Tiền có thể kiếm lại được nhưng trải nghiệm thì không: Những hệ quả khó lường từ lối suy nghĩ này c

      Tiền có thể kiếm lại được nhưng trải nghiệm thì không: Những hệ quả khó lường từ lối suy nghĩ này của giới trẻ

      Onehousing image
      7 phút đọc
      07/04/2024
      Lối sống tiêu nhiều hơn cho trải nghiệm rất thường gặp ở giới trẻ hiện nay. Vậy nên trong bài viết này sẽ chỉ ra những hệ quả khó lường từ lối suy nghĩ này giúp người trẻ quản lý tài chính và kế hoạch tài chính cá nhân.

      Trên mạng xã hội có một câu nói đang trở thành xu hướng trong giới trẻ “Tiền có thể kiếm lại được nhưng trải nghiệm thì không” làm thay đổi lối suy nghĩ của nhiều người trẻ. Nếu bạn đã từng nghe tới điều này thì bài viết sau đây sẽ chỉ ra những hệ quả khó lường và cách người trẻ quản lý kế hoạch tài chính cá nhân.

      Lối suy nghĩ “Tiền có thể kiếm lại được nhưng trải nghiệm thì không” của giới trẻ

      Đây là một câu nói được sử dụng trong phần mở đầu của các bài đăng chia sẻ về trải nghiệm. Câu nói này mang ý nghĩa mỗi trải nghiệm ở tuổi trẻ chỉ có duy nhất một lần, vậy nên hãy biết trân trọng nó còn tiền thì hoàn toàn có thể tích góp và kiếm lại.

      Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay người trẻ thường chi nhiều vào các trải nghiệm, thậm chí họ có thể tiêu sạch tiền cho tuổi trẻ và trải nghiệm của mình. Người trẻ tuổi thường được cho là chi tiêu nhiều tiền để mua được “cảm giác vui vẻ”.

      Thúy Anh - một sinh viên đại học chia sẻ rằng bản thân đang được bố mẹ chu cấp và một phần tiền thu nhập cô bạn tự kiếm. Cô đã chi 50% đến 70% nguồn thu nhập của mình cho trải nghiệm, cho những chuyến du lịch. Một phần lý do cô gái dám chi mạnh tay như vậy là do khoản tiền ăn uống cô vẫn được bố mẹ gửi từ quê, do vậy cô không có khoản chi tiêu gì quá lớn. Theo cô gái có tiền cứ hết mình với đam mê nhưng cũng sẽ chỉ được một thời gian nhất định, vậy nên cô quyết định trải nghiệm đến 25 tuổi rồi tập trung vào công việc và gia đình.

      Đối với Khánh Linh - đang kinh doanh, chỉ chi 5% đến 10% thu nhập của mình vào trải nghiệm. Bởi vì cô cho rằng trải nghiệm hoặc đi du lịch là một liều thuốc chữa lành, mang đến trải nghiệm về nhiều thứ như văn hóa, con người,... nhưng không nên tiêu hết tiền cho nó mà phải có kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.

      tien-co-the-kiem-lai-duoc-nhung-trai-nghiem-thi-khong-nhung-he-qua-kho-luong-tu-loi-suy-nghi-nay-cua-gioi-tre-n17t-onehousing-1

      Lối suy nghĩ và chi tiêu phung phí ảnh hưởng lớn đến cách người trẻ quản lý tài chính (Nguồn: prudential)

       

      Hệ quả khó lường từ lối suy nghĩ: “Tiền có thể kiếm lại được nhưng trải nghiệm thì không”

      Đọc tiếp

      Câu chuyện của Hoàng Giang - một kỹ sư tự động hóa chính là minh chứng rõ nét cho hệ quả của lối suy nghĩ hết mình vào trải nghiệm, tiêu tiền phung phí đến lúc không kiếm ra tiền mới biết trân trọng mồ hôi công sức của mình.

      Năm 2017 sau khi tốt nghiệp, Hoàng Giang được nhận vào làm tại một tập đoàn công nghệ lớn nhất Châu Á đồng thời anh còn kiếm thêm công việc khác là người mẫu ảnh cho các shop thời trang. Thu nhập hàng tháng của anh từng dao động từ 25 đến 28 triệu đồng/tháng.

      Anh chia sẻ rằng hồi sinh viên ít trải nghiệm vì học hành bận rộn vậy nên khi đi làm và kiếm được tiền anh chỉ nghĩ đến việc ăn chơi với suy nghĩ “bù” cho những năm tháng sinh viên không được trải nghiệm.

      Anh bù đắp bằng cách cùng bạn gái đi du lịch mỗi tháng 1 lần, vào các tiệm steak, bar 4 - 5 buổi tối trong một tuần, hóa đơn mỗi bữa của anh thường không dưới 1,5 triệu đồng, có lúc còn tiêu đến 8 -9 triệu đồng trong 1 tuần mà vẫn còn dư một khoản tiền. Chính vì suy nghĩ còn dư tiền nên Giang không gửi tiết kiệm cũng không đi đầu tư.

      Thế rồi khi biến cố xảy ra, anh mất công việc mẫu ảnh khi giãn cách xã hội khiến thu nhập giảm 60%, sau đó công ty còn cắt giảm nhân sự. Anh chia sẻ rằng vẫn nhận được trợ cấp 3 tháng lương và đó là khoản tiền duy nhất của mình nhưng vẫn phải chi trả cho tiền thuê nhà, ăn uống trong 4 tháng. Vì quen lối sống tiêu xài hoang phí nên trong 1 tháng đầu anh vật vã kinh khủng. Đến lúc đó, Giang mới biết trân trọng đồng tiền mà mình kiếm được.

      Sau khi thất nghiệp khoảng 3 đến 4 tháng cuối cùng anh cũng tìm được công việc mới. Giang chia sẻ rằng hiện giờ anh đã đỡ phung phí hơn ngày xưa dù vẫn chưa biết quản lý tài chính cá nhân, nhưng anh vẫn trích 45% thu nhập để gửi tiết kiệm.

      Câu chuyện của Giang chính là một lời cảnh báo về cách người trẻ quản lý tài chính và sự quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân, sống tiết kiệm, trải nghiệm vừa đủ.

      Lời khuyên về quản lý tài chính cho giới trẻ

      Phải luôn rà soát chi tiêu

      Đây là một điều mà nhiều giới trẻ bỏ qua khiến việc quản lý tài chính cá nhân trở nên kém hiệu quả. Hãy luôn rà soát các khoản chi tiêu hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm như học phí, mua sắm, ăn uống, phí điện/nước,... Sau đó hãy chia thành 2 loại: có thể cắt giảm và không thể cắt giảm. Ví dụ những khoản như tiền học, tiền nhà, tiền điện/nước, tiền đi lại, ăn uống,... đều là những khoản không thể cắt giảm, thay vào đó bạn có thể cắt giảm những khoản ít quan trọng như mua sắm, xem phim, cà phê với bạn bè,...

      Hãy lập kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng

      Để bản thân người trẻ quản lý tài chính hiệu quả thì họ phải biết cách lập kế hoạch và mục tiêu sử dụng tài chính cụ thể nhất. Mục tiêu có thể dài hạn hoặc ngắn hạn nhưng phải có lộ trình rõ ràng. Ví dụ như bạn dự định tiết kiệm tiền 1 năm để đi du lịch, số tiền du lịch dự tính là khoảng 12 triệu đồng vậy nên mỗi tháng bạn chỉ cần dành tối thiểu 1 triệu đồng để đạt được mục tiêu, không nên chi tiêu vượt quá những khoản đã lập ra trong kế hoạch.

      tien-co-the-kiem-lai-duoc-nhung-trai-nghiem-thi-khong-nhung-he-qua-kho-luong-tu-loi-suy-nghi-nay-cua-gioi-tre-n17t-onehousing-1

      Tiết kiệm chi tiêu và lập kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng giúp người trẻ quản lý tài chính tốt hơn (Nguồn: prudential)

      Không được chi tiêu vượt quá 10% số tiền kiếm được

      Đây là một nguyên tắc quản lý tài chính của các chuyên gia dành cho giới trẻ, họ không nên chi tiêu quá 10% mức thu nhập. Ví dụ như mức thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/tháng thì bạn không nên mua một chiếc túi có giá 1 triệu đồng.

      Hãy luôn kỷ luật với bản thân, tiết kiệm và để dành một khoản tài sản có giá trị mỗi tháng sẽ mang đến cho giới trẻ những lợi ích lâu dài như nhà, xe, sổ tiết kiệm,... Việc tiết kiệm từ 10% đến 15% thu nhập hàng tháng sẽ rất giúp ích cho những người mới tiết kiệm lần đầu, đồng thời nâng mức tiết kiệm tiền cho giới trẻ trong tương lai.

      Biết gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn khác nhau

      Một trong những bí quyết để tiết kiệm tài chính cá nhân hiệu quả của các doanh nhân thành đạt là đa dạng các kênh thu nhập của mình. Nếu bạn muốn được tự do tài chính cá nhân thì có thể tận dụng thời gian rảnh của mình để làm thêm nhiều công việc khác. Tuy nhiên làm nhiều công việc nhưng bạn vẫn phải biết cách quản lý thời gian của mình hiệu quả nhất.

      Tiết kiệm với Micro Saving (tích lũy tiền lẻ)

      Tiền lẻ là một loại tiền có mệnh giá nhỏ và ít được quan tâm bởi vậy nên nó được để ở rất nhiều nơi, hay bị mọi người quên lãng.

      Trong cuộc sống nếu bạn biết cách tiết kiệm tiền lẻ thì sau 1 tháng, 1 năm hoặc nhiều năm sau bạn sẽ có được một khoản tiền lớn, đủ để đáp ứng nhu cầu về mua sắm hoặc đầu tư của mình.

      Khi tham gia vào Micro Saving những khoản tiền lẻ thừa lại này sẽ được tự động đầu tư vào 3 quỹ đầu tư của TCBS nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng. 3 quỹ đầu tư bao gồm:

      • Quỹ đầu tư trái phiếu (TCBF) : khi đầu tư vào quỹ này khách hàng sẽ nhận được lợi nhuận mục tiêu cao hơn LSTK 12 tháng từ 1% đến 2%, đây là một quỹ tăng trưởng trong dài hạn.
      • Quỹ đầu tư cân bằng linh hoạt (TCFF): quỹ này giúp khách hàng nhận được mức lợi suất mục tiêu cao hơn LSTK 12 tháng từ 2% đến 3%.
      • Quỹ cổ phiếu Techcom top 30 (TCEF): quỹ này sẽ giúp nhà đầu tư sở hữu cổ phần với lãi suất 12%/năm của các doanh nghiệp nằm trong top 30 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu tại Việt Nam.

      Chương trình này cho phép bạn tự động tích lũy tiền lẻ từ các giao dịch hàng ngày của mình. Số tiền làm tròn thấp nhất là 1,000 đồng và tối đa là 1,000,000 đồng tùy thuộc vào giá trị giao dịch.

      Để tham gia chương trình, bạn cần có tài khoản chứng khoán tại TCBS. Bạn có thể đăng ký trực tuyến thông qua trang web của TCBS hoặc liên hệ trực tiếp với các chi nhánh và đại lý của họ.

      Tóm lại, bài viết trên là thông tin và hệ quả khó lường từ lối suy nghĩ “Tiền có thể kiếm lại được nhưng trải nghiệm thì không” của giới trẻ hiện nay. Qua bài viết mong rằng bạn đã rút ra được cho mình những kiến thức về cách tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

      Xem thêm:

      Cơ chế tài chính là gì? Có những cơ chế tài chính nào?

      5 hiểu lầm về quản lý tài chính cá nhân khiến bạn mãi không tiết kiệm được

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương