Nguyên tắc để quản lý tài chính cá nhân là làm sao tiền ‘đẻ’ ra tiền, sử dụng đồng tiền để làm công cụ phục vụ, không phải là bạn làm việc vì tiền. Nói cách khác, bạn phải học đầu tư. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, bạn cần xây dựng một chiến lược đầu tư thụ động khôn ngoan. Cung tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.
Trong kinh tế có một thuật ngữ tiếng Anh gọi là Passive Investing, tạm dịch tiếng Việt là đầu tư thụ động. Đây là một chiến lược đầu tư dài hạn, trong đó nhà đầu tư giữ cổ phiếu một cách ổn định trong một khoảng thời gian kéo dài để giảm thiểu rủi ro và chi phí giao dịch.
Phương pháp này tập trung vào việc tích lũy lợi nhuận qua thời gian, thay vì tìm kiếm lợi nhuận từ biến động ngắn hạn của thị trường, đối lập hoàn toàn với chiến lược đầu tư chủ động
Một số ví dụ điển hình cho việc đầu tư thụ động như:
Hiểu rõ về đầu tư thụ động (nguồn: Admirals)
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Đầu tư thụ động có ưu và nhược điểm gì? (nguồn: Tien Invest)
Trong lĩnh vực tài chính đầu tư, việc áp dụng chiến lược đầu tư thụ động có thể mang lại một số rủi ro cần được nhà đầu tư lưu ý. Sau đây là một số trường hợp cần cân nhắc:
Khi tham gia đầu tư thụ động, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro thị trường tổng. Các quỹ chỉ số, mặc dù theo dõi toàn bộ thị trường, nhưng cũng chịu ảnh hưởng khi thị trường chứng khoán hoặc giá trái phiếu giảm.
Những người muốn đầu tư quá an toàn lại thường tập trung vào một hoặc một số ít cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư. Điều này có thể tạo ra một mức độ hạn chế nhất định về sự đa dạng trong danh mục đầu tư. Trong trường hợp một hoặc một số ít tài sản này gặp vấn đề, nhà đầu tư có thể phải đối mặt với rủi ro lớn hơn.
Sự thiếu linh hoạt cũng là một rủi ro quan trọng. Người quản lý quỹ chỉ số thường không được phép thực hiện các biện pháp phòng ngừa như cắt giảm một vị trí trong cổ phiếu, ngay cả khi họ dự đoán giá cổ phiếu sẽ giảm. Do đó, các quỹ chỉ số thụ động thường phải đối mặt với hạn chế về hiệu suất, vì chúng được thiết kế để đảm bảo lợi nhuận theo dõi sát với chỉ số cơ bản của chúng.
Mặc dù đầu tư thụ động thường tạo ra lợi nhuận ổn định trong dài hạn, nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội sinh lời từ các thị trường phát triển nhanh chóng hoặc từ các ngành công nghiệp mới nổi. Điều này có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi và đạt được mức lợi nhuận mong đợi của nhà đầu tư so với các phương pháp đầu tư chủ động.
Một số rủi ro của đầu tư thụ động (nguồn: Prudential)
Đầu tư thụ động là nước đi phù hợp cho những người muốn đầu tư một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm riêng, đặc biệt là về sự thiếu linh hoạt và khả năng sinh lợi nhuận.
Quyết định giữa đầu tư thụ động và đầu tư chủ động phụ thuộc vào mục tiêu và cách quản lý tài chính cá nhân của mỗi người. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ về các rủi ro tiềm tàng và xác định phương pháp đầu tư phù hợp, để đảm bảo bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
Bài viết trên đã giải thích rõ định nghĩa về ‘đầu tư thụ động’, những ưu điểm và hạn chế của phương pháp đầu tư này, cũng như chỉ ra những rủi ro tiềm tàng người đầu tư cần chú ý. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với những ai đang có ý định kiếm lợi nhuận trên chặng đường đầu tư tài chính lâu dài.
Xem thêm
Các con giáp được tuổi mua nhà, đầu tư bất động sản năm 2024