Theo quy hoạch TP. Hà Nội, dự án Vành đai 1 là một trong những công trình quan trọng bậc nhất, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị. Tuy nhiên, tiến độ dự án đang diễn ra chậm hơn so với kế hoạch ban đầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong vùng. Cùng tìm hiểu những thông tin mới nhất về dự án Vành đai 1 ngay sau đây!
Là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội sở hữu nhiều lợi thế như hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đầu tư thuận lợi.
Hà Nội nằm giữa lưu vực sông Hồng và sông Đáy, được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp. Thành phố tiếp giáp với 8 tỉnh thành, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận.
Một góc nhỏ trên mảnh đất Thủ đô (Ảnh: Hay Cafe)
Theo VietNamNet ngày 24/06/2024, với diện tích 3.359km2, TP. Hà Nội có diện tích lớn thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng, chỉ sau tỉnh Quảng Ninh (6.200km2).
Tính đến năm 2024, dân số Hà Nội ước tính 8.5 triệu người với mật độ dân cư khoảng 2.398 người/km2 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử phường Thượng Thanh, Long Biên tháng 6/2024). UBND TP. Hà Nội cho biết, dân số thành phố đã tăng nhanh trong 10 năm qua, chủ yếu do gia tăng cơ học từ người nhập cư.
Tốc độ gia tăng dân số khiến Thủ đô phải có các giải pháp giải tỏa ách tắc như dự án Vành đai 1 (Ảnh: Báo Lao Động)
Quy hoạch TP. Hà Nội bao gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã cùng với 579 đơn vị hành chính cấp xã.
Hà Nội đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong năm 2024. Các dự án giao thông lớn đang được triển khai đồng loạt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp.
Về giao thông, dù các dự án đường vành đai, cầu, hầm chui và cao tốc được triển khai, tình trạng ùn tắc vẫn là vấn đề nan giải, đặc biệt ở nội đô. Tiến độ các dự án đường sắt đô thị còn chậm, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển giao thông công cộng.
Hạ tầng kỹ thuật cũng cần được chú trọng. Mặc dù tỷ lệ tiếp cận nước sạch cao, tình trạng ngập úng vẫn xảy ra khi mưa lớn, cho thấy hệ thống thoát nước cần được nâng cấp. Công nghệ xử lý rác thải còn lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường. Nhu cầu sử dụng điện tăng cao cũng tạo áp lực lên hệ thống cung cấp điện.
Bên cạnh đó, tình trạng quá tải ở các trường công lập và bệnh viện tuyến trên đòi hỏi cần có thêm các cơ sở giáo dục và y tế, cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong nhiều thập niên qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội đã liên tục được đầu tư phát triển. Nhiều cây cầu, tuyến đường cao tốc, đường vành đai, đường hướng tâm, đường liên kết nội vùng và liên vùng... được hình thành, đã rút ngắn thời gian di chuyển, từng bước đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.
Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển không chỉ cải thiện khả năng kết nối khu vực mà còn tạo động lực phát triển cho thị trường bất động sản.
Cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội ngày một phát triển (Ảnh: Người Lao Động)
Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở khan hiếm, dòng vốn đầu tư bất động sản Hà Nội đang có xu hướng dịch chuyển tới các điểm đến mới nổi như phía Tây và phía Đông Bắc Thủ đô. Năm 2024, hai khu vực này đã xác lập vị thế “ngôi vương”, với hàng loạt dự án trọng điểm được giới đầu tư săn đón.
Lumière EverGreen là dự án thứ hai của chủ đầu tư Masterise Homes tại siêu đô thị Vinhomes Smart City, kế thừa thành công của Masteri West Heights. Đồng thời, dự án là dấu ấn đầu tiên cho bộ sưu tập Lumière cao cấp tại Hà Nội. Thời gian bàn giao dự kiến vào quý II/2026.
Vị trí của dự án được đánh giá cao khi tiếp giáp mặt đường nội khu rộng 52m, kết nối trực tiếp với đường Lê Trọng Tấn và đường 72, liền kề các phân khu sầm uất Sapphire 4, Sapphire 3 và Imperia Smart City.
Quy mô dự án Lumière Evergreen gồm 3 tòa tháp cao 39 tầng, trong đó tòa chính hình chữ U và 2 tòa phụ hình chữ C. Chủ đầu tư cung cấp 2.294 căn hộ đa dạng diện tích từ 32.2 - 106.3m2 (studio, 1PN, 1PN+1, 2PN, 2PN+1, 3PN).
Ngoài ra, cư dân được thừa hưởng hệ thống 60 tiện ích nội khu đẳng cấp như bể bơi bốn mùa, phòng gym, sân thể thao, vườn thiền... cùng toàn bộ tiện ích ngoại khu của đại đô thị Vinhomes Smart City.
Phối cảnh dự án Lumière Evergreen (Ảnh: Masterise Homes)
Vinhomes Global Gate, hay còn gọi là Vinhomes Cổ Loa, là một siêu dự án đô thị quy mô 385 ha, do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, tọa lạc tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Dự án được định vị trở thành một thành phố giao thương quốc tế và trung tâm tài chính mới của Việt Nam.
Dự án án ngữ trên mảnh đất đáp ứng đủ 3 tiêu chí “nhất cận giang, nhì cận giang, tam cận lộ”.
Vinhomes Global Gate là một siêu dự án phức hợp quy mô lớn, bao gồm 4 tòa căn hộ cao cấp, 9 tòa nhà hỗn hợp văn phòng và thương mại cùng 4.147 căn nhà ở thấp tầng đa dạng loại hình như biệt thự đơn lập, song lập, tam lập, tứ lập và liền kề.
Bên cạnh đó, nơi đây còn là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư nhờ sự hiện diện của Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia 90ha. Khi đi vào hoạt động, công trình không chỉ là nơi diễn ra các sự kiện tầm cỡ quốc tế mà còn là động lực thúc đẩy "nền kinh tế EXPO" tỷ đô, kéo theo cơ hội phát triển cho hàng loạt ngành kinh tế mũi nhọn.
Phối cảnh dự án Vinhomes Global Gate (Ảnh: Bds Vinhomes)
Vành đai 1 là tuyến đường giao thông huyết mạch của Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải giao thông nội đô và kết nối các khu vực trong thành phố.
Theo quy hoạch TP. Hà Nội, dự án Vành đai 1 có tổng mức đầu tư lớn, chỉ tính riêng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài 2.2km đã lên tới gần 7200 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 5800 tỉ đồng (Nguồn: Báo Lao Động, tháng 6/2024). Dự án Vành đai 1 đã được triển khai qua nhiều giai đoạn và hiện đang tiếp tục được hoàn thiện.
Theo quy hoạch dự án, đoạn Vành đai 1 từ Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy sẽ kết nối và phân luồng giao thông đến các tuyến đường khác trong thành phố. Các đoạn đường Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên – Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu được coi là những hạng mục ưu tiên nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Mặc dù đây là những khu vực có mật độ giao thông cao và thường xuyên xảy ra tắc nghẽn, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều thách thức nhất trong công tác giải phóng mặt bằng và thi công để đảm bảo tiến độ dự án.
Theo quy hoạch TP. Hà Nội, điểm đầu của dự án Vành đai 1 nằm tại nút giao Hoàng Cầu – La Thành, còn điểm cuối tiếp giáp với tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội. Công trình sẽ được mở rộng qua các phường Ô Chợ Dừa, Láng Hạ, Cát Linh và Láng Thượng, bao gồm cả việc xây dựng hai cầu vượt tại các nút giao quan trọng là Giảng Võ – Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh.
Quy hoạch Vành đai 1 (Ảnh: CTCP Địa Tín)
Do nằm trong vùng đông dân cư nên tiến độ thi công Vành đai 1 chậm chủ yếu là do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cùng chính quyền thành phố đã thông qua kế hoạch mở rộng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, xác định đây là đoạn cuối cùng để khép kín Vành đai 1 và đưa vào danh mục các dự án trọng điểm trong giai đoạn 2018 – 2020.
Sáng ngày 11/12/2024, tại phiên tái chất vấn của HĐND thành phố, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định đã đánh giá: “Vành đai 1 là dự án khó nhất của thành phố và có lẽ của cả nước”.
Trong đó quận Đống Đa có 643 trường hợp cần giải tỏa mặt bằng trên địa bàn quận, đến nay mới chỉ có hơn 100 trường hợp được giải quyết xong. Trong khi đó quận Ba Đình có 1334 trường hợp (Nguồn: Vnexpress, tháng 12/2024).
Để đảm bảo tiến độ, quận đã áp dụng 8 nhóm chính sách đặc thù và quyết tâm bàn giao mặt bằng trong nửa đầu năm 2025 (tức quý I và quý II).
Dự án Vành đai 1 có tổng chiều dài 7.2km, trong đó đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2.2km. Điểm đầu của dự án tại nút giao Hoàng Cầu - La Thành và điểm cuối tiếp giáp với đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Đoạn đường này có mặt cắt ngang rộng 50m bao gồm 6 làn xe.
Đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dự án Vành đai 1 (Ảnh: CafeF)
Dự án Vành đai 1 mà đặc biệt là đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sau khi hoàn thành có tiềm năng lớn đối với đời sống xã hội và kinh tế của Thủ đô.
Tác động đến đời sống xã hội:
Tác động đến kinh tế:
Dự án Vành đai 1 không chỉ là một công trình giao thông quan trọng trong quy hoạch TP. Hà Nội, mà còn đóng vai trò là xúc tác quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của thành phố. Khi hoàn thành, dự án sẽ tạo lực tác động tích cực đến thị trường bất động sản xung quanh.
Xem thêm
Thông tin quy hoạch TP. Hà Nội tại khu vực Hồ Tây và phụ cận tháng 12/2024
Nhà đất Hà Nội: Tình hình bất động sản chuyển nhượng sôi động đầu năm 2025