Top 4 ngôi chùa, phủ gần chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ

      Top 4 ngôi chùa, phủ gần chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ

      Onehousing image
      8 phút đọc
      09/08/2023
      Bạn thắc mắc về 4 ngôi chùa gần chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ, Hà Nội ? Tham khảo ngay sau đây!

      Tháng 7 - 8 âm lịch hàng năm diễn ra nhiều sự kiện và lễ hội tâm linh lớn, trong đó phải kể đến lễ Thất tịch, lễ Vu Lan báo hiếu… Trong bài viết sau đây, OneHousing sẽ tổng hợp top 4 ngôi chùa gần chung cư CT13 Ciputra để giúp bạn có thể ghé thăm khi đến với Tây Hồ trong những ngày này. 

      Một số thông tin về chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ

      Chung cư CT13 nằm trong khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ (Nguồn: Đô thị)

      Chung cư CT13 nằm trong dự án Khu đô thị Ciputra, đường Lạc Long Quân, phường Xuân La & Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Được hợp tác đầu tư bởi Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội và Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long, ngay từ khi chính thức đi vào hoạt động năm 2012, chung cư CT13 trở thành một điểm đến lý tưởng cho cư dân quận Tây Hồ và các vùng lân cận.  

      Chung cư CT13 Ciputra được quy hoạch xây dựng trên tổng diện tích đất rộng 1.3ha, bao gồm 2 block nhà cao 17 tầng với tổng số 290 căn hộ chung cư hiện đại. Mật độ xây dựng CT13 Ciputra ở mức thấp chỉ khoảng 21% (thấp hơn đến 40% so với dự án Sun Grand City Thụy Khuê Residence) đổi lại môi trường sống trong lành cùng không gian cảnh quan rộng rãi, thoáng đãng. 

      Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km, thuộc địa phận 2 phường Xuân La và Phú Thượng, giáp Vành đai 2, Vành đai 3 đồng thời được bao quanh bởi sông Hồng hiền hòa nên chung cư CT13 sở hữu vị trí thuận tiện về mọi mặt. Từ CT13 Ciputra có thể di chuyển nhanh chóng đến sân bay quốc tế Nội Bài, mọi khu vực thuộc Hà Nội thông qua cao tốc Bắc Thăng Long - Nội  Bài. Đặc biệt hơn, dự án này cũng được hưởng không khí mát mẻ và quần thể thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời do nằm ngay bên cạnh Hồ Tây - “viên ngọc xanh” của Thủ đô văn hiến. 

      Với định hướng phát triển trở thành điểm đến trong mơ bên cạnh đô thị sôi động, tại chung cư CT13 Ciputra cư dân có thể được trải nghiệm trọn vẹn hệ thống tiện ích cao cấp toàn nội khu đô thị Ciputra như: Khuôn viên cây xanh, đài phun nước, sân thể thao, khu vui chơi trẻ em, phòng khám, trường học, nhà hàng, quán cafe, spa làm đẹp… 

      Chung cư CT13 Ciputra hiện đang có tổng cộng 420 căn hộ (2 - 3 phòng ngủ) với diện tích linh hoạt từ 54 - 93m2, trong đó gồm 290 căn hộ tái định cư và 130 căn hộ kinh doanh thương mại. Giá bán căn hộ tại chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ giao động từ 1.82 - 3.34 tỷ đồng, tương đương 33.51 - 39.32 triệu đồng/m2 (Nguồn: OneHousing tháng 8/2023).

      Mặt bằng tổng thể chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ (Nguồn: Gu Land)

      Quy mô và mật độ xây dựng chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ là bao nhiêu?

      Đọc tiếp

      Top 4 ngôi chùa gần chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ

      Quận Tây Hồ không không chỉ được xem là “viên ngọc xanh” giữa lòng Hà Nội bởi cảnh sắc tuyệt đẹp vốn có mà đồng thời còn là tụ điểm tâm linh - nơi hội tụ nhiều ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng. Nếu bạn đang tìm kiếm một số ngôi chùa gần chung cư CT13 Ciputra, quận Tây Hồ, tham khảo ngay danh sách dưới đây của OneHousing. 

      Chùa Phú Gia

      Chùa Phú Gia nằm ở phía Tây Bắc hồ Tây (Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Tây Hồ)

      Chùa Phú Gia hay còn có tên gọi khác là chùa Bà Già (Bà Già tự), nằm tại làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đã từ lâu chùa là một công trình kiến trúc Phật giáo, có niên đại hơn 1.000 năm và được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa vào năm 1996.

      Chùa Bà Già nằm tại bờ hữu ngạn sông Hồng, cách cầu Thăng Long chỉ khoảng 1km. Đây là một công trình kiến trúc Phật giáo đã nổi tiếng có quy mô lớn từ thời nhà Lê. Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng gọi là "Quy độ đầu", có hình dáng giống như con rùa và nằm ở phía bắc của làng. Vị trí của chùa hướng về phía Nam, bên trái là một vườn cây ăn quả và một hồ nước rộng, phía sau chùa là đường đê và bờ sông Hồng.

      Tam quan của chùa được thiết kế dạng gác chuông, với mái hai tầng chồng diêm và tám mái, được lợp ngói ta. Cửa chùa mở ra ở bốn phía và được trang trí với tám đầu đao hình hồi long. Vì cấu trúc mái chủ yếu sử dụng gỗ, nên kèo đỡ mái được xây dựng theo kiểu đơn giản "chồng rường", được trang trí bằng bào trơn và các kẻ soi. Tầng trên của chùa treo một quả chuông lớn. Sau tam quan, có một khu vườn và sân chùa được lát gạch vuông. Ngay phía sau sân là chùa chính có cấu trúc hình chữ đinh.

      Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ được một số hiện vật quý giá: Hai quả chuông, có một quả mang tên "Trùng tạo trú hồng chung Bà Già tự" và được niên hiệu Chính Hòa thứ 16 (1665). Ngoài ra, chùa còn lưu giữ một số đồ gỗ quý bao gồm có 10 đôi câu đối sơn son, trong đó có 2 đôi hình lòng mo phủ gấm. Bốn bức hoành phi, một cỗ kiệu long đình, tám tấm bia đá được làm từ đá xanh trắng mịn… 

      Phủ Tây Hồ

      Phủ Tây Hồ nằm trong thôn Tây Hồ, trước đây là một làng cổ thuộc khu vực kinh thành Thăng Long, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Vị trí của phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo rộng lớn của làng Nghi Tàm, nổi lên giữa Hồ Tây và cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về hướng Tây.

      Phủ Tây Hồ là nơi thờ phụng Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống tín ngưỡng điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh được coi là một trong tứ bất tử, bao gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Thánh Mẫu. Chúa Liễu Hạnh là vị thánh được tôn kính trong tín ngưỡng tứ phủ hay còn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu - một tín ngưỡng có nguồn gốc lâu đời của người dân Việt Nam. 

      Phủ Tây Hồ gắn liền với truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Nguồn: Best price)

      Các công trình kiến trúc của phủ Tây Hồ gồm cổng tam quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu) và Phủ chính là công trình có quy mô lớn nhất. Phần trước của phủ có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi "Tây Hồ hiển tích", được trang trí tỉ mỉ và công phu. Cánh cửa chạm tứ quý ở phần trên và chạm tứ linh ở phần dưới, cùng với chạm đào thọ ở giữa. Sau tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái. Ngoài ra, còn có nhà tiền tế, hậu cung xây sát sau phương đình. Kế đến là điện Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, với tầng trên thờ phật Quan Âm và tầng dưới là 3 động Sơn Trang.

      Vào các dịp lễ tết, các ngày Rằm du khách đổ về phủ Tây Hồ rất đông để cầu may mắn, bình an và thưởng ngoạn cảnh đẹp chốn Tây Hồ. Đồng thời, phủ Tây Hồ cũng là nơi linh thiêng nên được nhiều người dân đến cúng lễ để cầu phúc, cầu lộc.

      Chùa Châu Lâm

      Chùa Châu Lâm nằm tại số 199 phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội (Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân)

      Chùa Châu Lâm (Châu Lâm tự) đã được xây dựng từ thời kỳ Lê vào thế kỷ XVIII. Nằm tại số 199 phố Thuỵ Khuê, Tây Hồ, ngôi chùa này kiến trúc bề thế và đẹp mắt khi được xây dựng với nhiều nếp nhà ngang dọc và được bao quanh bởi cây cổ thụ và cây ăn quả như bưởi, hồng, xoài. Đặc biệt, trong sân chùa có một cây vối đã tồn tại hơn 100 năm, mang đến vẻ trang nghiêm và thanh tịnh cho ngôi chùa cổ kính này.

      Quy hoạch mặt bằng của chùa Châu Lâm chia thành 3 phần: Tam quan, Sân chùa và Chùa chính (bao gồm Tiền đường, thượng điện và hậu cung). Các kiến trúc của chùa được xây dựng liên tiếp nhau để tạo nên sự hoàn chỉnh cho toàn bộ công trình.

      Chùa Châu Lâm được xây dựng với quy mô kiến trúc rộng lớn và ấn tượng. Cảnh quan xung quanh chùa làm tăng thêm sự trang nghiêm và đẹp đẽ cho ngôi chùa cổ. Hệ thống cây cổ thụ, cây xanh và cây cảnh được bố trí khéo léo, mang tới một không gian thanh bình. 

      Chùa Châu Lâm hiện vẫn giữ được nhiều di vật có giá trị khoa học, lịch sử và nghệ thuật. Trong số này, có chuông đồng từ thời nhà Lê, khánh đồng từ thời nhà Nguyễn và bộ sưu tập 48 pho tượng lớn nhỏ. Tất cả những hiện vật này đều mang lại một giá trị toàn diện về lịch sử và nghệ thuật của ngôi chùa.

      Chùa Sải 

      Chùa Sải đã tồn tại từ thế kỷ XVI (Nguồn: VOV Du lịch)

      Chùa Sải (Tĩnh Lâu tự), đã tồn tại từ thế kỷ XVI và nằm tại góc phố Trích Sài - Võng Thị, làng Hồ Khẩu, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

      Chùa Sải được xây dựng trên một khu đất cao ở cuối làng Hồ Khẩu (Miệng hồ), với mặt chính của điện nhìn ra sông Hồng theo hướng đông bắc. Vào thời Lê, nơi này thuộc huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, kinh thành Thăng Long. Tương truyền, ban đầu chỉ có một am nhỏ để thờ các vương tôn quý tộc trong triều đại Lý. Sau này am mới được chuyển thành chùa để thờ tổ tiên và các vị linh thiêng khác.

      Chùa trước đây được gọi là "Thanh Lâu tự" trong hơn hai thế kỷ. Trên quả chuông chùa được đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) và tấm bia hậu dựng vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), tên này vẫn được khắc. Tuy nhiên, trên một tấm bia khác ghi lại việc tu bổ chùa vào năm Tự Đức thứ 14 (1862), tên đã được thay đổi thành "Tĩnh Lâu tự" và từ đó cho đến ngày nay, chùa sử dụng tên gọi này.

      Trong chùa, có lưu giữ những hiện vật quý mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVI - XVII. Các pho tượng Phật giáo được tạo ra với sự công phu và trau chuốt, có đường nét thanh thoát, kế thừa tinh túy của nền điêu khắc thời Lê-Mạc. Đặc biệt, trong chính điện của chùa có một tòa Cửu Long trông giống như chiếc lọng che (bảo cái), được coi là một tác phẩm độc đáo và khác biệt so với hình dáng thông thường.

      Như vậy, bài viết trên đây của OneHousing đã tổng hợp đến bạn đọc top 4 ngôi chùa gần chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ. 

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.

      Xem thêm

      Căn 2PN, 3PN ở chung cư CT13 Ciputra quận Tây Hồ có diện tích thế nào?

      Những câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về khu đô thị Ciputra cho người lần đầu mua tham khảo

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ ý kiến đánh giá

      Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết

      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương