Vay thế chấp là hình thức vay vốn phổ biến hiện nay, thường được nhiều người lựa chọn để mua nhà, mua xe, kinh doanh... Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng OneHousing tìm hiểu chi tiết về thông tin lãi suất vay thế chấp của hai ngân hàng Techcombank và BIDV, qua đó tìm ra ngân hàng nào có mức lãi suất ưu đãi hơn.
Để nhận định chi tiết về mức lãi suất vay thế chấp hiện nay của các ngân hàng, cần phân chia rõ thành các nhóm sau đây:
Là nhóm ngân hàng do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc sở hữu của Nhà nước sáng lập và góp vốn. Ngân hàng tư nhân có cách thức hoạt động, chính sách, chiến lược kinh doanh riêng, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm lãi suất, tiền vay và các chính sách khác.
Bảng lãi suất vay thế chấp nhóm ngân hàng tư nhân (Nguồn: Viettel Money)
Theo bảng thống kê so sánh lãi suất vay thế chấp tại các ngân hàng tư nhân, có thể thấy mức lãi suất áp dụng thấp nhất thuộc về Ngân hàng MSB và OCB (5.99%/năm).
Ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại nước ngoài, có 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng này có tư cách pháp nhân, chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước ngoài và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mặc dù là ngân hàng có vốn nước ngoài, nhưng các ngân hàng này vẫn cung cấp đa dạng dịch vụ với mức lãi suất hấp dẫn, tạo được thế cạnh tranh cao trong lĩnh vực cho vay tài chính.
Bảng lãi suất vay thế chấp nhóm ngân hàng vốn 100% nước ngoài (Nguồn: Viettel Money)
Theo bảng so sánh, lãi suất cho vay thế chấp của các ngân hàng nước ngoài có xu hướng thấp hơn so với các ngân thuộc nhóm hàng tư nhân. Cụ thể, ngân hàng cho vay thế chấp lãi suất thấp nhất là Standard Chartered, Hong Leong và HSBC, với mức áp dụng là 6.49%/năm.
Các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước được phân loại thành 3 loại hình cơ bản dựa trên mục đích và chức năng như sau: Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước và Ngân hàng chính sách.
Bảng lãi suất vay thế chấp nhóm ngân hàng TMCP thuộc Nhà nước (Nguồn: Viettel Money)
Như vậy, đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần thuộc Nhà nước, mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất thuộc về ngân hàng Vietcombank khoảng 5 - 7.5%/năm. Đây được xem là mức lãi thấp nhất trong 3 nhóm ngân hàng nêu trên.
Từ bảng thông tin cập nhật phía trên, có thể thấy lãi suất vay thế chấp của ngân hàng Techcombank là khoảng 7.49%/năm. Trong khi mức lãi suất vay thế chấp của ngân hàng BIDV dao động từ 6.5 - 7.5%/năm (linh động tùy theo gói vay và mục đích vay vốn cụ thể. Nhìn chung, lãi suất vay thế chấp của 2 ngân hàng Techcombank và BIDV đều ở mức tương đương nhau, không có quá nhiều chênh lệch, đồng thời được đánh giá là tương đối cạnh tranh trên thị trường.
Đối với gói vay thế chấp của BIDV, hạn mức cho vay rất cao lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay là 20 năm và hưởng mức ưu đãi với lãi suất trong 6 tháng đầu tiên.
Đối với gói vay thế chấp của Techcombank, hạn mức cho vay cũng tương đối cao khoảng 70% giá trị tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay là 25 năm và hưởng mức ưu đãi với lãi suất trong 6 tháng đầu tiên.
Nhìn chung, Techcombank và BIDV đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do đó, khi lựa chọn vay thế chấp ngân hàng, khách hàng cần cân nhắc kỹ các yếu tố như lãi suất, hạn mức vay, thời gian cho vay… để tìm ra đâu là ngân hàng phù hợp nhất với nhu cầu, điều kiện cũng như tài chính cá nhân của bản thân mình.
Hướng dẫn tính lãi suất vay thế chấp các ngân hàng (Nguồn: Tạp chí Tài chính)
Mỗi ngân hàng đều có quy định riêng về phương thức thanh toán lãi hàng tháng cho khách hàng. Tuy nhiên, để tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng một cách đơn giản và phổ biến nhất có thể tham khảo 2 phương thức sau đây:
Công thức: Tiền lãi hàng tháng = Số dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay theo tháng
Giả sử: Anh A vay ngân hàng số tiền 120.000.000 đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 10%/năm.
Số tiền gốc phải trả ngân hàng mỗi tháng là: 120.000.000 đồng/12 tháng = 10.000.000 đồng
Số tiền lãi phải trả ngân hàng mỗi tháng là: (120.000.000 đồng x 10%)/12 tháng = 1.000.000 đồng
Vậy, tổng số tiền anh A phải trả hàng tháng là 11.000.000 đồng.
Công thức:
Giả sử: Anh A vay ngân hàng số tiền 120.000.000 đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 10%/năm.
Số tiền gốc phải trả ngân hàng mỗi tháng là: 120.000.000 đồng/12 tháng = 10.000.000 đồng
Số tiền lãi tháng đầu tiên = (120.000.000 đồng x 10%)/12 = 1.000.000 đồng. Tổng số tiền phải trả tháng đầu là 11.000.000 đồng.
Số tiền lãi tháng thứ 2 = (120.000.000 đồng – 10.000.000 đồng) x 10%/12 = 916.667 đồng. Tổng số tiền phải trả tháng thứ 2 là 10.000.000 đồng + 916.667 đồng = 10.916.667 đồng.
Như vậy, tiếp tục áp dụng công thức trên, số tiền lãi các tháng sau đó sẽ được tính tương tự đến khi khách hàng hoàn thành xong khoản nợ.
Hiện tại, gói vay thế chấp của Techcombank được nhiều khách hàng đánh giá là có lãi suất ổn định và tương đối cạnh tranh trên thị trường. Hạn mức cho vay cao khoảng 70% giá trị tài sản đảm bảo trong thời hạn tối đa 25 năm. Đặc biệt, ngân hàng Techcombank khách hàng sẽ có quyền chọn tài sản đảm bảo là chính căn nhà mà mình định mua. Đây là ưu điểm vượt trội giúp khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như áp lực tài chính khi lựa chọn tài sản thế chấp.
Quy trình làm thủ tục hồ sơ vay thế chấp tại Techcombank cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Khách hàng vay vốn chỉ cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:
Gói vay thế chấp của Techcombank có thời hạn lên đến 25 năm với mức lãi suất 7.49%/năm (Nguồn: Báo Dân trí)
Ngoài ra, Techcombank hiện còn là đối tác chiến lược của OneHousing. Như vậy, khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và đầu tư bất động sản trực thuộc sự quản lý của OneHousing sẽ được kết nối tự động sang hệ thống Techcombank để được các chuyên viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn tài chính cá nhân và đưa ra giải pháp phù hợp. Ngược lại, nếu khách hàng đăng ký tư vấn vay mua nhà trực tuyến trên website của Techcombank cũng sẽ có thêm lựa chọn được tư vấn trực tiếp về các dự án bất động sản của OneHousing.
Sự kết hợp giữa OneHousing và Techcombank dựa trên nền tảng công nghệ số sẽ mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. Quá trình mua nhà được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn, khách hàng chỉ cần đăng ký tư vấn trực tuyến một lần là có thể được chuyên viên của hai bên liên hệ tư vấn phương án mua nhà phù hợp.
Trên đây là một số thông tin so sánh lãi suất vay thế chấp của ngân hàng Techcombank và BIDV. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp khách hàng lựa chọn được ngân hàng để vay vốn phù hợp với nhu cầu của mình.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm:
Techcombank, Vietcombank ngân hàng nào có lãi suất vay thế chấp ưu đãi hơn?