Thuê nhà kinh doanh homestay cần cân đối ngân sách đầu tư thế nào?

      Thuê nhà kinh doanh homestay cần cân đối ngân sách đầu tư thế nào?

      Onehousing image
      8 phút đọc
      09/01/2024
      Bạn có sẵn vốn và muốn kinh doanh homestay nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Đầu tư bao nhiêu tiền hợp lý? OneHousing sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm cân đối ngân sách để bạn tham khảo.

      Kinh doanh homestay đã trở thành một lĩnh vực hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều người muốn tận dụng số vốn có sẵn và tiềm năng du lịch để kiếm thêm thu nhập ổn định. Tuy nhiên, không ít người “chân ướt, chân ráo” bước vào con đường startup đang loay hoay không biết nên bỏ ra bao nhiêu tiền để thuê nhà kinh doanh và phát triển loại hình lưu trú này. Dưới đây, OneHousing sẽ giúp bạn cân đối ngân sách cũng như chia sẻ bí quyết gia tăng lợi nhuận hiệu quả!

      thue-nha-kinh-doanh-homestay-can-can-doi-ngan-sach-dau-tu-the-nao-onehousing-1

      Kinh doanh homestay và những chi phí cần có (Nguồn: Traveloka)

      Các chi phí cần thiết khi thuê nhà kinh doanh homestay

      Tùy vào vị trí, quy mô, định hướng phát triển homestay mà số vốn bỏ ra sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi bắt đầu khởi nghiệp với mô hình này bạn cần nắm rõ 2 khoản chi phí:

      • Chi phí đầu tư ban đầu: Tiền cọc nhà, sửa chữa, trang trí, đăng ký kinh doanh homestay, mua sắm đồ dùng ban đầu.
      • Chi phí vận hành hàng tháng: Tiền thuê nhà theo tháng/quý/năm (tùy hợp đồng), nhân sự, marketing, điện, nước, cáp, internet, dọn dẹp vệ sinh, mua sắm thêm đồ dùng và 1 số chi phí phát sinh khác.

      Các khoản phí đầu tư chung cho homestay

      Một căn nhà lý tưởng để kinh doanh homestay cần đạt tiêu chí rộng rãi, thoáng mát, có nhiều phòng riêng, WC và chỗ để xe. Vì thế, nếu hạ tầng không có sẵn hay căn nhà hiện tại không đủ rộng thì thuê nhà là lựa chọn hợp lý. Giá cho thuê trung bình dao động từ 15 - 30 triệu đồng/căn tùy vào vị trí, diện tích.

      • Cho thuê nhà 3,5 tầng, 4 phòng ngủ, diện tích: 126m2 (7x18m), gần trục đường Hoàng Quốc Việt, cách Aeon Mall Huế 800m, phù hợp làm homestay. Giá thuê 13 triệu đồng/tháng.
      • Cho thuê căn 5 tầng, 6 phòng ngủ, rộng 70m2 tại ngõ Hàng Hương, Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho làm homestay. Giá thuê 35 triệu đồng/tháng.
      • Cho thuê nhà 3 tầng trống suốt khu phố Tây An Thượng, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (nằm sát biển), 6 phòng ngủ, diện tích 180m2. Giá thuê 55 triệu đồng/tháng.
      • Sang homestay Phan Bội Châu, Phường 1, Đà Lạt, Lâm Đồng diện tích 150m2, 8 phòng ngủ, có thể kinh doanh homestay ngay. Giá thuê 22 triệu đồng/tháng.

      (Nguồn: Batdongsan, tháng 1/2024)

      Như vậy, chi phí cho thuê nhà tối thiểu đã trên 200 triệu đồng/năm (chưa gồm tiền cọc).  Để homestay được hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, bạn cũng cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh. Chi phí rơi vào khoảng 8 – 10 triệu đồng.

      Ngoài ra, bạn cần tính toán các khoản phí sửa chữa, trang trí, mua sắm đồ dùng ban đầu. Bởi đa số các căn cho thuê làm homestay thường giao thô hay có sẵn một số nội thất cơ bản. Bạn cần liệt kê ra các hạng mục cần cải tạo, nâng cấp, những đồ dùng, nội thất, ngoại thất, vật dụng, thiết bị điện tử cần mua sắm thêm.

      Các vật dụng cần thiết như: TV, tủ lạnh, máy lạnh, bếp nấu, máy giặt, chăn, màn, ga gối, đệm, đồ trang trí, sofa, bàn ghế, bình đun siêu tốc, cốc, đồ vệ sinh cá nhân (kem đánh răng, bàn chải, dao cạo râu dùng 1 lần, sữa tắm, dầu gội, khăn), nước lọc, trà, cafe, máy sấy, giấy ăn, giấy vệ sinh. 

      Dự kiến khoản đầu tư ban đầu dao động tầm 500 triệu đồng tùy quy mô, nhu cầu và tiềm lực tài chính của bạn.

      thue-nha-kinh-doanh-homestay-can-can-doi-ngan-sach-dau-tu-the-nao-onehousing-2

      Chi phí đầu tư ban đầu cho homestay tương đối cao (Nguồn: VinWonders)

      Chi phí vận hành

      Để kinh doanh homestay diễn ra thuận lợi không thể không kể đến các chi phí để vận hành sau:

      • Chi phí nhân sự

      Tùy thuộc vào quy mô homestay mà bạn thuê số lượng nhân sự cần thiết. Chi phí thuê nhân sự rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/người/tháng (tùy vị trí làm việc). Nếu quy mô nhỏ, bạn có thể tự làm hoặc tận dụng nguồn nhân lực trong gia đình để tối ưu chi phí.

      • Chi phí marketing

      Để thu hút lượng khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng biết đến căn homestay của mình, bạn cần đẩy mạnh vào truyền thông và marketing. 

      Bạn nên xây dựng kênh riêng cho homestay (website, mạng xã hội), quảng bá homestay trên các diễn đàn du lịch, liên kết với các trang booking/du lịch nổi tiếng như Skydoor, Tripadvisor, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay đăng lên Airbnb, OTA (Agoda, Booking, Traveloka, Vntrip, Luxstay).

      Chi phí bỏ ra rơi vào khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian khi lượng khách đi vào ổn định, mức chi phí này có thể thấp hơn.

      • Chi phí điện, nước, truyền hình, internet

      Khi làm homestay bạn nên đăng ký giá điện kinh doanh sẽ có lợi hơn. Chi phí cho điện, nước, internet, truyền hình cáp dao động khoảng 5 – 20 triệu đồng/tháng tùy quy mô. 

      Tuy nhiên, mức phí này có thể tăng cao hơn do khách hàng có tâm lý dùng điện, nước thoải mái. Vậy nên, bạn cũng cần có ngân sách dự phòng cho khoản này.

      • Chi phí khác

      Ngoài ra, còn có các khoản chi phí khác như: Phát sinh, dự phòng rủi ro, sửa chữa các đồ dùng bị hư hỏng, mua sắm thêm thiết bị còn thiếu, đồ dùng đã hết (nước đóng chai, trà, cafe, giấy vệ sinh, kem đánh răng, bàn chải, sữa tắm) cho từng phòng. Mức chi phí khoảng 1 - 3 triệu đồng/ tháng (tùy thuộc vào quy mô homestay).

      Với câu hỏi đầu tư, kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn? Bạn nên hiểu rằng chi phí sẽ phụ thuộc vào tiềm lực tài chính ban đầu, định hướng, quy mô, giá cả thị trường và nhu cầu mà bạn hướng đến. Thông thường để duy trì kinh doanh homestay vừa và nhỏ trong 1 năm, con số sẽ rơi vào khoảng vài trăm triệu cho tới 1 tỷ đồng.

      thue-nha-kinh-doanh-homestay-can-can-doi-ngan-sach-dau-tu-the-nao-onehousing-3

      Cần chia rõ các khoản phí và lập kế hoạch chi tiêu hợp lý khi kinh doanh homestay (Nguồn: Homestay review)

       

      Bí quyết kinh doanh homestay thành công cho người mới

      Đọc tiếp

      Với số tiền đầu tư lớn, bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng các khoản bỏ ra để có kế hoạch thu hồi vốn hợp lý.

      Có khoản tiền dự phòng

      Trong quá trình vận hành thực tế sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh. Thậm chí, bạn có thể phải bỏ tiền để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay chưa có nhiều khách. Do đó, bạn cần có khoản tiền dự phòng để kịp thời xử lý và xoay vòng vốn khi cần thiết.

      Nghiên cứu thị trường

      Bạn nên tiến hành nghiên cứu thị trường để biết giá thuê nhà trung bình và cân nhắc xem liệu giá đó đang phù hợp với ngân sách đầu tư của bạn hay không. Nếu giá thuê quá caocó thể cân nhắc tìm kiếm các khu vực khác hoặc thương lượng giá thuê với chủ nhà.

      Về khách hàng, bạn cần phải khoanh vùng được nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới. Họ là ai, độ tuổi, sở thích, thói quen tiêu dùng, nhu cầu, thu nhập bao nhiêu? Tất cả những đặc điểm này sẽ giúp bạn lựa chọn được căn nhà có quy mô hợp lý cũng như trang trí homestay sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.

      Địa điểm

      Vị trí thuận tiện là yếu tố quan trọng khi khách hàng tìm kiếm homestay. Bạn nên lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay ở gần các điểm du lịch nổi tiếng. Còn nếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hãy chọn thuê những căn ở gần trung tâm để du khách tiện đi lại, vui chơi tại các khu phố sầm uất, đa dạng tiện ích hơn.

      Được mệnh danh là thành phố biển hồ với vị trí đắc địa ngay cửa ngõ phía Đông Thủ đô, Vinhomes Ocean Park chính là địa điểm lý tưởng cho những ai có nhu cầu tìm thuê căn hộ, villa để làm homestay. 

      Tại đây đa dạng loại hình sản phẩm, phù hợp với ngân sách đầu tư của nhiều người. Chưa kể, nơi đây còn quy tụ hệ thống tiện ích đẳng cấp mang lại trải nghiệm mới lạ, khác biệt, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách thuê phòng.

      thue-nha-kinh-doanh-homestay-can-can-doi-ngan-sach-dau-tu-the-nao-onehousing-4

      Căn homestay 3 phòng ngủ, diện tích 73m2 tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park (Nguồn: Homestay Ocean)

      Hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay

      Để được cấp phép kinh doanh homestay, bạn cần đáp ứng các điều kiện đã được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp luật, điển hình như: Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP, Luật Du lịch 2005. 

      Bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm: Thông tin homestay, giấy tờ cá nhân người tiến hành lập ra hộ kinh doanh, số lượng lao động, số vốn hoạt động.

      Thời hạn kinh doanh

      Bạn cũng nên xác định kinh doanh ngắn hạn hay dài hạn để ký kết hợp đồng thuê nhà phù hợp. Để mang lại hiệu quả đầu tư, hợp đồng thường ký từ 3 - 5 năm.

      Thiết kế homestay độc đáo

      Nếu phân khúc thuê homestay là giới trẻ, họ thường bị thu hút bởi những thứ độc đáo, mới lạ. Do đó, bạn cần thiết kế và trang trí homestay sao cho ấn tượng để thu hút đối tượng này. 

      Ngoài ra, homestay được trang trí đẹp mắt càng khuyến khích khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ trên mạng xã hội. Đây cũng là một cách hữu ích để quảng cáo miễn phí cho homestay của bạn.

      Mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm

      Nếu muốn kinh doanh homestay bền vững và lâu dài, bạn cần cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ. 

      Rất nhiều homestay đã “ăn nên làm ra” nhờ chế độ chăm sóc khách hàng tận tình, hỗ trợ chu đáo từ đặt tour du lịch, liên hệ nhà xe đưa đón, tư vấn lịch trình, cho thuê xe máy hoặc kết hợp du lịch trải nghiệm: Thăm ruộng lúa chín, chèo kayak, đạp xe, thu hoạch rau củ, trái cây, xuống ao bắt cá, đi câu mực đêm, trekking.

      Sử dụng phần mềm quản lý

      Rất nhiều người có tư tưởng rằng homestay nhỏ thì không cần sử dụng phần mềm quản lý. Đây là một sai lầm lớn bởi công cụ này sẽ hỗ trợ bạn quản lý thông tin, dữ liệu chính xác. Điều này rất phù hợp với những chủ homestay phải thuê người quản lý hay nhân viên.

      Đẩy mạnh truyền thông

      Để gia tăng lượng khách thuê phòng, bạn hãy liên kết các kênh chuyên về đặt phòng trong và ngoài nước như: Booking, Mytour, Traveloka, Agoda, Ivivu, Vntrip, Megatrip, Homestay Vietnam, Airbnb. Đồng thời, bạn có thể chạy quảng cáo Facebook, Google Ads, SEO website, viết bài PR trên các kênh review chuyên biệt, seeding trên các hội nhóm du lịch.

      Trên đây là một số kinh nghiệm cân đối ngân sách và kinh doanh homestay hiệu quả để bạn có thể tham khảo, áp dụng. Hy vọng sẽ giúp bạn có được thông tin bổ ích khi thuê nhà kinh doanh homestay và tìm được phương án đầu tư hợp lý, gia tăng lợi nhuận.

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo,  OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agen

      Xem thêm:

      Với ngân sách 100 triệu, nên góp vốn chung kinh doanh homestay hay không?

      Đầu tư homestay ở Ocean Park: 120 triệu tiền vốn, lấp phòng cả hè sang đông

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương