Trong năm 2024, thị trường bất động sản có những bước “chuyển mình” tích cực, nguồn cung - cầu bất động sản cũng có sự cải thiện rõ rệt, đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân. Tình hình thị trường bất động sản trong năm 2024 sẽ bứt phát như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm nhé.
Trong suốt 30 năm kể từ năm 1993, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã phát triển qua nhiều giai đoạn, chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và tác động của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chưa bao giờ thị trường này rơi vào tình trạng niềm tin của người dân và nhà đầu tư bị "xói mòn" như gần đây, khi nhiều tập đoàn BĐS hàng đầu bị buộc tội và bị mạnh tay xử lý.
Niềm tin của người dân, chủ đầu tư về thị trường bất động sản đang bị “xói mòn” (Nguồn: diaoconline)
Đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của thị trường BĐS, cùng với các vấn đề pháp lý không linh hoạt, khiến hàng nghìn dự án BĐS rơi vào tình trạng đắp chiếu. Tuy nhiên, đây chỉ là khó khăn bề nổi, thực tế đây là hệ quả của tư duy kinh tế chộp giật, thiếu chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm với cộng đồng của những người làm chủ thị trường.
Các chủ đầu tư và nhà phát triển BĐS, cùng với một số đối tượng trong chính quyền, đã gây hỗn loạn và khó kiểm soát thị trường. Họ hợp tác để chuyển hàng nghìn hecta đất Nhà nước sang tư nhân thông qua cổ phần hóa, với giá chỉ bằng một nửa hoặc thậm chí 1/10 giá thị trường, dẫn đến mất mát hàng chục nghìn tỷ đồng cho ngân sách.
Nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn như VEAM, VNSteel, Fococev, Sông Đà, Licogi, Fico, Lilama, Viwaseen liên quan đến sai phạm về đất đai trong quá trình cổ phần hóa. Ngoài ra, có nhiều nhà phát triển BĐS tham gia thị trường bằng cách "tay không bắt giặc" với nợ phải trả lớn hơn tài sản và các hình thức lừa đảo, làm mất niềm tin của người dân và nhà đầu tư.
(Nguồn: Kinh tế đô thị)
Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đóng góp khoảng 20% GDP Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính - ngân hàng nhấn mạnh về tầm quan trọng của thị trường này đối với nền kinh tế và việc cải thiện điều kiện sống. Cả 2 chuyên gia đều đồng tình rằng cải cách thể chế là chìa khóa để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Cải cách thể chế là chìa khóa giúp cho thị trường bất động sản phát triển bền vững (Nguồn: Thương Trường)
Các chuyên gia cho rằng Nhà nước can thiệp mạnh mẽ để cơ cấu lại sản phẩm và nguồn cung, đồng thời đảm bảo tính minh bạch để làm tăng niềm tin của nhà đầu tư. Điều quan trọng cần làm là giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS và đẩy mạnh điều tiết cung - cầu theo thực tế. TS Lê Xuân Nghĩa cũng đề xuất việc đánh thuế BĐS mạnh mẽ hơn để kiểm soát đầu cơ và đảm bảo rằng thị trường đáp ứng đúng nhu cầu của người dân.
Đồng thời, giải quyết hệ quả của kinh doanh chộp giật, mất cân đối về cơ cấu sản phẩm BĐS, đảm bảo phát triển thị trường dựa trên nhu cầu thiết thực và tài chính đầu tư của người dân.
(Nguồn: Kinh tế đô thị)
Bà Giang Huỳnh - Phó Giám đốc, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills nhận định rằng thị trường Bất động sản (BĐS) TP.HCM sẽ phục hồi trước so với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai do TP.HCM là trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam với nhu cầu nhà ở lớn. Bà cũng tin rằng dự kiến từ năm 2024, nguồn cung BĐS sẽ phục hồi dần, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho thị trường.
Bên cạnh đó, bà Giang cũng nhấn mạnh rằng sự phát triển của các dự án cũng đóng vai trò quan trọng và nếu chúng được triển khai đúng tiến độ, có giá bán hợp lý và pháp lý minh bạch, thì có thể thu hút người mua và giúp thanh khoản thị trường phục hồi. Bà Giang cho rằng việc tháo gỡ khó khăn về pháp lý từ cấp Trung ương và địa phương sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi và bứt phá hơn trong năm 2024.
(Nguồn: Báo tài nguyên môi trường)
Trong bối cảnh hiện tại, Nhà nước cần đẩy mạnh việc tháo gỡ những khó khăn về pháp lý, các chủ đầu tư cần tăng cường tính minh bạch cho dự án của mình để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển hơn. Thị trường bất động sản phục hồi tốt sẽ giúp đáp ứng được các nhu cầu ở thực phù hợp với tài chính đầu tư của người dân.
Xem thêm
Làn sóng rút tiền khỏi nhà băng đầu tư vào bất động sản có khả thi?