Tổng quan bản đồ quy hoạch Gia Lai mới nhất | OneHousing

      Tổng quan bản đồ quy hoạch Gia Lai mới nhất

      Onehousing image
      7 phút đọc
      19/07/2024
      Cập nhật thông tin về phương hướng quy hoạch Gia Lai và kế hoạch sử dụng đất thời gian tới thông qua bản đồ quy hoạch tỉnh này mới nhất trong bài viết dưới đây.

      Gia Lai là một tỉnh thuộc Tây Nguyên với cơ sở hạ tầng đang được hoàn thiện đồng bộ, tiềm năng phát triển kinh tế tốt và có quỹ đất dồi dào. Vì thế, đây là một trong số các thị trường bất động sản mà các nhà đầu tư sẽ quan tâm trong thời gian tới, khi quỹ đất ở các thành phố lớn dần thu hẹp. Để đưa ra lựa chọn đầu tư đúng đắn, bạn có thể dựa vào bản đồ quy hoạch Gia Lai mới nhất trong bài viết này.

      Tổng quan về tỉnh Gia Lai 

      Tỉnh Gia Lai được tái thành lập vào năm 1991 và được tách ra từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Tên gọi của tỉnh bắt nguồn từ chữ “Jarai” theo cách gọi của một số dân tộc thiểu số trong địa bàn.

      Vị trí địa lý

      Gia Lai là tỉnh vùng cao nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, cách Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt khoảng 1.120km, 396km và 491 km. Trong đó, tỉnh Gia Lai tiếp giáp với các địa phận sau:

      • Phía Đông: Tiếp giáp với tỉnh Bình Định và Phú Yên.
      • Phía Tây: Tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia.
      • Phía Nam: Tiếp giáp với tỉnh Đắk Lắk.
      • Phía Bắc: Tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum.

      Địa hình và điều kiện tự nhiên

      Gia Lai nằm ở độ cao trung bình khoảng 700 - 800m, trên một phần của nền đá cổ rộng lớn với độ dày hơn 4.000m thuộc địa khối Kon Tum. Tỉnh có địa hình thấp dần theo chiều từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây, gồm các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ phức tạp. Địa hình này có 27 loại đất đai khác nhau, được chia thành 7 nhóm chính là đất xám, phù sa, đất đỏ, đất đen, đất xói mòn, đất mùn vàng đỏ. Trong đó, nhóm đất chủ yếu là đất đỏ bazan.

      Gia Lai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao, lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Ngoài ra, nhiệt độ tại đây còn phụ thuộc vào độ của mỗi vùng. Khí hậu Gia Lai được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa với nhiệt độ trung bình năm là 22 - 25 độ C. 

      tong-quan-ban-do-quy-hoach-gia-lai-moi-nhat-onehousing-1

      Gia Lai có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa (Ảnh: VnExpress)

      Diện tích, dân số và mật độ dân cư

      Tỉnh Gia Lai có tổng diện tích là 15.510,13 km², được chia thành 17 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện. Ước tính năm 2023, địa bàn tỉnh có khoảng 1.613.895 người, tương đương mật độ dân số là 104 người/km². Trong đó, phần lớn là dân số nông thôn với 1.138.764 người ( chiếm 68,5%). Còn lại 475.131 người là dân số thành thị (chiếm 31,5%).

      (Nguồn: Wikipedia)

      Tình hình giao thông

      Tỉnh Gia Lai có tình hình giao thông tương đối thuận lợi, cả về đường bộ và đường hàng không. Về đường bộ, từ Gia Lai, bạn có thể di chuyển nhanh chóng đến Thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn lân cận qua Quốc lộ 14, 19, 25 đường Hồ Chí Minh,... Về đường hàng không, sân bay Pleiku của Gia Lai đang mở đường bay thẳng tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 

      Tình hình kinh tế

      Điều kiện khí hậu và địa hình tại đây thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi, cũng như kinh doanh nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Gia lai còn là khu vực tập trung nhiều loại khoáng sản như vàng, bô xít, đá quý, nguồn vật liệu xây dựng,... Vì thế, tài nguyên khoáng sản cũng là một lĩnh vực kinh tế tiềm năng và nổi bật của tỉnh.

      Ngoài ra, tiềm năng về thủy điện cũng là một thế mạnh mà Gia Lai đã và đang khai thác để phát triển kinh tế. Cụ thể, trên địa bàn có khoảng 4 công trình thủy điện lớn với công suất lắp máy 1.422 MW và khoảng 85 công trình nhỏ có công suất 80.200kW. Các công trình được phân bố đều khắp trên toàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất của địa phương.

      Tình hình bất động sản của tỉnh Gia Lai trong năm 2024 

      Đọc tiếp

      Tính đến đầu năm 2024, thị trường bất động sản tỉnh Gia Lai ghi nhận nguồn cung dồi dào với mặt bằng giá giảm đáng kể so với năm 2022, khoảng 30%. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng với số lượng và giá trị giao dịch giảm đi đáng kể. Bởi vì, nhiều nhà đầu tư cần tính thanh khoản nên chấp nhận bán tháo với giá thấp, trong khi người mua vẫn chần chừ và chờ giá giảm sâu hơn nữa. Ở một số khu vực, tính thanh khoản vẫn cao với các giao dịch nhỏ lẻ phát sinh do nhu cầu ở thực, dù với số lượng ít.

      Trong tháng 5 vừa qua, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai đã ban hành Nghị quyết 346/NQ-HĐND về hệ số điều chỉnh giá đất 2024 (hệ số K) trên địa bàn. Trong đó, trừ các vị trí được quy định cụ thể, hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh sẽ có hệ số giá đất tăng từ 1,05 - 7,00 lần. 

      tong-quan-ban-do-quy-hoach-gia-lai-moi-nhat-onehousing-2

      Thị trường bất động sản Gia Lai năm 2024 vẫn trầm lắng với số lượng giao dịch giảm đáng kể (Ảnh: Baodautu)

      Cập nhật bản đồ quy hoạch Gia Lai mới nhất 

      tong-quan-ban-do-quy-hoach-gia-lai-moi-nhat-onehousing-3

      Bản đồ quy hoạch Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh: quyhoachvietnam)

      Trên đây là bản đồ quy hoạch Gia Lai về phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2050, được thể hiện theo tỷ lệ 1/100000. Theo phương hướng quy hoạch Gia Lai như trên, tỉnh định hướng phát triển theo mô hình phát triển cân đối, dựa trên những lợi thế có sẵn của địa phương. Cụ thể, các ngành thế mạnh của tỉnh như du lịch, thương mại, công nghiệp chế biến, nông nghiệp và năng lượng tái tạo sẽ được tập trung đầu tư và phát triển.

      Ngoài ra, để phát huy hết tiềm năng và lợi thế về địa hình, văn hóa, chính trị, địa phương chủ trương xây dựng các trung tâm, hành lang, vùng chức năng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

      Theo đó, phương hướng quy hoạch Gia Lai được thực hiện theo mô hình không gian gồm 1 tâm - 2 cửa ngõ - 3 hành lang - 4 tiểu khu. Cụ thể là: 

      • 01 tâm: Thành phố Pleiku và phụ cận là trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh.
      • 02 cửa ngõ: Gồm cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (cửa ngõ về kết nối hàng hóa, du lịch, thương mại quốc tế,...) và cảng hàng không Pleiku (cửa ngõ kết nối Pleiku với vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm kinh tế trong nước và quốc tế).
      • 3 hành lang: Đường Hồ Chí Minh (QL14), QL19, QL25 là 3 hành lang kinh tế động lực, nối thành phố Pleiku và phụ cận đến các cực tăng trưởng, hay trung tâm vùng liên huyện gồm Thị xã An Khê, Ayun Pa và Lệ Thanh.
        • Đường Hồ Chí Minh - QL14: Hành lang kinh tế tổng hợp.
        • QL19: Hành lang Nông nghiệp Công nghệ cao (CNC), kinh tế dịch vụ và du lịch.
        • QL25: Hành lang Nông nghiệp CNC, chăn nuôi đại gia súc và chế biến.
      • 4 tiểu khu: Theo định hướng quy hoạch Gia Lai, đây sẽ là một trong các tỉnh đầu tiên trên cả nước tham gia vào nền kinh tế xanh không carbon và là một mẫu hình về mô hình phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó, toàn tỉnh sẽ phát triển song song với hai vùng riêng biệt, cụ thể là:
        • Vùng phía Đông: Bao gồm 2 tiểu vùng sinh thái - kinh tế, tập trung phát triển du lịch sinh thái và kinh tế lâm nghiệp.
        •  Vùng phía Tây: Được chia thành 2 tiểu vùng sinh thái - kinh tế và ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ và có giá trị kinh tế cao. 

      Nhận xét tổng quan

      Theo phương hướng quy hoạch Gia Lai đến 2050, tỉnh sẽ phát triển theo mô hình phát triển cân đối, tập trung vào thế mạnh và lợi thế sẵn có. Cụ thể, Gia Lai chủ trương xây dựng các trung tâm, hành lang, vùng chức năng theo mô hình 1 tâm, 2 cửa ngõ, 3 hành lang và 4 tiểu vùng. Trong đó, mỗi không gian sẽ được phát triển theo định hướng riêng, phù hợp với mục tiêu, thế mạnh của từng vùng và đồng nhất dựa trên phương hướng quy hoạch chung. Như vậy, phương án quy hoạch Gia Lai này sẽ giúp phát huy hết tiềm năng của tỉnh và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

      Trên đây là những thông tin nổi bật về vị trí, dân số, tình hình bất động sản và bản đồ, cũng như phương hướng quy hoạch Gia Lai trong thời gian tới. Đây cũng là nội dung quan trọng, phản ánh kế hoạch sử dụng đất của địa phương mà nhà đầu tư có thể tham khảo và cân nhắc khi lựa đưa ra quyết định đầu tư bất động sản của mình.

      Xem thêm

      Tổng quan về mua bán nhà đất Đắk Lắk cập nhật mới nhất

      Tổng quan bản đồ quy hoạch Kon Tum mới nhất

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương