Thực trạng Gen Z lương vài chục triệu nhưng phải đi vay để trả tiền hóa đơn: Tầm quan trọng của "ví

      Thực trạng Gen Z lương vài chục triệu nhưng phải đi vay để trả tiền hóa đơn: Tầm quan trọng của "ví dự phòng"

      Onehousing image
      7 phút đọc
      11/05/2024
      Gen Z đang có xu hướng tiêu dùng quá mức so với thu nhập cá nhân thực tế. Vậy làm thế nào để kiểm soát tốt tình hình chi tiêu? Tìm hiểu ngay!

      Gen Z được xem là thế hệ năng động, có lối sống cũng như khái niệm chi tiêu "thoáng" hơn so với các thế hệ trước. Nhiều bạn trẻ còn mạnh tay chi tiền cho việc mua sắm, ăn chơi, du lịch, hưởng thụ vượt quá mức thu nhập cá nhân, thậm chí phải nợ tiền thẻ tín dụng hoặc vay tiền người thân, đồng nghiệp để trả tiền hóa đơn mỗi tháng. Do đó, việc xây dựng một "ví dự phòng" để đảm bảo sự ổn định tài chính cá nhân đang là vấn đề được Gen Z đặc biệt quan tâm.

      Nhiều bạn trẻ dù thu nhập cá nhân vài chục triệu đồng nhưng vẫn phải vay nợ vì hết tiền (Ảnh: CafeF)

      Chi tiêu quá đà, nhiều Gen Z phải vay tiền trả hóa đơn

      Dù thu nhập hàng tháng lên tới vài chục triệu/tháng nhưng một bộ phận không nhỏ Gen Z (thế hệ sinh năm 1997 - 2012) có lối sống khá hoang phí và chi tiêu quá mức. Họ thậm chí phải dùng thêm thẻ tín dụng để tiêu trước và trả sau, hay sẵn sàng chi mạnh tay cho việc mua sắm hàng hiệu, tân trang nhan sắc, tiêu dùng cá nhân, du lịch hưởng thụ. Nhiều trường hợp kiếm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu để rồi chưa hết tháng đã hết tiền, rơi vào tình cảnh phải đi vay nợ để trả các loại hóa đơn.

      Thu nhập cá nhân 18 triệu đồng, sửa xe hết 4,6 triệu đồng cũng phải đi vay

      Thu Hiền (27 tuổi) đã đi làm được khoảng 5 năm ngại ngùng chia sẻ với Kenh14 là khoảng 2 tháng trở lại đây, cô nàng mới bắt đầu tiết kiệm những đồng lương đầu tiên.

      Khi mới ra trường, mức lương của cô từ 7 - 10 triệu đồng và sau vài năm đã tăng lên 18 triệu đồng nhưng chưa hết tháng đã hết tiền. Sau khi trừ tiền thuê nhà và các khoản phí dịch vụ hàng tháng (4,4 - 4,5 triệu đồng), tài khoản của cô chỉ còn lại khoảng 13 triệu đồng. Tuy nhiên, Thu Hiền không đầu tư hoặc tiết kiệm mà lại chi tiêu vào ăn uống và mua sắm. Chỉ sau 2 - 3 tuần, số tiền lương còn lại đã gần như biến mất. Cuối tháng, cô nàng thường phải đối mặt với tình trạng "chống đói".

      Dù vậy, Thu Hiền vẫn tỏ ra bình thản và cho rằng "ai mà không có lúc bị kẹt tiền". Cho tới khi không thể vay được từ đâu và buộc phải nhờ "giúp đỡ" từ mẹ cô nàng mới thức tỉnh. Cô cho biết xe máy bị hỏng vào cuối tháng và chi phí sửa hết 4,6 triệu đồng mà tài khoản lúc này chỉ có 300.000 đồng. Bạn thân cũng không thể vay mượn, vì vậy cô phải nhờ mẹ. Tuy được gọi là vay nhưng thực tế là mẹ cho cô tiền.

      Đó không phải là lần đầu tiên Thu Hiền rơi vào trạng thái bất ngờ cần tiền mà không có, phải đi vay mượn khắp nơi. Lúc hỏng xe, hỏng điện thoại, laptop hay chi tiêu cá nhân. Nhưng may mắn, giờ đây Thu Hiền đã dần thay đổi thói quen tiêu dùng hàng tháng.

      Kiếm 20 triệu đồng/tháng vẫn phải đi vay tiền khi chuyển nhà

      Tương tự như Thu Hiền, Thanh Hải (24 tuổi) vừa làm văn phòng vừa bán hàng online thu nhập khoảng 19 - 20 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không tiết kiệm được đồng nào. Cô nàng bộc bạch với Kenh14: “Nếu không chi tiêu cho bản thân, mình cũng dùng số tiền đó để nhập hàng. Mỗi lần hết khoảng 12 - 15 đồng triệu đồng. Vì kinh doanh nhỏ lẻ, không có kế hoạch chi tiêu nên nhiều khi cũng bí lắm. Đỉnh điểm là khi vừa nhập hàng xong, hết sạch tiền thì chủ nhà thông báo bán được nhà và trong 2 tuần tới Thu Hiền phải thu xếp dọn đi.

      Do có nhiều đồ đạc, hàng hóa nên phải thuê dịch vụ trọn gói khoảng 7 triệu đồng. Dù sẽ nhận được tiền cọc 4 triệu đồng sau khi chuyển đi nhưng vấn đề là phải cọc tiền thuê nhà mới trước khi tiền cọc nhà cũ được hoàn.

      Mình nhận ra không thể ỷ lại việc cần xoay vốn nhập hàng mà không để dành ra một khoản dự phòng khi cấp bách. Dù có vay được bạn bè để xoay sở nhưng cuối cùng mình vẫn phải trả. Chủ động tiết kiệm từ trước vẫn tốt hơn”.

      Lương gần 20 triệu đồng nhưng nhiều bạn trẻ chi tiêu sai cách dẫn tới cuối tháng “nợ chồng nợ” (Ảnh: VnExpress)

       

      Bài học quản lý tài chính cá nhân đúc rút từ trường hợp thực tế

      Đọc tiếp

      Sau nhiều lần vay mượn bất thành, Thu Hiền đã rút ra được bài học tài chính cá nhân và biết cách lập quỹ dự phòng để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Thu Hiền mừng rỡ: “2 tháng nay, ngay khi nhận lương mình đều gửi cho mẹ 5 triệu đồng nhờ giữ hộ. Bởi khi có tiền trong tay là mình lại không kìm chế được bản thân mà tiêu hết. Đi làm 5 năm mà mới tiết kiệm được có 10 triệu đồng, nói ra thì ngại những giờ có còn hơn không?

      Dù đã đưa mẹ 5 triệu đồng nhưng bản thân mình vẫn sinh hoạt và duy trì cuộc sống bình thường. Hóa ra chỉ cần không nhìn thấy số tiền nhàn rỗi ấy là tự khắc thói quen mua sắm phung phí sẽ dần ít đi, ăn uống, tụ tập cũng hạn chế hơn. Nói chung, cuộc sống không bí bách, khổ sở quá khi gửi mẹ giữ giúp 5 triệu đồng tiền lương gọi là quỹ dự phòng."

      Còn Thanh Hải, cô nàng đã có kế hoạch chi tiêu rõ ràng hơn: “Sau khi trừ đi chi phí thuê nhà, tiền dịch vụ, mình sẽ tiết kiệm 20% số tiền còn lại, 20% dùng để nhập hàng, 60% dùng cho việc chi tiêu cá nhân. Kế hoạch trong 3 tháng tới là sẽ giảm 5% tiền chi tiêu cá nhân/tháng để dồn vào tiết kiệm hoặc nhập hàng. Mình mới tập cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu nên không muốn gò ép bản thân quá, vừa thực hiện vừa điều chỉnh thôi sao cho hợp lý nhất.”

      Trải qua những tình huống phát sinh, 2 cô nàng mới rút ra được bài học về cách quản lý tài chính cá nhân (Ảnh: Prudential)

      Lời khuyên áp dụng cho Gen Z

      Nhiều Gen Z đang phải đối mặt với một số thách thức tài chính trong cuộc sống hiện đại. Việc chi trả chi phí thuê nhà, sinh hoạt, tiêu dùng đều đặt áp lực lên họ. Bằng cách tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân thông minh, các bạn trẻ có thể kiểm soát được chi tiêu hàng tháng, độc lập kinh tế, tránh rơi vào cảnh nợ nần và khó khăn.

      Dưới đây là một số bí quyết giúp thế hệ Gen Z quản lý tài chính hiệu quả:

      • Lập kế hoạch tài chính và thực hiện nghiêm túc: Gen Z có thể bắt đầu kiểm soát cuộc sống của mình bằng việc lưu lại hóa đơn, ghi chép, theo dõi, chia tỷ lệ chi tiêu, ngân sách để xác định tình trạng tài chính hàng tháng và điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra, các bạn trẻ nên thực hiện nghiêm túc để tránh rơi vào tình trạng “rỗng túi” khi chưa hết tháng.
      • Lập quỹ dự phòng khẩn cấp: Trong tất cả giai đoạn của cuộc đời, việc lập quỹ dự phòng khẩn cấp là việc rất quan trọng và bắt buộc phải có. Đây là khoản tiền dùng cho những trường hợp phát sinh như thất nghiệp, ốm đau, có chuyện đột xuất cần sử dụng tiền. Đây được xem như tài khoản tiết kiệm riêng biệt. Trừ trường hợp bất khả kháng, bạn tuyệt đối không được sử dụng quỹ này.
      • Hạn chế mua sắm hoang phí: Những lần chi tiêu tùy hứng có thể khiến bạn rơi vào tình trạng túng quẫn hay mắc nợ vào cuối tháng. Do đó, bạn hãy quản lý thói quen chi tiêu của bản thân, tránh mua sắm những sản phẩm không cần thiết.
      • Áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu thông minh: Có nhiều phương pháp quản lý chi tiêu bạn có thể tham khảo như quy tắc 50/20/30 (50% cho ăn uống sinh hoạt, 20% cho tiết kiệm, 30% cho sở thích cá nhân, chi tiêu), quy tắc 6 chiếc lọ tài chính (55% thu nhập dùng cho chi tiêu cần thiết, 10% tiết kiệm dài hạn, 10% giáo dục, 10% hưởng thụ, 10% tiết kiệm cho tự do tài chính, 5% cho quỹ từ thiện).
      • Tập tành đầu tư: Bên cạnh kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm, Gen Z có thể mở rộng nguồn thu nhập của mình qua kênh đầu tư. Tuy nhiên, để không mắc phải các bẫy đầu tư và trạng thái FOMO, bạn nên tìm tòi thật kỹ thông tin, trau dồi kiến thức và lựa chọn loại hình đầu tư phù hợp. Sau đó, chỉ nên đầu tư từ số tiền nhỏ để tích lũy dần kinh nghiệm cho các chiến lược đầu tư dài hạn sau này.

      Gen Z cần học cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để đạt được mục tiêu độc lập tài chính (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)

      Hy vọng thông qua những trường hợp và bài học thực tế trên đây sẽ giúp Gen Z giải quyết bài toán tài chính cá nhân của mình và vững vàng trước các sự cố bất ngờ diễn ra trong cuộc sống.

      Xem thêm

      Gen Z và chuyện tiền bạc: Thái độ và hành vi quản lý tài chính cá nhân bị ảnh hưởng bởi điều gì?

      Kế hoạch tài chính để sớm mua được nhà 4 tỷ đồng

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương