Rủi ro trong đầu tư: Điều không thể tránh và cách đối mặt

      Rủi ro trong đầu tư: Điều không thể tránh và cách đối mặt

      Onehousing image
      6 phút đọc
      07/04/2024
      Hiểu rõ được những loại rủi ro thường gặp trong lĩnh vực tài chính đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư biết cách phòng tránh và đảm bảo dòng tiền sinh lời hiệu quả.

      Trong kinh doanh, nhất là lĩnh vực tài chính đầu tư, ngoài mang lại lợi nhuận cao cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt. Do đó, hiểu rõ được những vấn đề này sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc phòng tránh và có phương án xử lý phù hợp, kịp thời. Từ đó, đảm bảo sự ổn định giữa lợi nhuận và dòng tiền đầu tư.

      rui-ro-trong-dau-tu-dieu-khong-the-tranh-va-cach-doi-mat-n17t-onehousing-1

      Kinh nghiệm phòng tránh các rủi ro trong lĩnh vực tài chính đầu tư (Nguồn: Đầu tư từ đâu)

      Khái niệm về rủi ro đầu tư tài chính

      Rủi ro trong đầu tư tài chính là yếu tố khách quan khó lường trước và kiểm soát được. Nó có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư, khiến việc kinh doanh thua lỗ, không thu được lãi hoặc thậm chí mất tất cả. Tuy rủi ro đầu tư là thách thức nhưng nó cũng chính là cơ hội tích lũy kinh nghiệm cho các nhà đầu tư. Và để vấn đề này không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tài chính, nhà đầu tư cần hiểu rõ và có kế hoạch phòng tránh cũng như biết cách vượt qua chúng. 

      rui-ro-trong-dau-tu-dieu-khong-the-tranh-va-cach-doi-mat-n17t-onehousing-1

      Rủi ro trong đầu tư chính là yếu tố bất ngờ xảy ra gây thiệt hại cho nhà đầu tư (Nguồn: Timo)

       

      Phân loại rủi ro trong đầu tư tài chính

      Đọc tiếp

      Trong đầu tư tài chính, có 2 loại rủi ro chính là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. 

      Rủi ro hệ thống

      Suy thoái kinh tế thế giới, biến động lãi suất, tỷ giá hay các sự kiện chính trị bất ngờ đều đại diện cho các nguồn rủi ro hệ thống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán và bạn không thể tránh được.

      Ví dụ: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một giai đoạn điều chỉnh mạnh, giảm khoảng 25% từ đỉnh tháng 04/2018. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có đóng góp từ nhiều yếu tố rủi ro hệ thống như: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây ra sự bất ổn vĩ mô, đồng USD trên đà tăng mạnh.

      Rủi ro hệ thống thường bao gồm: rủi ro lãi suất và lạm phát, rủi ro biến động giá hàng hóa, rủi ro tiền tệ, rủi ro tín dụng, rủi ro mô hình và rủi ro thanh khoản.

      Rủi ro phi hệ thống

      Rủi ro (rủi ro cụ thể hoặc đặc trưng) ảnh hưởng đến 1 ngành hoặc một công ty nào đó. Rủi ro này bao gồm: rủi ro xếp hạng, rủi ro kiểm toán, rủi ro lỗi thời, rủi ro pháp lý, rủi ro truyền thông.

      • Rủi ro xếp hạng: Nếu thứ hạng doanh nghiệp giảm so với những năm trước, giá cổ phiếu của công ty có thể bị giảm.
      • Rủi ro kiểm toán: Sự yếu kém trong việc kiểm kê chi phí và nguồn vốn ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến uy tín doanh nghiệp, kéo theo tình trạng cổ phiếu giảm giá.
      • Rủi ro lỗi thời: Nền kinh tế không ngừng phát triển, nếu doanh nghiệp không biết cách đổi mới sẽ dễ bị tụt lại phía sau, giá trị của cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng.
      • Rủi ro pháp lý: Nhiều nhà đầu tư khi mới bước chân vào thị trường chứng khoán gặp rủi ro pháp lý do thiếu kiến thức về luật Tài chính chứng khoán. Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro này khi quy định về thuế của nhà nước thay đổi. 
      • Rủi ro truyền thông: Khi doanh nghiệp dính vào những lùm xùm không đáng có sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, giá cổ phiếu sụt giảm nhanh.

      rui-ro-trong-dau-tu-dieu-khong-the-tranh-va-cach-doi-mat-n17t-onehousing-1

      Các loại rủi ro đầu tư tài chính thường gặp (Nguồn: Topi)

      Cách phòng tránh các loại rủi ro đầu tư tài chính

      Để phòng tránh các loại rủi ro kể trên bạn cần xây dựng chiến lược đầu tư vững chắc và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này:

      • Nhà đầu tư cần linh động trong việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư và không nên quá tập trung vào 1 lĩnh vực nào đó. Điều này có thể giảm thiểu được rủi ro phi hệ thống và tối đa hóa lợi nhuận.
      • Rủi ro phi hệ thống là loại mà nhà đầu tư có thể đề phòng trước được. Thông qua việc cập nhật thông tin thị trường, nguồn tin từ các doanh nghiệp, công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, theo dõi các báo cáo tài chính đã có kiểm toán, doanh nghiệp hay nhà đầu tư sẽ tính toán được những mã cổ phiếu mà có thể xảy ra rủi ro bất thường. 
      • Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ lịch sử của thị trường. Theo kinh nghiệm từ thế hệ đi trước, biến động về giá có thể xảy ra mỗi năm nhưng nó sẽ không lặp lại trong một khoảng thời gian dài. Do đó, nhìn vào lịch sử thị trường sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn.
      • Cần phải xác định chính xác thời điểm đầu tư để tận dụng được cơ hội và sớm đạt được mục tiêu của mình đề ra.
      • Cần xác định khả năng chịu rủi ro của bản thân. Thông thường, mức độ chịu rủi ro sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, thu nhập, tài sản, thói quen chi tiêu và chia làm 3 nhóm:
        • Mức độ chịu rủi ro cao: tương đương với nhà đầu tư chuyên nghiệp, am hiểu thị trường đầu tư.
        • Mức độ chịu rủi ro trung bình: Nhà đầu tư tiết chế với kế hoạch đầu tư trung hạn.
        • Mức độ chịu rủi ro thấp: Phù hợp với người có định hướng đầu tư an toàn, lập danh mục đầu tư ít hoặc hầu như không có biến động.
      • Những hình thức đầu tư khác nhau sẽ có lợi nhuận và rủi ro khác nhau nên bạn cần tìm hiểu kỹ:
        • Đầu tư vàng: Dễ mua bán, có thanh khoản cao, nhưng giá vàng biến động thất thường.
        • Gửi tiết kiệm: An toàn, sinh lời cố định nhưng bạn phải đối mặt với lạm phát, đồng tiền mất giá.
        • Bất động sản: Khả năng sinh lời cao nhưng cần vốn đầu tư lớn, quan tâm tới vấn đề pháp lý, phong thủy, hạ tầng, giá cả.
        • Chứng khoán: Không cần nhiều vốn, mang lại lợi nhuận cao, đầu tư linh hoạt nhưng dễ gặp rủi ro hệ thống (liên quan kinh tế - chính trị, biến động lãi suất, tỷ giá) hoặc rủi ro cụ thể (doanh nghiệp không tăng trưởng lợi nhuận, giá cổ phiếu sụt giảm).
        • Đầu tư bảo hiểm: Kết hợp giữa tiết kiệm, bảo vệ và đầu tư, chủ động kiểm soát rủi ro đầu tư rõ ràng.
      • Đầu tư có chiến lược dài hạn sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được những rủi ro đến từ sự biến động giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu muốn đầu tư dài hạn, nhà đầu tư cần trau dồi kiến thức đầu tư, dám mạo hiểm và có sự kiên nhẫn nhất định để dõi theo biến động của thị trường chứng khoán.
      • Tham khảo lời khuyên của các chuyên gia, luật sư giỏi trong lĩnh vực pháp luật kinh tế để giúp bạn quản lý được rủi ro tốt nhất.

      Trường hợp, bạn đang thiếu vốn để đầu tư tài chính có thể tham khảo gói vay năng động  Dynamic Margin của TechcomSecurities - TCBS với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 0.5%/năm, áp dụng trong 30 ngày đầu tiên giải ngân. 

      Khoản vay ưu đãi này sẽ phù hợp với những khách hàng và nhà đầu tư có giao dịch ngắn hạn, giao dịch mua/bán cổ phiếu thường xuyên và cần chi phí vay thấp để tối ưu hóa lợi nhuận. Đặc biệt, với danh mục margin nhiều nhất thị trường gồm gần 230 mã cổ phiếu kèm theo chính sách phí và ưu đãi margin hấp dẫn, TCBS sẽ hỗ trợ nhà đầu tư đạt mục tiêu lợi nhuận mong muốn trên thị trường chứng khoán.

      Ngoài ra, TCBS hiện đang áp dụng lãi suất phổ thông chỉ từ 11,5%/năm - thuộc Top các công ty chứng khoán có lãi suất tốt nhất trên thị trường.

      rui-ro-trong-dau-tu-dieu-khong-the-tranh-va-cach-doi-mat-n17t-onehousing-1

      Tối ưu chi phí vay theo chiến lược đầu tư tài chính ngắn hạn cùng TCBS (Nguồn: TechcomSecurities - TCBS)

      Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm phòng tránh được những rủi ro trong lĩnh vực tài chính đầu tư, hạn chế thiệt hại và mang lại kết quả đầu tư thành công.

      Xem thêm:

      Cơ chế tài chính là gì? Có những cơ chế tài chính nào?

      5 hiểu lầm về quản lý tài chính cá nhân khiến bạn mãi không tiết kiệm được

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương