Quỹ tiết kiệm rơi vào trạng thái bất ổn vì bạn chưa biết cách kiểm soát

      Quỹ tiết kiệm rơi vào trạng thái bất ổn vì bạn chưa biết cách kiểm soát

      Onehousing image
      6 phút đọc
      12/04/2024
      Vì sao quỹ tiết kiệm của bạn luôn trong trạng thái bất ổn? Xây dựng kế hoạch tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân như thế nào để đạt được hiệu quả? Tìm hiểu ngay!

      Việc không có lộ trình quản lý tài chính cá nhân rõ ràng cùng với kế hoạch tiết kiệm cụ thể khiến cho tích lũy tài chính của bạn luôn trong trạng thái bấp bênh, không ổn định. Tìm hiểu về những sai lầm khi kiểm soát quỹ tiết kiệm và giải pháp quản lý tài chính cá nhân phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho bạn ngay sau đây.

      Tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch tiết kiệm

      Việc xây dựng kế hoạch tiết kiệm là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự ổn định và đạt được các mục tiêu tài chính của mỗi cá nhân. Kế hoạch tiết kiệm giúp bạn xác định mục tiêu tài chính cụ thể và tạo ra một khung thời gian để đạt được những mục tiêu đó. Điều này hình thành một hướng đi rõ ràng và giúp bạn có động lực để làm việc.

      Bằng cách xác định một khoản tiền tiết kiệm cố định hàng tháng, bạn có thể quản lý thu chi của mình hiệu quả hơn, tránh việc chi tiêu quá mức và góp phần tạo ra ổn định tài chính. Kế hoạch tiết kiệm cũng cho phép bạn tích lũy dần dần một số tiền đáng kể trong dài hạn, đồng thời rút ngắn thời gian chạm tay tới những mục tiêu tài chính lớn hơn.

      Khi đã có dự phòng tài chính nhờ các khoản tiết kiệm, bạn có thể đối phó với các khủng hoảng tài chính hoặc tình huống khẩn cấp như mất việc làm, bệnh tật hoặc các rủi ro tài chính khác. Cuối cùng, kế hoạch tiết kiệm tạo ra tích lũy đủ lớn để đầu tư vào các cơ hội tài chính khác nhau như mua bất động sản, đầu tư chứng khoán hoặc khởi nghiệp, mở ra cơ hội sinh lợi nhuận cao và tăng trưởng tài chính.

      quy-tiet-kiem-roi-vao-trang-thai-bat-on-vi-ban-chua-biet-cach-kiem-soat-anh1

      Tầm quan trọng của việc có kế hoạch tiết kiệm hiệu quả (Nguồn: VnExpress)

       

      Sai lầm khiến quỹ tiết kiệm của bạn rơi vào trạng thái bất ổn

      Đọc tiếp

      Dưới đây là những sai lầm mà chị Phương Thanh - khách mời của podcast “Tiền làm gì?” đã mắc phải trong quá trình quản lý tài chính cá nhân trước những sự kiện lớn của cuộc đời.

      Sử dụng thẻ tín dụng quá đà

      Thẻ tín dụng có thể coi là một công cụ hỗ trợ bạn trong việc chi tiêu hàng ngày. Dù sử dụng thẻ tín dụng tiện lợi và dễ dàng, nhưng việc lạm dụng công cụ tài chính này có thể dẫn tới chi tiêu quá mức.

      Đặc biệt, khi không thanh toán toàn bộ số tiền đến hạn trên thẻ tín dụng của mình, bạn sẽ phải trả thêm lãi suất. Lãi suất tích lũy theo thời gian có thể là một gánh nặng đáng kể và làm mất đi phần tích lũy cho khoản tín dụng. Điều này dẫn đến tình trạng nợ lớn mà bạn có thể phải đối mặt.

      Ngoài ra, sử dụng thẻ tín dụng dễ khiến bạn chi tiêu quá mức so với thu nhập và không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, dẫn tới quỹ tiết kiệm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc sống xa hoạt động ngân sách và không tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm có thể dẫn đến việc tiêu hao quỹ tiết kiệm một cách nhanh chóng.

      quy-tiet-kiem-roi-vao-trang-thai-bat-on-vi-ban-chua-biet-cach-kiem-soat-anh2

      Sử dụng thẻ tín dụng thiếu kiểm soát khiến quỹ tiết kiệm rơi vào bất ổn (Nguồn: TheBank)

      Thiếu đa dạng thu nhập

      Trong trường hợp bạn đang chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất, chẳng hạn như lương làm việc, việc mất đi nguồn thu nhập này dẫn tới rối loạn tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến quỹ tiết kiệm của bạn. Mất việc làm hoặc giảm lương có thể gây khó khăn trong việc tiếp tục tiết kiệm và duy trì quỹ tiết kiệm.

      Mỗi người đều có những kỹ năng và nguồn tài nguyên riêng để phát triển. Không tận dụng và khai thác tối đa những kỹ năng và nguồn tài nguyên sẵn có để tạo ra thu nhập bổ sung, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đa dạng hóa nguồn thu và tăng tích lũy.

      Không tìm hiểu kĩ càng về các kênh đầu tư

      Các kênh đầu tư đa dạng có thể là cách giúp bạn gia tăng nguồn thu và tăng tích lũy cho bản thân. Tuy nhiên, bạn có thể thua lỗ và ảnh hưởng tới quỹ tiết kiệm nếu không có kiến thức kĩ càng trước khi quyết định lựa chọn một hình thức đầu tư mới.

      Khi đầu tư vào các kênh sinh lời mới mà không hiểu rõ hoặc không có kiến thức đủ, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Việc không nắm bắt được cơ chế hoạt động, rủi ro và tiềm năng sinh lời của một kênh đầu tư có thể dẫn đến việc lãng phí tiền bạc và mất đi quỹ tiết kiệm.

      Ngoài ra, một sai lầm mà nhiều người gặp phải là đầu tư quá nhiều tiền vào một kênh duy nhất. Nếu kênh đầu tư đó gặp vấn đề, bạn có thể mất đi một phần lớn hoặc toàn bộ quỹ tiết kiệm. Thay vì đặt quá nhiều tiền vào một kênh duy nhất, hãy xem xét phân tán đầu tư của bạn vào nhiều kênh khác nhau để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ quỹ tiết kiệm.

      Phương pháp xây dựng kế hoạch tiết kiệm hiệu quả

      Xây dựng kế hoạch tiết kiệm là một trong những bước quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân. Vậy làm thế nào để có một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp bạn tiết kiệm và tích lũy tài sản một cách ổn định?

      • Xác định mục tiêu: Mục tiêu tài chính khi xây dựng quỹ tiết kiệm có thể là trang trải học phí, mua nhà, mua xe, sinh con, nghỉ hưu sớm hoặc đầu tư để tăng giá tài sản.
      • Tạo ngân sách: Lập một ngân sách tài chính chi tiết để theo dõi thu chi hàng tháng. Xác định các khoản thu nhập của bạn và phân bổ số tiền một cách hợp lý cho các khoản chi tiêu cố định như chi tiêu hàng tháng, trả nợ) và khoản chi tiêu linh hoạt như giải trí, mua sắm. Đảm bảo số tiền chi tiêu không vượt quá thu nhập.

      quy-tiet-kiem-roi-vao-trang-thai-bat-on-vi-ban-chua-biet-cach-kiem-soat-anh3

      Tạo ngân sách chi tiết về thu nhập và chi tiêu (Nguồn: Coolmate)

      • Tiết kiệm và đầu tư: Đặt mục tiêu tiết kiệm một phần tỉ lệ cố định trên thu nhập hàng tháng. Thiết lập một khoản tiết kiệm định kỳ và tự động chuyển số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư để gia tăng tích lũy tài sản theo thời gian.
      • Tạo quỹ dự phòng: Rất quan trọng để có một quỹ dự phòng đối phó với các chi phí không mong đợi hoặc tình huống khẩn cấp. Đặt mục tiêu để tích lũy từ 3-6 tháng chi tiêu hàng tháng trong quỹ dự phòng.
      • Giảm nợ và quản lý nợ: Nếu bạn có nợ, hãy ưu tiên trả nợ bằng việc tập trung vào trả nợ có lãi cao trước, tái cấu trúc nợ hoặc tìm kiếm lãi suất tốt hơn từ các nguồn vay.
      • Đánh giá và điều chỉnh: Định kỳ kiểm tra và đánh giá lại kế hoạch tài chính của bạn. Xem xét các điều kiện thay đổi như thu nhập, tình hình gia đình hoặc mục tiêu tài chính mới và điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
      • Học và tư vấn: Tìm hiểu về quản lý tài chính và đầu tư thông qua việc đọc sách, theo dõi các blog tài chính uy tín, tham gia các khóa học hoặc tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính. Nắm vững kiến thức về tài chính sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả hơn.

      Việc quản lý tài chính cá nhân và xây dựng kế hoạch tiết kiệm là cực kỳ quan trọng để đạt được sự ổn định tài chính và đáp ứng các mục tiêu tài chính. Với những cách xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể và hiệu quả, hi vọng bạn sẽ hạn chế được những sai lầm khi tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân.

      Xem thêm 

      Mẹo lập kế hoạch tiết kiệm khoa học cho Gen Z

      Những điều cần biết: Kế hoạch tiết kiệm tiền mua nhà trước 30 tuổi

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương