Trong những tháng cuối năm 2023, có một sự tăng mạnh đáng chú ý trong tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Đặc biệt là ở các ngân hàng quy mô lớn và chuyên cho vay doanh nghiệp. Sự gia tăng này không chỉ thể hiện sự ổn định mà còn phản ánh sự tin cậy và sự lựa chọn của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng của họ. Đối với ngân hàng, sự tăng mạnh của CASA có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tài chính đầu tư, cùng tìm hiểu rõ hơn tình hình này qua bài viết sau.
CASA hay Current Account Savings Account, là thuật ngữ viết tắt chỉ loại tiền gửi không kỳ hạn mà khách hàng tự chủ động gửi vào ngân hàng. Thông thường, các khoản tiền này được thanh toán và nhận lãi suất không kỳ hạn với tỷ lệ thấp, thường từ 0,1% đến 0,5%, được tính qua ngày.
Chỉ số CASA thường được sử dụng để đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng. Đây là một chỉ số quan trọng, thể hiện mức độ phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn vốn này, thông qua báo cáo tài chính cá nhân hàng quý.
CASA là viết tắt của tiền gửi không kỳ hạn (Nguồn: 3giang)
Nếu khách hàng A, sử dụng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng Techcombank để thực hiện các giao dịch như chuyển khoản, giao dịch và giữ tiền trong tài khoản. Mỗi hành động này sẽ đóng góp vào việc tăng chỉ số CASA của ngân hàng Techcombank. Nếu có nhiều khách hàng khác như A mở và sử dụng thẻ ATM của ngân hàng, chỉ số CASA của ngân hàng sẽ ngày càng tăng cao.
Báo cáo về tình hình hoạt động của ngành Ngân hàng trong quý I/2024 do WiGroup công bố cho thấy tỷ lệ CASA đã có bước tăng đáng kể, từ 19,31% lên 21,87%.
Tỷ lệ CASA tăng đáng kể đầu năm 2024 (Nguồn: Vnbusiness)
Mặc dù số tiền gửi đã tăng mạnh trong năm 2023, tốc độ tăng của tỷ lệ CASA là đáng chú ý, đặc biệt là trong những tháng cuối năm. Sự tăng của tiền gửi không kỳ hạn trong những quý cuối năm không phải bắt nguồn từ tiền dư thừa của người dân mà liên quan trực tiếp đến lượng tín dụng lớn được giải ngân trong thời gian đó.
Tỷ lệ CASA tăng mạnh nhất ở nhóm các ngân hàng chuyên cung cấp vốn cho doanh nghiệp với mức tăng từ 19,84% lên 24,98%. Các ngân hàng trong nhóm này tập trung vào việc cung cấp vốn cho toàn bộ hệ sinh thái kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, CASA được hình thành từ dòng tiền vay có thể kích hoạt luồng tiền giữa các công ty trong hệ sinh thái kinh doanh. Với các khoản vay được tập trung vào các hoạt động của các tập đoàn lớn. Sự thay đổi của tỷ lệ CASA rõ nhất tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Các ngân hàng quốc doanh, tỷ lệ CASA tăng mạnh và đồng đều trong nhóm này. Sự cải thiện nổi bật nhất là ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khi được lựa chọn làm ngân hàng thanh toán cho các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Ở nhóm các ngân hàng chuyên cung cấp vốn cho vay cá nhân, tỷ lệ CASA không có nhiều biến động, chỉ có sự thay đổi ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank). Đối với nhóm các ngân hàng khác, tỷ lệ CASA tương đối ổn định, chủ yếu tập trung vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBANK) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Trong năm 2023, MB tiếp tục khẳng định vị thế mạnh mẽ của mình trong ngành ngân hàng với nhiều thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của MB đã tăng lên đến 40,1%, là một con số ấn tượng. Đồng thời thể hiện rõ nét về sự tin tưởng và sự lựa chọn của khách hàng đối với ngân hàng này.
Không chỉ giữ vững vị thế quán quân về CASA trong năm thứ 2 liên tiếp, MB còn tiếp tục thu hút hơn 6 triệu khách hàng mới, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp với con số này. Điều này thể hiện sự hiệu quả của chiến lược phát triển và dịch vụ chất lượng mà MB cung cấp.
Sự đổi mới trong công nghệ chính là một trong những yếu tố chính giúp MB đạt được những thành tựu này. Với tỷ lệ giao dịch trên kênh số đạt 97% và quy mô giao dịch chuyển tiền qua NAPAS đứng đầu hệ thống suốt 3 năm liên tiếp. MB đã khẳng định sự dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng.
Các nền tảng số của MB cũng ghi nhận những thành công đáng kể. App MBBank là nền tảng ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân được tải xuống nhiều nhất trên App Store Việt Nam trong 3 năm qua, với hơn 22,4 triệu người dùng. Điều này cho thấy sức hút và tiện ích mà ứng dụng này mang lại cho người dùng.
Việc thanh toán không tiền mặt cũng đạt con số ấn tượng với 3,6 tỷ giao dịch trong năm qua, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2022. Doanh thu từ các nền tảng số của MB cũng đã chiếm tỷ lệ 24,4%. Thể hiện sự đa dạng và hiệu quả trong việc tận dụng các dịch vụ số để tạo ra giá trị cho ngân hàng và khách hàng.
Tỷ lệ CASA tại 5 ngân hàng cao nhất (Nguồn: CafeF)
Trải qua năm 2023, Techcombank đã chứng tỏ sức mạnh và sự phát triển ổn định thông qua việc tăng tổng tài sản lên đến 849,5 nghìn tỷ đồng, tăng 21.5% so với năm trước. Trong đó, tín dụng của ngân hàng đã tăng 19,2%, đạt mức 530,1 nghìn tỷ đồng, phù hợp với hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp. Đặc biệt, tiền gửi của khách hàng đã có sự tăng trưởng ấn tượng, đạt 454,7 nghìn tỷ đồng, tăng 26,9% so với đầu năm và 11,2% so với quý IV/2023.
Một điểm đáng chú ý là số dư CASA của Techcombank đã liên tục tăng trong 3 quý gần đây, đạt 181,5 nghìn tỷ đồng. Tăng 37,0% so với cùng kỳ năm trước, nâng tỷ lệ CASA lên mức 39,9%. Điều này phản ánh năng lực giao dịch hàng đầu của ngân hàng, với tốc độ tăng trưởng giao dịch trên các kênh số đạt 41% so với cùng kỳ, lượng truy cập ứng dụng mỗi tháng dẫn đầu toàn cầu.
Tiền gửi có kỳ hạn cũng có sự tăng trưởng với mức 273,2 nghìn tỷ đồng, tăng 20,9% so với đầu năm, duy trì ổn định theo quý. Vị thế vốn của Techcombank vẫn được đánh giá mạnh mẽ, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) đạt 77,4% vào cuối năm 2023. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức 26,4%. Thấp hơn nhiều so với mức trần quy định mới, cho thấy sự cẩn trọng và đồng thuận trong quản lý nguồn vốn của ngân hàng.
Trong bối cảnh ngân hàng đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt, Vietcombank (VCB) đã tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong thị trường. Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Vietcombank đã vượt mốc hơn 1,84 triệu tỷ đồng, tăng 1,4% so với đầu năm.
Dư nợ cho vay khách hàng cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng lên trên 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,9%. Đồng thời huy động tiền gửi khách hàng cũng tăng đáng kể lên gần 1,4 triệu tỷ đồng, với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đạt 35,2%.
Bài viết trên đã cập nhật chi tiết thông tin tỷ lệ CASA của các ngân hàng trong thời điểm hiện tại trên thị trường tài chính đầu tư. Hy vọng sẽ giúp nhiều khách hàng và nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về thị trường tài chính này để đưa ra quyết định đúng đắn.
Xem thêm
Hoạt động đầu tư bất động sản hứa hẹn tăng mạnh trong năm 2024?
Thị trường bất động sản thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài