HCM đang đứng trước cơ hội lịch sử để tái định hình toàn diện không gian kinh tế xã hội, hướng đến mô hình siêu đô thị biển tích hợp đa ngành. Quy mô dân số và diện tích vượt trội, cùng tiềm lực về cảng biển, công nghiệp, logistics và du lịch, TP.HCM mới giải tỏa áp lực phát triển từ lõi đô thị cũ, vươn lên trở thành cực tăng trưởng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Theo Quyết định 759/QĐ-TTg, sau khi hợp nhất với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. HCM mới sẽ có diện tích lên tới 6.772,65 km. Quy mô này tăng gấp 3 lần so với trước, tương đương hơn 135% so với tiêu chuẩn về diện tích của đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định hiện hành. Đồng thời, dân số toàn khu vực sau sáp nhập sẽ đạt 13.706.632 người, tức gấp gần 10 lần tiêu chuẩn tối thiểu, chiếm gần 14% dân số cả nước.
Đây là một bước nhảy vọt về quy mô cả về không gian địa lý lẫn sức chứa dân số. Nhờ vậy mà TP.HCM có thể mở rộng tầm nhìn phát triển đô thị, quy hoạch lại không gian sinh thái - sản xuất - dân cư một cách cân đối và bền vững hơn. Quy mô lớn tạo điều kiện để thiết lập các vùng phát triển chuyên biệt (vùng công nghiệp, vùng cảng biển, vùng đô thị sinh thái, vùng dịch vụ cao cấp...) thay vì phát triển chồng chéo như hiện nay.
HCM là trung tâm lớn về văn hóa, kinh tế, giáo dục của cả nước (Nguồn: Traveloka)
Ngoài ra, hợp nhất ba đơn vị hành chính: TP. HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu mang ý nghĩa sâu sắc về mặt quản trị. Trong nhiều năm qua, các dự án liên vùng thường gặp khó khăn do mỗi địa phương có cơ chế, ưu tiên và quy hoạch riêng biệt. Từ đó dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thậm chí xung đột lợi ích trong phát triển hạ tầng và phân bổ tài nguyên. TP. HCM sáp nhập với Bình Dương sẽ giảm thiểu tình trạng phân mảnh hành chính.
Các dự án sẽ được triển khai hiệu quả hơn khi nằm trong một quy hoạch tổng thể thống nhất, do một cơ quan quản lý duy nhất điều hành. Từ mô hình đô thị cũ với lõi trung tâm quá tải, TP. HCM mới sẽ có điều kiện tái cấu trúc lại đô thị theo hướng đa cực, phân bố lại mật độ dân cư, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ và cảng biển một cách khoa học và bền vững.
Tầm nhìn phát triển hướng ra biển với sự hỗ trợ của cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, vùng ven biển Cần Giờ - Long Hải - Phước Hải tạo thế mạnh chiến lược để trở thành trung tâm dịch vụ và logistics biển quốc tế. Trả lời trên CafeF, TS Trần Quang Thắng (Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP. HCM) nhận định rằng TP. HCM sau sáp nhập có thể chiếm tới gần 30% GRDP cả nước, trở thành một trong những siêu đô thị có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Đông Nam Á.
HCM sáp nhập với Bình Dương sẽ giúp phát huy thế mạnh của từng vùng: Bà Rịa - Vũng Tàu mạnh về cảng biển, du lịch và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo. Vai trò của Bình Dương liên quan đến thế mạnh công nghiệp, logistics và phát triển đô thị thông minh.
Cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải là một trong số ít cảng tại Việt Nam đủ điều kiện tiếp nhận các tàu container siêu trọng tải (trên 200.000 DWT), trực tiếp kết nối tới các tuyến vận tải biển xuyên châu lục. Việc tích hợp cảng này vào hệ thống quy hoạch TP HCM mới sẽ:
Tiềm năng du lịch biển của Bà Rịa - Vũng Tàu với các địa danh nổi tiếng như Hồ Tràm, Long Hải, Côn Đảo… giúp TP. HCM mở rộng không gian phát triển dịch vụ du lịch cao cấp. Vốn là lĩnh vực mà TP. HCM hiện có lợi thế về thị trường nhưng còn thiếu về tài nguyên tự nhiên và không gian nghỉ dưỡng.
Cảng Cát Lái là cảng container hiện đại và lớn nhất cả nước đang trong tình trạng quá tải (Nguồn: CafeF)
Bình Dương hiện là một trong những tỉnh có đóng góp GDP cao nhất cả nước với hơn 30 khu công nghiệp đang hoạt động hiệu quả và tỷ lệ lấp đầy đạt trên 90%. Thành công của Bình Dương đến từ:
Khi TP. HCM sáp nhập với Bình Dương, toàn bộ hạ tầng logistics và kinh nghiệm quản trị phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh sẽ trở thành một phần cấu trúc nội tại của TP. HCM mới. Hợp nhất sẽ tạo điều kiện hình thành một chuỗi đô thị - công nghiệp - dịch vụ biển quy mô lớn, nơi các yếu tố hạ tầng, sản xuất, logistics, tài chính và du lịch liên kết chặt chẽ và vận hành đồng bộ.
Bình Dương là “thủ phủ” của các khu công nghiệp (Nguồn: Báo Kiểm Toán)
TS Trần Quang Thắng nhận định rằng TP. HCM sau sáp nhập có thể chiếm tới gần 30% GRDP cả nước, trở thành một trong những siêu đô thị có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Đông Nam Á. TP. HCM mới sẽ vượt qua giới hạn của một đô thị với lõi trung tâm đang quá tải, để trở thành một thực thể đô thị đa cực, đa trung tâm.
TP.HCM sau hợp nhất có thể tái định hướng phát triển ra biển, tận dụng tối đa lợi thế từ hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, dải ven biển từ Cần Giờ đến Long Hải - Phước Hải để thiết lập một hành lang kinh tế biển thực chất, chứ không còn chỉ mang tính tiềm năng. Đây sẽ là động lực để hình thành các chuỗi dịch vụ cao cấp như logistics, tài chính - bảo hiểm, du lịch biển, công nghiệp cảng và trung tâm trung chuyển quốc tế, góp phần nâng vị thế thành phố trong mạng lưới giao thương toàn cầu.
Cảng Cái Mép - Thị Vải thuộc top 11 cảng container tốt nhất thế giới (Nguồn: VnEconomy)
HCM mở rộng cũng sẽ có vị thế và năng lực để điều phối toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trở thành trụ cột trung chuyển và kết nối hàng hóa giữa đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng nông nghiệp với hệ thống cảng biển phía Đông.
HCM cũng có thể đóng vai trò dẫn dắt chuỗi liên kết công nghiệp - đô thị - cảng biển theo mô hình tích hợp, từ sản xuất, chế biến, hậu cần đến phân phối, giúp hình thành một hệ sinh thái kinh tế liên hoàn, gia tăng nội lực, giảm phụ thuộc và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của toàn khu vực.
Mô hình phát triển của TP. HCM sau sáp nhập có nhiều điểm tương đồng với các siêu đô thị hàng đầu châu Á như Thượng Hải, Singapore và Bangkok. Điển hình như Thượng Hải hội tụ cảng biển lớn nhất thế giới, khu công nghiệp hiện đại và trung tâm tài chính quốc tế. TP. HCM mới đang hướng tới một cấu trúc không gian đa cực, cảng Cái Mép - Thị Vải đóng vai trò then chốt như cửa ngõ thương mại toàn cầu, kết nối sâu rộng vào chuỗi cung ứng quốc tế.
Trong khi đó, cách phát triển tích hợp theo mô hình “thành phố thông minh và bền vững” được TP. HCM học hỏi từ Singapore. Đặc biệt, chiến lược khai thác không gian ven biển để thúc đẩy du lịch, phát triển đô thị tại Cần Giờ - Long Hải gợi nhớ đến Bangkok với hành lang ven biển từ Pattaya đến các khu công nghiệp ven vịnh Thái Lan.
Trên đây là những phân tích về cơ hội khi TP. HCM sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tích hợp các yếu tố này sẽ mở rộng không gian phát triển, tạo ra một mô hình đô thị và kinh tế đa tầng. Các thành phần từ công nghiệp, logistics, công nghệ, tài chính đến du lịch đều được liên kết và vận hành hiệu quả, biến TP. HCM trở thành một cực tăng trưởng toàn diện, mang tầm vóc khu vực và quốc tế.
Xem thêm
Khu đô thị sinh thái Hồng Hạc Bắc Ninh: Thông tin chi tiết về dự án
Cao tốc Bến Lức – Long Thành thông xe: Bất động sản Long An bứt tốc