ROE - chỉ số mà nhà đầu tư không nên xem thường | OneHousing

      ROE - chỉ số mà nhà đầu tư không nên xem thường

      Onehousing image
      5 phút đọc
      11/06/2024
      Chỉ só ROE là gì mà những nhà đầu tư chứng khoán quan tâm đến thế? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

      Để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp, một trong những chỉ số cơ bản người ta thường dùng chỉ số ROE. Bạn đã biết chính xác về thuật ngữ này chưa? Ý nghĩa và cách áp dụng nó trong đầu tư chứng khoán như thế nào để đạt hiệu quả? Bài viết này sẽ giải thích cho bạn đọc rõ ràng, do đó đừng vội bỏ qua!

      Định nghĩa thuật ngữ ROE

      ROE là viết tắt của cụm từ "Return On Equity" trong tiếng Anh. Đây là chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu và được coi là thước đo quan trọng nhất đối với cổ đông, giúp đánh giá khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

      Ý nghĩa của chỉ số ROE đối với doanh nghiệp

      Chỉ số ROE đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể thấy được mức lợi nhuận mà một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra.

      Chỉ số ROE dương cho thấy doanh nghiệp đang có lãi. ROE càng cao nghĩa là ban quản lý công ty đang sử dụng hiệu quả vốn của cổ đông, do đó, chỉ số này thường được sử dụng như một tiêu chí quan trọng để đánh giá cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.

      Ngược lại, chỉ số ROE âm phản ánh thực trạng doanh nghiệp đang chịu lỗ. Khi chỉ số ROE giảm, ban lãnh đạo cần xem xét và điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

      roe-chi-so-ma-nha-dau-tu-khong-nen-xem-thuong-onehousing-1

      Ý nghĩa của chỉ số ROE đối với doanh nghiệp (nguồn: Small Case)

       

      Cách tính chỉ số ROE

      Đọc tiếp

      Công thức

      Chỉ số ROE được tính theo công thức sau:

      ROE = (Lãi ròng sau thuế/Vốn chủ sở hữu) x 100=(Doanh thu - chi phí/Vốn chủ sở hữu)x100 (%)

      Cụ thể:

      • Lợi nhuận sau thuế: Đây là số tiền lãi ròng còn lại sau khi đã trừ hết các chi phí trong một khoảng thời gian nhất định.
      • Vốn chủ sở hữu: Đây là phần vốn của công ty tự bỏ ra, hoặc sau khi lấy tổng tài sản trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả tại một thời điểm nhất định
      • Doanh thu và chi phí doanh nghiệp có trong báo cáo tài chính hàng quý hoặc hàng năm.
      • Lợi nhuận sau thuế được liệt kê trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh
      • Vốn chủ sở hữu có trong bảng cân đối kế toán.

      Nhà đầu tư cũng có thể tự tính ROE từ báo cáo tài chính hoặc tra cứu trên các trang web chứng khoán và công ty môi giới để tiết kiệm thời gian.

      Chỉ số ROE bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

      Cơ sở lý thuyết

      Dựa trên cơ sở phương trình Dupont, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu như sau:

      ROE = (Lãi ròng sau thuế/Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản) x (tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu bình quân)

      hay ROE = Tỷ suất lợi nhuận ròng x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

      Tỷ suất lợi nhuận ròng

      Tỷ suất này cho biết doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu. Tỷ suất này cao nghĩa là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có thể tăng giá hoặc giảm chi phí.

      Vòng quay tài sản

      Yếu tố này đo lường khả năng doanh nghiệp sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Vòng quay tài sản cao nghĩa là doanh nghiệp tận dụng tốt tài sản sẵn có.

      Đòn bẩy tài chính

      Yếu tố này thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Đòn bẩy tài chính cao nghĩa là doanh nghiệp dựa nhiều vào vốn vay.

      roe-chi-so-ma-nha-dau-tu-khong-nen-xem-thuong-onehousing-2

      Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số ROE (nguồn: Fresh Book)

      Ứng dụng chỉ số ROE như thế nào?

      Chọn công ty tăng trưởng tốt

      Tốc độ phát triển của một doanh nghiệp chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời của nó. Hằng năm, doanh nghiệp sẽ phân bổ một phần lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ đông, còn phần lợi nhuận còn lại sẽ được sử dụng để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ số ROE qua biểu thức sau:

      Tốc độ tăng trưởng (g) = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư = ROE x (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)

      Đánh giá công ty có mang lại lợi tức hay không

      Việc sử dụng vốn hiệu quả là yếu tố then chốt trong việc xác định lợi tức mà cổ đông nhận được. Để đánh giá điều này, chỉ số ROE thường được so sánh với chi phí sử dụng vốn cổ phần.

      • ROE nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của cổ đông.
      • ROE lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Doanh nghiệp đang hoạt động tốt, biết cách tái đầu tư lợi nhuận và tạo ra giá trị vượt kỳ vọng.

      Khoanh vùng doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao

      Các doanh nghiệp đầu ngành, có thương hiệu mạnh, áp dụng công nghệ tiên tiến,... thường có ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, từ đó đạt được lợi nhuận cao hơn và chỉ số ROE cao hơn trung bình ngành.

      Ngoài ra, những doanh nghiệp này có khả năng thiết lập giá bán cao hơn so với đối thủ nhờ uy tín thương hiệu, thu về lợi nhuận cao và duy trì chỉ số ROE ở mức cao. Vì vậy, việc đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững là lựa chọn khôn ngoan.

      Lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán

      • Ưu tiên cổ phiếu có ROE cao: Theo các chuyên gia, cổ phiếu của doanh nghiệp có ROE từ 15% trở lên được coi là dấu hiệu tốt, cho thấy khả năng sinh lợi cao.
      • So sánh chỉ số ROE trong cùng ngành: Vì ROE của mỗi ngành nghề có thể khác nhau, việc so sánh ROE chỉ nên thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Đặc biệt, nhà đầu tư nên tham khảo ROE trung bình của ngành để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả, ưu tiên những cổ phiếu có ROE vượt trội hơn so với trung bình ngành.
      • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ROE theo mô hình Dupont: Không phải lúc nào ROE cao cũng là tốt. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ các yếu tố tác động đến ROE để hiểu rõ nguyên nhân tăng giảm và xác định xem sự thay đổi đó có tích cực hay tiêu cực, mang tính dài hạn hay ngắn hạn.

      roe-chi-so-ma-nha-dau-tu-khong-nen-xem-thuong-onehousing-3

      Lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán (nguồn: Housing)

      Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những nội dung quan trọng về thuật ngữ, cách tính, ý nghĩa của ROE và cách áp dụng chỉ số này để đánh giá doanh nghiệp cũng như đầu tư chứng khoán. Mong rằng bài viết này bổ sung cho bạn nhiều thông tin hữu ích để những nhà đầu tư có những quyết định sáng suốt trong tương lai!

      Xem thêm

      Sử dụng hiệu quả đường MACD trong đầu tư chứng khoán

      Kẻ thù số 1 của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương