Cơ chế tài chính là một thuật ngữ rất quen thuộc trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần phải quan tâm đến cơ chế tài chính. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính và cách quản lý tài chính đầu tư.
"Cơ chế tài chính" là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, có tên gọi bằng tiếng Anh là "Financial Mechanism". Tại Việt Nam, khái niệm này được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học (XB năm 2021), cơ chế tài chính là tổng hợp các biện pháp, phương án giải quyết, cũng như các hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân phối hoặc sử dụng nguồn tài chính đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cơ chế tài chính cũng phải điều chỉnh và phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Ngoài ra, cơ chế tài chính còn được hiểu là cách thức tồn tại của một doanh nghiệp, phản ánh hoạt động tài chính đầu tư tổng thể và tương tác giữa các hoạt động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, hay thậm chí là của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Cơ chế tài chính là yếu tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp (Nguồn: Aura Capital)
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành doanh nghiệp, cơ chế tài chính đề cập đến cách thức mà doanh nghiệp, tổ chức hoặc chương trình gọi vốn và sử dụng nguồn vốn tài chính đầu tư nhằm duy trì hoạt động. Ví dụ, một công ty huy động vốn thông qua việc bán sản phẩm, dịch vụ, hoặc thông qua việc vay vốn từ ngân hàng.
Ý nghĩa thứ ba của cơ chế tài chính liên quan đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông qua việc sử dụng thuật ngữ này, doanh nghiệp có thể thiết lập các quy định và thông lệ một cách dễ dàng về việc sử dụng nguồn vốn, duy trì hoạt động mà không cần tham khảo quy trình huy động vốn mỗi lần cần sử dụng nguồn vốn.
Thuật ngữ "cơ chế tài chính" thường được sử dụng trong những bối cảnh khác nhau, nhưng thường ám chỉ đến một ý tưởng cơ bản - là các nguồn tài trợ mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhận nhằm hỗ trợ cho hoạt động của mình. Bằng cách sử dụng thuật ngữ này, tổ chức có thể thiết lập những hướng dẫn và quy tắc về cách sử dụng nguồn tài trợ ở mức hoạt động mà không cần đi vào chi tiết về quá trình thu tiền mỗi lần.
Cơ chế tài chính có thể hiện diện dưới nhiều hình thức và ảnh hưởng đến các loại tổ chức khác nhau. Một trong những hình thức phổ biến nhất của cơ chế tài chính là doanh thu. Nhiều doanh nghiệp tạo ra doanh thu thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Cơ chế tài chính có thể thông qua hình thức tạo doanh thu (Nguồn: Luật ACC)
Đối với những tập đoàn lớn, việc phát hành cổ phiếu trở thành một cơ chế tài chính nhằm thu thập vốn tài chính đầu tư lớn dựa trên giá trị công ty. Họ có thể phát hành cổ phiếu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể vay tiền từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để đầu tư vào sự phát triển.
Các tổ chức phi lợi nhuận, như tổ chức từ thiện hay các nhóm xã hội khác, thường phụ thuộc vào những cơ chế tài chính khác nhau để tài trợ cho các hoạt động. Đóng góp từ các doanh nghiệp và cá nhân vẫn thường là một nguồn tài trợ quan trọng.
Ngoài ra, những cơ chế tài chính bổ sung có thể bao gồm việc tổ chức sự kiện gây quỹ hay chiến dịch huy động nguồn lực. Một số tổ chức cũng có thể nhận tài trợ từ cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.
Chương trình từ thiện cũng là một hình thức của cơ chế tài chính (Nguồn: PVGas)
Chính phủ của một quốc gia thường phát triển cơ chế tài chính dựa trên thuế thu từ công dân. Tuy nhiên, cơ chế tài chính của chính phủ cũng có thể bao gồm việc vay tiền từ các tổ chức tài chính tư nhân hoặc từ các quốc gia khác.
Các nguồn tài trợ này sau đó được sử dụng tài trợ cho các cơ quan, bộ phận và chương trình cụ thể của chính phủ, giúp chính phủ trở thành một cơ chế tài chính quan trọng cho những hoạt động khác nhau.
Có rất nhiều các hình thức cơ chế tài chính khác nhau, nhưng tại Việt Nam, có 3 hình thức phổ biến nhất được mô tả sau đây:
- Cơ chế tài chính tạo ra doanh thu: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), tạo ra doanh thu được thực hiện thông qua bán các sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty sản xuất hoặc cung cấp cho khách hàng.
- Cơ chế tài chính phát hành cổ phiếu: Đối với những tập đoàn lớn, cơ chế tài chính thường được thể hiện thông qua việc phát hành và bán cổ phiếu, nhằm tăng dòng tài nguyên dựa trên những giá trị được định giá của công ty.
- Cơ chế tài chính vay ngân hàng: Doanh nghiệp có thể chủ động tìm đến nguồn vốn bằng cách vay tiền từ các ngân hàng hoặc tổ chức, quỹ tín dụng khác nhằm cung cấp nguồn vốn tài chính đầu tư ban đầu cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trả lại toàn bộ số tiền vay (kèm lãi suất) sau một khoảng thời gian nhất định.
Doanh nghiệp Việt thường tiếp cận vốn vay tạo nguồn tài chính ban đầu cho công ty (Nguồn: VietnamBiz)
Ngoài 3 hình thức phổ biến trên, cơ chế tài chính cũng có thể được thể hiện qua việc các tổ chức từ thiện, tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức phi chính phủ (NGOs) sử dụng những phương tiện như tổ chức các sự kiện gây quỹ, gọi vốn hỗ trợ từ chính phủ, hoặc chiến dịch quyên góp thông qua sự kiện hay các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào những hoạt động thiện nguyện.
Có thể thấy, cơ chế tài chính là một thuật ngữ rất quan trọng. Những người chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ để giúp cho hoạt động gọi vốn tài chính đầu tư của công ty đạt hiệu quả tốt. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích và vận dụng hiệu quả để mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Xem thêm:
7 bước giúp bạn làm chủ đồng tiền: Chia sẻ từ chuyên gia tài chính cá nhân
Học cách quản lý tài chính của cô gái trẻ để không nợ nần và có tiền tiết kiệm
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn