Ứng dụng "lý thuyết cú hích" trong quản lý tài chính cá nhân

      Ứng dụng "lý thuyết cú hích" trong quản lý tài chính cá nhân

      Onehousing image
      6 phút đọc
      06/03/2024
      Làm thế nào để ứng dụng “lý thuyết cú hích” trong quản lý tài chính cá nhân là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người.

      Trong thời đại số hiện nay, việc quản lý tài chính cá nhân ngày càng trở nên quan trọng. Với sự phát triển của công nghệ, mỗi người có thể tận dụng những công cụ và ứng dụng mới để nắm bắt và kiểm soát tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn. Một trong số đó là ứng dụng “lý thuyết cú hích”. Vậy làm thế nào áp dụng lý thuyết này cách thành công? Khám phá ngay.

      “Lý thuyết cú hích”có nghĩa là gì?

      Lý thuyết cú hích" (nudge theory) là một khái niệm trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân, được định nghĩa bởi nhà kinh tế học Richard Thaler và giáo sư luật Cass Sunstein. Theo họ, cú hích là những yếu tố trong môi trường xung quanh chúng ta có khả năng thay đổi hành vi của con người mà không cần áp đặt cấm đoán hay thay đổi động cơ kinh tế của họ.

      Để tạo ra cú hích, các nhà chính sách và nhà quản lý tài chính cá nhân áp dụng kiến trúc lựa chọn, tức là sắp xếp các yếu tố trong môi trường để thay đổi hành vi của mỗi người. Một ví dụ đơn giản là khi bạn đặt mục tiêu lập một khoản tiết kiệm. Thay vì chỉ cố gắng tiết kiệm một phần thu nhập cuối tháng, một cú hích có thể là thiết lập một khoản tiết kiệm tự động.

      Ví dụ, bạn có thể thiết lập một khoản tiết kiệm tự động trong tài khoản ngân hàng của mình, trong đó một phần nhất định của thu nhập hàng tháng sẽ tự động được chuyển vào khoản tiết kiệm.

      Qua cú hích này, bạn không cần phải quyết định tiết kiệm mỗi tháng hay đối mặt với sự xao nhãng của việc tiêu tiền trước khi tiết kiệm. Thay vào đó, việc tiết kiệm trở thành một quy trình tự động và không đòi hỏi quá nhiều cân nhắc hàng tháng. Khi tiền được chuyển vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng, bạn sẽ dần dần hình thành thói quen tiết kiệm và đạt được mục tiêu tài chính cá nhân dễ dàng.

      Về tổng quan, lý thuyết cú hích đề cập đến việc sử dụng kiến trúc lựa chọn để thay đổi hành vi tài chính cá nhân một cách tích cực. Bằng cách tạo ra những cú hích trong môi trường xung quanh, bạn có thể khuyến khích việc tiết kiệm, đầu tư và thực hiện các mục tiêu tài chính cá nhân một cách dễ dàng và tự nhiên.

      ung-dung-ly-thuyet-cu-hich-trong-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-1

      Khái niệm về lý thuyết cú hích tài chính (Nguồn: Spicework)

       

      Cú hích có tác dụng như thế nào đến mỗi người?

      Đọc tiếp

      Tác dụng của cú hích là tạo ra một môi trường khuyến khích và hỗ trợ cho việc quản lý tài chính cá nhân. Thay vì áp đặt cấm đoán hoặc hạn chế lựa chọn của bạn, cú hích tập trung vào việc tạo ra lựa chọn tích cực và tự nguyện, từ đó phòng ngừa tâm lý phản kháng và giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình.

      Với cú hích tài chính, bạn có thể áp dụng các biện pháp như thiết lập các tài khoản tiết kiệm riêng, chuyển tự động một phần thu nhập vào tài khoản tiết kiệm, hoặc sắp xếp môi trường để khuyến khích việc tiêu tiền một cách tỉnh táo và có ý thức hơn. Ví dụ như trong trường hợp tiết kiệm, việc chuyển khoản ngay từ đầu khi nhận lương vào tài khoản tiết kiệm riêng giúp đưa số tiền ra khỏi tầm mắt và tạo ra cú hích để tiết kiệm.

      Tác dụng của cú hích tài chính là giúp ta khơi dậy ý thức và sự chủ động trong việc quản lý tài chính. Bằng cách tạo ra một môi trường khuyến khích, cú hích tài chính giúp bạn tự nhiên hình thành thói quen tốt, như tiết kiệm, đầu tư hay tránh việc tiêu tiền không cần thiết. Đồng thời, nó cũng giúp mỗi người vượt qua cảm giác tội lỗi khi trót quyết định sai và đạt được sự cân nhắc tốt hơn trong việc sử dụng tiền của mình.

      ung-dung-ly-thuyet-cu-hich-trong-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-2

      Cú hích giúp cho hành động của mỗi người trở nên tự nguyện và dễ dàng hơn (Nguồn: HR Magazine)

      Cách ứng dụng lý thuyết cú hích trong việc quản lý tài chính cá nhân

      Việc áp dụng lý thuyết cú hích trong việc quản lý tài chính cá nhân là một cách hiệu quả để giúp bạn tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu. Bằng cách tạo ra những nhắc nhở và kỷ luật bản thân, mỗi người có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình một cách dễ dàng hơn.

      Tự nhắc nhở mục tiêu của chính mình

      Một cách đơn giản để áp dụng lý thuyết cú hích là thông qua việc đặt mật khẩu trong ứng dụng ngân hàng của mình. Thay vì sử dụng nhận diện khuôn mặt, bạn có thể đặt mật khẩu là mục tiêu tiết kiệm của mình trong 1 hoặc 2 năm tới. Ví dụ, nếu bạn đang tiết kiệm để đi du lịch Pháp vào năm sau, bạn có thể đặt mật khẩu là "Paris 2025!". Mỗi lần bạn mở ứng dụng, mật khẩu này sẽ tự nhắc nhở bạn về mục tiêu của mình và giúp bạn tránh việc chi tiêu không cần thiết.

      Ghi chú lại những dịp đặc biệt

      Ngoài ra, việc sử dụng lịch để đánh dấu các dịp đặc biệt cũng giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn. Hãy đánh dấu các ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, hay các dịp đặc biệt khác trong tháng tiếp theo. Như vậy, bạn sẽ nhớ được thời điểm phải tiêu tiền và có thời gian để lập kế hoạch và chọn quà với ngân sách hợp lý. Đồng thời, việc tạo một vài tài khoản phụ cho các khoản chi này cũng giúp bạn kiểm soát chi tiêu một cách rõ ràng hơn.

      Áp dụng luật Pareto  80/20 

      Nguyên lý 80/20 có thể được chia nhỏ cụ thành 50-30-20 để quản lý thu nhập cá nhân, cụ thể:

      • 50% của thu nhập dùng cho các nhu cầu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống và đi lại.
      • 30% dùng cho các nhu cầu cá nhân, như du lịch, mua sắm và giải trí.
      • 20% để tiết kiệm, trả nợ, tạo quỹ dự phòng và đầu tư.

      Quy tắc này chỉ cho phép tiêu 80% thu nhập và dành 20% còn lại cho mục đích tiết kiệm và đầu tư. Đảm bảo rằng bạn lập một tài khoản tiết kiệm riêng cho 20% này để đảm bảo không sử dụng số tiền này cho mục đích khác.

      Nếu 80% còn lại không đủ để đáp ứng các nhu cầu, bạn có thể áp dụng một cú hích khác bằng cách thay đổi một số khoản chi trong danh sách này. Ví dụ, thay vì đi ăn ngoài, bạn có thể mua nguyên liệu nấu nướng để tự nấu ăn tại nhà. Nhìn thấy nguyên liệu trong tủ lạnh sẽ làm bạn có động lực để nấu ăn và từ đó tiết kiệm một số tiền lớn so với việc ăn ngoài.

      Tận dụng tính năng thanh toán hóa đơn tự động

      Cuối cùng, việc tận dụng tính năng trả hóa đơn tự động trong ứng dụng ngân hàng cũng giúp bạn quản lý tài chính một cách thuận tiện và chính xác. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn vẫn kiểm tra và kiểm soát các hóa đơn hàng tháng để tránh bất kỳ tăng giá nào và để có thể thay đổi nhà cung cấp nếu cần. Ngoài ra, nếu có khoản chi tiêu khẩn cấp, hãy đặt ngày thanh toán vào giữa tháng để bạn có đủ thời gian tính toán và tạm tắt tính năng trả hóa đơn tự động nếu cần.

      ung-dung-ly-thuyet-cu-hich-trong-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-3

      Áp dụng nguyên lý 80/20 giúp việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn (Nguồn: iDesign)

      Như vậy qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về “lý thuyết cú hích”, cũng như việc sử dụng lý thuyết này trong việc quản lý tài chính cá nhân. Hi vọng rằng bạn sẽ áp dụng lý thuyết cú hích hiệu quả nhất.

      Xem thêm

      Bí kíp vay 1,5 tỷ mua nhà sang nhượng 3 tỷ đồng sau 6 năm kết hôn

      Dư nợ cho vay mua nhà có thể hồi phục mạnh mẽ trong năm 2024?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương