Sau đợt sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp phường theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận Nam Từ Liêm đang bước vào giai đoạn quy hoạch mới với nhiều kỳ vọng. Việc điều chỉnh địa giới hành chính không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn mở ra cơ hội tái cấu trúc không gian đô thị, thúc đẩy hạ tầng đồng bộ, phát triển kinh tế, xã hội, bất động sản. Trong bối cảnh đó, quy hoạch quận Nam Từ Liêm đang trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư, người dân và các nhà quản lý đô thị.
Sau đợt sắp xếp lại đơn vị hành chính theo chủ trương chung của Chính phủ và thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm đã có nhiều thay đổi quan trọng cả về cơ cấu tổ chức lẫn địa giới hành chính.
Đây là bước đi cần thiết nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các định hướng trong quy hoạch quận Nam Từ Liêm, hướng tới xây dựng một đô thị hiện đại, thông minh và phát triển bền vững.
Quận Nam Từ Liêm giữ vai trò là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí chiến lược trong giao thương, đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Về địa giới hành chính, quận Nam Từ Liêm tiếp giáp các quận: Bắc Từ Liêm (phía Bắc), Cầu Giấy, Thanh Xuân (phía Đông), Hà Đông (phía Nam) và huyện Hoài Đức (phía Tây).
Quận có diện tích 32,17km2, chia thành 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Mễ Trì, Cầu Diễn, Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Phương Canh, Xuân Phương. Dân số năm 2020 là 269.076 người, mật độ đạt 8.364 người/km2.
Tại Kỳ họp thứ 23 diễn ra vào ngày 23/4/2025, HĐND quận Nam Từ Liêm đã thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Theo đó, quận sẽ hình thành 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Từ Liêm, Xuân Phương, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính đã giúp tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đô thị và quy hoạch quận Nam Từ Liêm. Các phường mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất các phường cũ, điều chỉnh ranh giới hành chính để phù hợp với thực tế phát triển và nhu cầu quản lý.
Phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính tại quận Nam Từ Liêm (Ảnh: Báo Lao động Thủ đô)
Trong giai đoạn tới, quận Nam Từ Liêm định hướng phát triển theo hướng đô thị thông minh, hiện đại và bền vững. Quận tập trung vào 5 nhiệm vụ chính:
Sau khi hoàn thiện việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, quy hoạch quận Nam Từ Liêm đến năm 2030 đang được định hình với nhiều định hướng rõ ràng và chiến lược phát triển bài bản.
Theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ban hành ngày 8/1/2025 về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Nam Từ Liêm (kèm theo Bản đồ kế hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000 và Báo cáo thuyết minh kế hoạch do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận ngày 27/12/2024) cho thấy trong năm 2025 địa bàn quận sẽ triển khai 96 dự án với tổng diện tích 554,45ha.
Căn cứ vào danh mục công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025, quận Nam Từ Liêm sẽ triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng trong thời gian tới:
Có rất nhiều công trình giao thông được triển khai trong năm 2025 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Ảnh: Việt Nam mới)
Quận Nam Từ Liêm được định hướng phát triển thành đô thị lõi, trung tâm hành chính, thương mại và dịch vụ của Thủ đô Hà Nội. Do đó, trên địa bàn quận triển khai xây dựng rất nhiều khu đô thị, dân cư và hạ tầng kỹ thuật:
Trong tương lai, quận Nam Từ Liêm sẽ ưu tiên đầu tư và phát triển các khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế, xã hội và bất động sản. Điển hình là khu vực Tây Mỗ, Đại Mỗ, Trung Văn, Mễ Trì, Phương Canh, Xuân Canh, Mỹ Đình, Phú Đô,...
Khu vực Tây Mỗ - Đại Mỗ được chú trọng đầu tư với nhiều dự án trọng điểm (Ảnh: Central)
Trong năm 2025, Nam Từ Liêm tiếp tục là điểm sáng của thị trường nhờ sự phát triển đồng bộ giữa giao thông, tiện ích và các khu đô thị hiện đại. Những chuyển động tích cực này không chỉ tạo nên làn sóng đầu tư mới mà còn mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho cả người mua ở thực lẫn các nhà đầu tư trung, dài hạn.
Trong năm 2025, thị trường bất động sản quận Nam Từ Liêm chứng kiến sự tăng trưởng ổn định về giá đất. Giá đất ở VT1 cao nhất là khu vực đường Phạm Hùng 138,88 triệu đồng/m2, kế đến là đường Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Trãi, Đại lộ Thăng Long, Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo,... Dưới đây là những tuyến phố có giá đất cao nhất quận Nam Từ Liêm dựa theo bảng giá đất mới nhất do UBND TP Hà Nội công bố, áp dụng đến hết ngày 31/12/2025:
Bảng giá đất tại các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Ảnh: Báo Lao động)
Phân khúc căn hộ chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giao dịch bất động sản tại Hà Nội. Sự phát triển của các dự án đô thị mới và hạ tầng giao thông đã góp phần thúc đẩy nhu cầu mua bán và đầu tư tại khu vực này.
Một số khu vực trong quận Nam Từ Liêm đang trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và người mua nhà. Đặc biệt, khu vực Tây Mỗ nổi bật với sự phát triển của đại đô thị Vinhomes Smart City, được dự báo sẽ có mức tăng giá ấn tượng, đặc biệt ở phân khúc căn hộ và shophouse.
Ngoài ra, các phường như Đại Mỗ và Mỹ Đình cũng ghi nhận lượng giao dịch bất động sản thổ cư cao, nhờ vào vị trí thuận lợi và cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp.
Việc công bố quy hoạch quận Nam Từ Liêm đến năm 2030 mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư. Sự phát triển của hạ tầng giao thông và các dự án đô thị mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng giá trị bất động sản trong khu vực. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến các rủi ro tiềm ẩn như biến động thị trường và thay đổi trong chính sách quy hoạch.
Để tận dụng tối đa cơ hội và giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nên theo dõi sát sao các thông tin liên quan đến quy hoạch quận Nam Từ Liêm. Đồng thời đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Có thể thấy, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính là bước khởi đầu quan trọng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển toàn diện của quận Nam Từ Liêm trong tương lai. Với định hướng rõ ràng và bền vững, quy hoạch quận Nam Từ Liêm không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đô thị mà còn thúc đẩy kinh tế, xã hội, bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội vươn tầm, trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân và nhà đầu tư.
Xem thêm
Đất thổ cư Nam Từ Liêm: Đâu là khu vực đáng đầu tư trong năm 2025?
Bất động sản Nam Từ Liêm: Vì sao Tây Mỗ & Đại Mỗ vẫn hút giao dịch?