kinh doanh homestay hay không? Cùng OneHousing tìm hiểu câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới.

      Một vài thông tin về thị trường kinh doanh homestay hiện nay

      Kinh doanh các dịch vụ lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn, homestay đang là hình thức đầu tư kinh doanh thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và cả các nhà đầu tư. Những mô hình đầu tư bất động sản này, đặc biệt là homestay được đánh giá là “ăn nên làm ra”, “một vốn bốn lời”. Chính vì vậy kể cả trong thời điểm kinh tế khó khăn như năm 2023 vừa qua vẫn có không ít người chịu chi sẵn sàng bỏ một số vốn lớn để đầu tư xây dựng homestay cho thuê. 

      Trên thực tế các mô hình homestay đã nở rộ tại Việt Nam cách đây khoảng 5 năm trước. Homestay ban đầu là loại hình lưu trú tại nhà dân ở địa phương. Người dân tận dụng phòng cho khách thuê lưu trú ngắn ngày, do đó sẽ có mức giá rẻ hơn so với khách sạn, khu nghỉ dưỡng,...Tuy nhiên sau đó hình thức này được cải tiến và mở rộng hơn dưới dạng xây dựng và đầu tư chỉn chu, tạo thành các khu homestay chỉ dành riêng cho khách du lịch thuê ngắn hạn. 

      voi-ngan-sach-100-trieu-nen-gop-von-chung-kinh-doanh-homestay-hay-khong-onehousing-1

      Tới thời điểm 2023, hình thức kinh doanh homestay gần như đã bị “bão hòa” (Nguồn: Nhà to)

      Tới thời điểm năm 2023, gần như hình thức này đã bị “bão hòa” và có dấu hiệu hạ nhiệt nhanh do nhiều yếu tố tác động, có thể kể tới như: cạnh tranh cao, vốn đầu tư nhiều, chậm sinh lãi, chậm hồi vốn, xu hướng “bỏ phố về rừng” đã dần hết hot, thói quen đi du lịch nghỉ dưỡng của người dân đã thay đổi nhiều sau đại dịch COVID-19,...

      Theo một số nhà môi giới bất động sản, số lượng khách gửi bán các khu homestay tính tới thời điểm tháng 7 năm 2023 đã tăng gấp 2 - 3 lần so với các năm trước đó. Đặc biệt giá trị rao bán của khu homestay thậm chỉ chỉ bằng 65% - 70% tổng giá trị đầu tư ban đầu. 

      Tất nhiên vẫn có không ít homestay đã khẳng định được tên tuổi và thu hút về một lượng khách nhất định hàng năm. Tuy nhiên với xu hướng “bão hòa” homestay như hiện nay, không ít chủ đầu tư đã phải sang nhượng hoặc rao bán trên các trang tin bất động sản. Đầu tư xây dựng và kinh doanh homestay luôn đòi hỏi sự thay đổi, cập nhật cải tiến và sáng tạo qua từng mùa du lịch, từng thời điểm để luôn đảm bảo thu hút và đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.

       

      Ngân sách 100 triệu đồng, nên góp vốn chung kinh doanh homestay không?

      Đọc tiếp

      Như đã đề cập ở trên, xu hướng homestay đang ngày càng bão hòa và trở nên khó kinh doanh. Các homestay trong một khu vực ngoài phải cạnh tranh với nhau thì còn phải cạnh tranh trực tiếp với các loại hình dịch vụ lưu trú khác như nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,...

      Do đó nếu ở những khu vực, địa điểm nổi tiếng và tập trung nhiều khách sạn lớn nhỏ, bạn sẽ khó có thể cho thuê với giá cao hơn khách sạn với cùng hạng phòng và chất lượng phòng. Trong khi đó chi phí đầu tư ban đầu cho homestay của bạn là không hề rẻ. 

      Để có thể cạnh tranh được với các loại hình lưu trú khác thì homestay của bạn cần có vị trí đẹp, gần các địa điểm vui chơi, tham quan, giải trí, có chỗ đậu xe và đặc biệt là chất lượng phòng cùng cảnh quan mới lạ hấp dẫn. Chưa kể khi kinh doanh homestay bạn cần tính đến bài toán về chi phí: từ chi phí đầu tư ban đầu, chi phí quản lý vận hình (phí quảng cáo, môi giới, thuế,...) cho tới các chi phí như phí khấu hao (cải tạo, sửa chữa nhà, mua sắm đồ mới,...), chi phí nhân công dịch vụ,...

      Như vậy nếu cùng hợp tác và bỏ số vốn từ 500 - 700 triệu đồng và khai thác trong khoảng 5 năm thì mỗi năm bạn cần thu hồi vốn ít nhất 100 triệu đồng. Trong khi đó số tiền đầu tư để mở homestay trên thực tế thường sẽ còn cao hơn con số 500 - 700 triệu đồng ở trên. Nhìn chung đầu tư homestay ở thời điểm này được đánh giá là rủi ro và chậm hồi vốn. 

      voi-ngan-sach-100-trieu-nen-gop-von-chung-kinh-doanh-homestay-hay-khong-onehousing-2

      Đầu tư kinh doanh homestay đòi hỏi số vốn ban đầu rất lớn (Nguồn: Báo Công lý)

      Ngoài ra theo ông Lê Quang Kiên - Chuyên gia bất động sản độc lập, tại cùng một khu vực nếu đã tập trung nhiều khách sạn thì homestay nhỏ lẻ thường sẽ không được các công ty du lịch lữ hành hay các đại lý ưu tiên giới thiệu khách. Bởi đa số các homestay sẽ không có đủ phòng cho một lượng lớn khách đoàn.

      Ngoài ra cơ sở vật chất, tiện ích và các dịch vụ đi kèm cũng sẽ không chỉn chu và đầy đủ được như các khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Do đó gần như lượng khách của các homestay chủ yếu chỉ là khách lẻ, khách nhóm và tập trung vào các ngày cuối tuần. Như vậy bài toán chi phí sẽ càng đè nặng lên vai chủ đầu tư.

      Bên cạnh đó, hiện nay thị trường bất động sản mới bắt đầu trên đà chuyển mình sau một thời gian đóng băng. Tâm lý người dân và cả các nhà đầu tư cũng còn nhiều e ngại. Chính vì vậy nhiều chủ homestay dù đã chấp nhận rao bán với mức giá lỗ nhưng cũng không nhiều người hỏi mua.

      Như vậy ngoài khoản góp vốn 100 triệu đồng, nếu bạn và một số người tham gia góp vốn vẫn phải vay thêm để đầu tư thì việc “cõng nặng” lãi suất là điều khó tránh khỏi khi kinh doanh homestay ở thời điểm này. 

      Một số ý kiến khác trên VnExpress về chủ đề này cũng cho rằng nếu có ngân sách 100 triệu đồng thì nên gửi tiết kiệm ngân hàng hơn. Mặc dù lãi suất lúc này không cao nhưng sẽ vẫn đảm bảo có được khoản dự phòng cho cuộc sống. Trong khi đó một ý kiến khác lại cho rằng 100 triệu đồng là số tiền quá ít, chưa đủ để góp vốn xây dựng homestay do đó dễ bị mất cả chì lẫn chài nếu chủ đầu tư liên tục báo thua lỗ.

      Ngoài ra cũng không ít người cho rằng khi đã xác định bỏ vốn thì nên tự chủ trong kinh doanh để có thể tự quản lý vốn, doanh thu, lợi nhuận. Khâu quản lý vốn, quản lý số tiền mình đã bỏ ra còn quan trọng hơn rất nhiều khâu góp vốn ban đầu. 

      Tóm lại với ngân sách từ 100 - 300 triệu đồng, nếu góp vốn kinh doanh homestay lúc này sẽ có khá nhiều rủi ro và thách thức. Do đó ở thời điểm này, bạn nên suy nghĩ thêm về các kênh đầu tư khác ít rủi ro hơn để tránh mất cả công lẫn tiền. 

      Trên đây là một số thông tin tổng quan về thị trường kinh doanh dịch vụ homestay cũng như giải đáp thắc mắc “ngân sách 100 triệu, nên góp vốn chung kinh doanh homestay hay không?” mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn.

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.

      Xem thêm

      Thị trường bất động sản năm 2024 sẽ thế nào?

      Thu nhập 1 tháng 40 triệu, có nên vay ngân hàng 2 tỷ để mua nhà hay không?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương