Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phát triển mạnh mẽ, việc mua nhà ở Việt Nam không chỉ là ước mơ của người dân trong nước mà còn được nhiều Việt kiều quan tâm. Tuy nhiên, việc thực hiện giao dịch mua nhà ở Việt Nam đôi khi đặt ra nhiều thách thức đối với tài chính cá nhân của họ. Hãy cùng OneHousing tìm hiểu về khả năng vay vốn khi người Việt kiều mua nhà qua bài viết sau.
Luật Đất đai sửa đổi mới được Quốc hội thông qua và dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, đã bổ sung một điểm đáng chú ý. Luật Đất đai hiện hành có sự phân biệt quyền tiếp cận đất đai giữa cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong Luật sửa đổi đã bổ sung thêm một nhóm mới khi nói về người sử dụng đất, đó là nhóm người gốc Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam, còn được gọi là “Việt kiều”.
Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù không giữ quốc tịch Việt Nam, vẫn được công nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai như bất kỳ công dân Việt Nam nào đang sinh sống trong nước.
Cụ thể, các quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; quyền và nghĩa vụ cá nhân sử dụng đất; quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; cũng như quyền nhận quyền sử dụng đất; đều được áp dụng đối với cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài một cách bình đẳng và công bằng.
Từ nay, người Việt kiều đã được công nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ về đất đai (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
Luật Đất đai đã được sửa đổi, cũng quy định rằng người gốc Việt định cư ở nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam và được phép mua, thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cũng như nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Thêm vào đó, họ cũng được quyền thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà, điều này là mới mẻ so với quy định trong luật hiện hành. Với các quy định mới này, Việt kiều có thể đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các dự án bất động sản để cho thuê, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.
Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, có khoảng 4 triệu người có kế hoạch mua nhà ở tại Việt Nam trong tương lai, bao gồm cả người nước ngoài và Việt kiều. Đồng thời, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang tăng mạnh, điều này dẫn đến việc số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam cũng gia tăng theo từng năm.
(Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ)
Theo bà Nguyễn Thị Hai, Trưởng Phòng Tín dụng của Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB), ACB đã triển khai một chương trình mới dành cho Việt kiều và người thân của họ đang sinh sống trong nước. Chương trình này cho phép họ vay vốn bằng tiền đồng, vàng hoặc USD với thời hạn tối đa là 10 năm để mua nhà, mua đất và thanh toán khoản vay bằng nguồn thu nhập của Việt kiều tại nước ngoài.
Để được vay vốn, người Việt kiều cần phải có một tổ chức ở nước ngoài (do ACB chỉ định hoặc chấp thuận) xác nhận về thu nhập và địa chỉ cư trú. Các thân nhân của Việt kiều muốn vay vốn cũng phải có cam kết bảo lãnh và chia sẻ trách nhiệm trả nợ cùng với Việt kiều.
Số tiền được vay phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thanh toán của người vay. Trong trường hợp thế chấp là chính bất động sản mà người vay dự định mua, thì mức vay tối đa là 50% giá trị của tài sản thế chấp được ACB định giá. Lãi suất trả hàng tháng hoặc hàng quý sẽ được tính theo phương thức dư nợ giảm dần.
(Nguồn tin: Người Lao Động)
Người Việt kiều có thể vay vốn mua nhà tại Việt Nam (Nguồn: Luật Việt Nam)
Để tránh những rủi ro và khó khăn trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản, người Việt Kiều cần chú ý đến những điểm sau đây:
Người Việt kiều cần lưu ý về quyền và nghĩa vụ khi sở hữu nhà tại Việt Nam (Nguồn: Báo Đầu Tư)
Người Việt Kiều cũng cần lưu ý một số điểm sau để tránh các rủi ro và tranh chấp:
Như vậy, khả năng vay vốn của người Việt kiều mua nhà ở Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào tài chính cá nhân của họ mà còn liên quan đến các quy định pháp lý và chính sách của từng ngân hàng. Để thực hiện được mục tiêu mua nhà, người Việt kiều cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện và thủ tục cần thiết, cũng như lựa chọn ngân hàng phù hợp. Ngoài ra, việc lên kế hoạch tài chính một cách cẩn thận cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng trả nợ vay và tiến hành giao dịch thành công.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.
Xem thêm
Người Việt Kiều đổ về mua nhà, thị trường bất động sản sẽ biến động như thế nào?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn