Tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp-ăn các gia chủ cần nắm để không bị bất tiện khi sinh hoạt

      Tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp - ăn các gia chủ cần nắm để không bị bất tiện khi sinh hoạt

      Onehousing image
      9 phút đọc
      11/03/2024
      Bạn đang có dự định thiết kế lại phòng bếp nhưng lại không biết có những tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp như thế nào. Bài dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ được vấn đề trên.

      Hầu hết mọi người khi sở hữu được một căn nhà cho riêng mình thường sẽ chú trọng rất nhiều đến thiết kế nội thất của căn nhà, một trong số những căn phòng mà nhiều người quan tâm là thiết kế phòng bếp ăn. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ đưa ra những tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp mà các gia chủ cần nắm để không bị bất tiện khi sinh hoạt.

      Một số những tiêu chí quan trọng phải đảm bảo khi thiết kế phòng bếp 

      Phòng bếp là một trong những không gian luôn có tần suất sử dụng cao nhất trong nhà, bởi vậy nên việc thiết kế phòng bếp ăn không những đòi hỏi tính thẩm mỹ cao mà còn phải đảm bảo được sự tiện nghi và phù hợp với đặc điểm, thói quen sinh hoạt của mỗi gia đình khác nhau.

      Phòng bếp phải được phân chia khu vực phù hợp với quy trình nấu nướng

      Việc phân chia khu vực phù hợp với quy trình nấu nướng là một điều rất quan trọng giúp quá trình nấu nướng, sinh hoạt được thuận tiện và dễ dàng hơn nhất là đối với những phòng bếp có diện tích nhỏ hẹp, bởi vì việc bố trí và thiết kế các khu vực rõ ràng sẽ giúp gia chủ không bị cảm thấy chật chội, khó chịu. 5 khu vực mà các gia chủ cần phải chú ý phân chia và sắp xếp nhằm giúp căn bếp trở nên gọn gàng hơn, tiết kiệm được công sức di chuyển và tạo tâm lý thoải mái khi nấu ăn.

      Khu vực dùng để lưu trữ thực phẩm

      Đây là một khu vực quan trọng dùng để bảo quản thực phẩm và các sản phẩm nhằm phục vụ việc chế biến, nấu nướng. Thông thường mọi người thường chia khu vực này thành 2 khu: khu bảo quản thực phẩm khô (gạo, gia vị, bột,...) và khu bảo quản thực phẩm đông lạnh. Những thực phẩm khô phải để ở vị trí thích hợp, vừa tránh nhiệt độ cao nhưng cũng phải có vị trí gần tầm với của người chế biến thức ăn nhằm thuận tiện việc bổ sung, đổ đầy thực phẩm vào khay/hộp mỗi khi cần và giúp gia chủ khi đi chợ về có thể dễ dàng cất thực phẩm khô vào cùng một chỗ. 

      Việc lắp đặt tủ đựng thực phẩm khô là một gợi ý vô cùng thông minh và thuận tiện, giúp cho quá trình lấy đồ khi nấu, sắp xếp thực phẩm trở nên dễ dàng hơn. Còn khu thực phẩm đông lạnh sẽ để các thiết bị lớn chiếm nhiều diện tích như tủ lạnh, tủ đông vậy nên gia chủ cần phải chú ý sắp xếp tránh gây khó khăn khi di chuyển.

      Khu vực dùng để sơ chế

      Các loại thực phẩm sẽ được mang đến khu vực này để sơ chế (nhặt rửa, cắt thái, tẩm ướp gia vị,...) vậy nên các dụng cụ như dao, đũa, kéo, thớt, gia vị,... sẽ được đặt ở đây. Các gia chủ nên mua hoặc lắp đặt các kệ để đựng gia vị, có hộp/lọ sử dụng để đựng gia vị chế biến nên có các nhãn dán giúp gia chủ tránh nhầm lẫn và dễ dàng hơn trong quá trình nấu nướng.

      Khu vực dùng để đựng chén đĩa

      Đây sẽ là khu vực để lưu trữ những đồ dùng nhà bếp như nồi, chảo, tô, xoong, chén,... Tiêu chí sắp xếp là những đồ dùng có kích thước lớn và nặng thì để ngăn dưới, còn những đồ dùng có kích thước nhỏ như dĩa, thìa, muỗng,... thì gia chủ nên lắp đặt thêm khay chia chuyên dụng nhằm tránh mất lộn xộn và mất thời gian trong việc tìm kiếm.

      Khu vực dùng để dọn rửa

      Khu vực này sẽ có bồn rửa hoặc chậu rửa bát, nơi để rửa nồi, chảo, bát đũa, xoong,... sau khi đã sử dụng. Tại khu vực này gia chủ có thể lắp đặt thêm máy rửa bát, đồ vệ sinh phòng bếp, thùng rác giúp cho việc dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn. Để cho khu vực này luôn được gọn gàng và sạch sẽ hơn thì gia chủ nên có đủ không gian để cất dụng cụ vệ sinh, nước rửa bát, tẩy rửa vệ sinh nhà bếp chuyên dụng.

      Khu vực dùng để nấu nướng

      Đây là khu vực để chế biến thực phẩm, thường bao gồm bếp nấu, máy nướng, lò vi sóng, máy hút mùi,... Nên thiết kế vị trí lò nướng và lò vi sóng cách bếp một khoảng cách phù hợp giúp cho việc nấu nướng không bị cản trở.

      Việc sắp xếp và phân chia khu vực sẽ giúp căn bếp trông gọn gàng và sạch sẽ hơn (Nguồn: happynest)

      Phòng bếp nên được bố trí không gian lưu trữ tối đa

      Thiết kế phòng bếp ăn luôn ưu tiên những nơi có không gian rộng rãi bởi phòng bếp phải chứa rất nhiều đồ dùng vậy nên gia chủ phải chú ý bố trí một không gian đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng, tránh những trường hợp đồ dùng chất ngập, có khoảng trống để lấy đồ. Gia chủ nên lắp đặt thêm các khay chia chuyên dụng dành cho ngăn kéo, khi thiết kế phòng bếp và thi công tủ hãy tận dụng không gian bên dưới bồn rửa để cất trữ thêm đồ. Với những căn bếp có diện tích nhỏ thì việc sử dụng ngăn kéo góc sẽ gia tăng thêm không gian đề đồ.

      Phòng bếp nên sử dụng nội thất dễ sử dụng và phù hợp với gia đình

      Đối với những gia đình có trẻ con thì yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu, vậy nên khi tiến hành thiết kế phòng bếp ăn gia chủ nên hạ thấp vòi nước hoặc kê thêm ghế đứng phù hợp với chiều cao của trẻ nhỏ giúp trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn. Lưu ý các chất tẩy rửa phải được dán nhãn, phân loại rõ ràng và phải được lưu trữ ở các khu vực có tủ đóng kín. Điều này sẽ giúp tránh những tiếp xúc của trẻ con với các chất tẩy rửa hóa học đồng thời giúp gia chủ dễ dàng tìm kiếm hơn mỗi khi cần sử dụng. Ngoài ra cũng nên sử dụng các ngăn kéo để cất các vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, nĩa,... đảm bảo an toàn nhất cho bé.

      Đối với những gia đình có người cao tuổi thì nội thất phòng bếp nên được bố trí đơn giản, gọn gàng và dễ nhớ. Những vật dụng thường xuyên sử dụng nên để ở những vị trí có độ cao phù hợp, dễ nhìn thấy, phù hợp với tầm với của người lớn tuổi. Các thiết bị như bếp nấu, máy hút mùi, lò nướng, lò vi sóng,... nên có cách dùng đơn giản, không có quá nhiều thao tác. Màu sắc của phòng bếp nên sử dụng màu sáng giúp những người cao tuổi có thị lực kém có thể dễ dàng nhìn thấy và phân biệt hơn.

       

      Một vài nguyên tắc khi thiết kế phòng bếp

      Đọc tiếp

      Nguyên tắc về tam giác bếp

      Tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp một cách sáng tạo và tiện ích là khiến cho không gian nấu ăn, bồn rửa và tủ lạnh tạo thành một hình tam giác, khoảng cách giữa các khu vực không được vượt quá 6 mét giúp cho người nấu dễ dàng di chuyển và thao tác khi nấu nướng.

      Các hình dáng được sử dụng phổ biến là theo hình chữ U, L và chữ G: Dáng chữ U (tủ lạnh ở một bên, khu vực nấu nướng ở bên còn lại) đem đến một không gian linh hoạt. Dáng chữ L: tủ lạnh, khu vực nấu nướng và bồn rửa được sắp xếp thành một cấu trúc thuận tiện. Còn dáng chữ G là sự kết hợp giữa cả 2 chữ U và L mang lại cho gia chủ nhiều không gian hơn. Sự sắp xếp theo tam giác sẽ giúp giảm bớt quãng đường di chuyển trong bếp, quá trình nấu ăn cũng trở nên dễ dàng hơn, tạo cảm giác sáng tạo và thoải mái.

      Hình ảnh minh họa cho nguyên tắc tam giác trong thiết kế phòng bếp ăn (Nguồn: happynest)

      Nên lựa chọn sàn bếp bền bỉ với thời gian

      Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế phòng bếp ăn là sàn bếp. Gia chủ nên lựa chọn những chất liệu chịu được va đập mạnh, dễ dàng vệ sinh. Đồng thời gia chủ cũng nên tránh những mẫu sàn bếp quá bóng bẩy dễ gây ra tình trạng trơn trượt, gây nguy hiểm khi sử dụng nhằm tạo ra một không gian nấu ăn không chỉ tiện lợi mà còn đảm bảo an toàn và dễ vệ sinh nhất.

      Chọn đúng màu sắc phù hợp với thiết kế phòng bếp

      Tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp khi lựa chọn màu sắc là phải cân đối. Không gian chính phải sử dụng màu sáng kết hợp với điểm nhấn màu tối để tạo cảm giác cân đối, hài hòa, sinh động nhưng vẫn ấm cúng và rộng rãi. Những năm gần đây xu hướng nội thất là màu tối mang lại sự sang trọng, thuận tiện trong việc vệ sinh nhưng cũng nên chú ý tránh dùng màu tối cho không gian chủ đạo tạo cảm giác thu hẹp diện tích. Việc lựa chọn các tông màu tự nhiên làm chủ đạo sẽ giúp tạo ấn tượng mạnh về thị giác và tạo sự hài hòa.

      Nên lựa chọn ốp tường và mặt kệ/bếp có tính thực dụng

      Việc lựa chọn chất liệu ốp tường và mặt kệ/bếp phải có tính thực dụng cao. Các chất liệu như đá cẩm thạch hay đá hoa cương không còn là lựa chọn duy nhất, đa dạng các loại lựa chọn sẽ giúp tối ưu hóa không gian căn bếp và đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ cao. Chất liệu của ốp tường bếp phải chịu được nhiệt cao, dễ vệ sinh và có độ bền cao.

      Lưu ý về ánh sáng của phòng bếp

      Đối với phòng bếp gia chủ nên lựa chọn lắp đặt đèn thông dụng hoặc đèn thả trần trang trí, nên lắp đèn ở các khu vực như bồn rửa, bếp nấu hoặc lắp thêm đèn thủy tinh ở khu vực nấu nướng, tủ bếp nhằm gia tăng độ sáng cho căn bếp.

      Nên cất giữ dụng cụ gọn gàng

      Đây là nguyên tắc cuối cùng khi thiết kế phòng bếp ăn, gia chủ nên lựa chọn một lối sống ít bày biện dụng cụ giúp cho không gian nhà bếp trở nên gọn gàng và sạch sẽ hơn. Chỉ nên giữ lại những dụng cụ cần thiết, tối giản các vật dụng trên kệ bếp nhằm tạo ra một không gian phòng bếp rộng rãi và thông thoáng hơn.

      Việc lựa chọn màu sắc và sắp xếp dụng cụ giúp tạo cảm giác ấm cúng, sang trọng cho căn bếp (Nguồn: happynest)

      Những tiêu chuẩn lựa chọn chiều cao tủ bếp

      Chiều cao của tủ bếp trong thiết kế phòng bếp là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của gia đình gia chủ. Thông thường các loại tủ bếp đều có 5 bộ phận là tủ bếp trên, tủ bếp dưới, tủ kho (tủ cao), mặt bàn bếp và khoang ốp bếp. Mỗi một bộ phận đều có khoảng cách và chiều cao khác nhau vậy nên dưới đây là những tiêu chuẩn về chiều cao tủ bếp:

      • Kích thước của tủ bếp: Một bộ tủ bếp tiêu chuẩn sẽ có chiều cao là 2,2m; chiều sâu là 0,58m và chiều rộng phụ thuộc vào không gian của mỗi căn bếp.
      • Tủ bếp trên thường có chiều cao từ 0,35m đến 0,9m (ngang tầm nhìn và tầm với của một người trưởng thành); chiều rộng từ 0,3m đến 0,8m (phụ thuộc vào không gian phòng bếp); chiều sâu tính cả cánh là 0,35m.
      • Khu vực tủ bếp trên đến mặt bàn (để bếp từ, bếp gas, nồi, chảo,..) có chiều cao tiêu chuẩn là 0,62m giúp dễ dàng trong quá trình nấu nướng, đồng thời tạo khoảng cách đảm bảo không gian với những gia đình có sử dụng máy hút mùi.
      • Tủ bếp dưới thường có chiều cao tiêu chuẩn là 0,74m; chiều sâu là 0,58m.
      • Tủ bếp dưới so với mặt sàn có khoảng cách lý tưởng là 0,1 m giúp dễ dàng hơn trong việc vệ sinh.

      Tóm lại, bài viết trên là những tiêu chuẩn thiết kế phòng ăn bếp mà các gia chủ cần phải nắm được để không gặp phải bất tiện khi sinh hoạt hàng ngày. Qua bài viết mong rằng bạn đã có thêm được những thông tin về các tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp giúp bạn tạo ra được một căn bếp phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình.

      Xem thêm

      Các con giáp được tuổi mua nhà, đầu tư bất động sản năm 2024

      Ngân hàng kích thích nhu cầu vay vốn mua nhà

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương