Hoằng Hóa là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa. Huyện còn sở hữu vị trí chiến lược quan trọng cho việc phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh. Để khai thác hiệu quả lợi thế của huyện Hoằng Hóa, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị Hoằng Hóa đến năm 2045. Quy hoạch được thực hiện trên toàn địa phận huyện Hoằng Hóa với 36 xã, 1 thị trấn và cả khu vực ven biển.
Hoằng Hóa là một huyện nằm ở đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Khu vực giáp ranh với huyện Hoằng Hóa gồm có:
Trước đây, huyện Hoằng Hóa có tổng cộng 49 đơn vị hành chính cấp xã. Từ ngày 01/7/2012, sau khi bàn giao 6 đơn vị cho thành phố Thanh Hóa, huyện hiện chỉ còn 43 xã và thị trấn. Năm 2019, huyện tiếp tục sáp nhập thêm 11 xã và thị trấn. Đến nay, huyện Hoằng Hóa chính thức còn 37 đơn vị hành chính cấp xã (36 xã và 1 thị trấn).
Địa hình huyện Hoằng Hóa hội tụ đầy đủ đặc điểm địa lý của Việt Nam, có cả núi, rừng, sông, lạch và biển. Bên cạnh đó, đây còn là nơi hợp lưu của sông Mã, sông Chu, sông Cầu Chày và sông Bưởi trước khi đổ ra biển Đông.
Huyện Hoằng Hóa được thiên nhiên ưu đãi với đầy đủ núi, rừng, sông, lạch, biển (Ảnh Báo Lao Động)
Nhờ thiên nhiên ưu đãi và đất đai phù sa màu mỡ, kinh tế nông nghiệp của Hoằng Hóa rất phát triển. Huyện được xem là vựa nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Bắc Trung Bộ nói chung. Khu vực cửa biển của Hoằng Hóa từ xa xưa đã có hoạt động giao thương kinh tế sầm uất.
Hoằng Hóa cũng sở hữu vị trí chiến lược về giao thông, nằm trên trục đường thiên lý (trục đường bộ xuyên Bắc - Nam xưa), nay là Quốc lộ 1A và có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua. Vị trí này giúp Hoằng Hóa trở thành cửa ngõ phía Bắc của đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hóa (gồm thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa và huyện Quảng Xương).
Theo Wikipedia, tính đến năm 2022 dân số của huyện Hoằng Hóa đạt 264.600 người với diện tích đất 203.87 km2. Dự báo đến năm 2030, dân số của huyện sẽ đạt 285.000 người và đến năm 2045 là 435.000 người. Do đó, nhiệm vụ quy hoạch đô thị Hoằng Hóa đã được đặt ra với mục tiêu khai thác hiệu quả lợi thế về địa lý và đảm bảo cuộc sống chất lượng cho người dân.
Vào ngày 10/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 485/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch đô thị Hoằng Hóa đến năm 2045. Mục tiêu cụ thể của quy hoạch bao gồm:
Bên cạnh đó, quy hoạch đô thị Hoằng Hóa cũng nhấn mạnh việc khai thác và sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Điều này sẽ giúp huyện tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Song song với đó, các tài nguyên có sẵn vẫn sẽ được bảo tồn và ngày một phong phú, hướng đến một tương lai bền vững.
Quy hoạch đô thị Hoằng Hóa đến năm 2045 được phê duyệt với mục tiêu đưa Hoằng Hóa thành đô thị loại IV (Anhr: Địa ốc thông thái)
Ngoài ra, việc phát triển đô thị còn cần đảm bảo sự hài hòa giữa khu vực trung tâm với các vùng ven. Quy hoạch đô thị Hoằng Hóa vì thế cũng đề cao tính tương đồng trong không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Cuối cùng, quy hoạch đô thị Hoằng Hóa là công cụ pháp lý để chính quyền địa phương quản lý đất đai, lập các kế hoạch phân khu, và xây dựng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.
Định hướng quy hoạch đô thị Hoằng Hóa của Thủ tướng Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở bám sát Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của Đảng và Nhà nước.
Theo đó, quy hoạch đô thị Hoằng Hóa đến năm 2045 sẽ cụ thể hóa các định hướng quy hoạch chung của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030. Mọi dự án được triển khai đảm bảo đồng bộ với tầm nhìn của tỉnh cho đến năm 2045 và với các dự án quy hoạch cấp vùng, cấp quốc gia khác.
Quy hoạch đô thị Hoằng Hóa đảm bảo đồng bộ với tốc độ phát triển của tỉnh và các đô thị lân cận (Ảnh: Facebook Tin tức Hoằng Hóa)
Hoạt động quy hoạch cũng được cân đối phù hợp với tiềm lực kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung. Quan trọng nhất, sau khi quy hoạch hoàn thiện, huyện Hoằng Hóa cùng thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn và huyện Quảng Xương phải trở thành một chỉnh thể thống nhất - khu vực đô thị trung tâm có sự kết hợp hài hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại.
Cuối cùng, định hướng quy hoạch đô thị huyện Hoằng Hóa được xây dựng dựa trên 3 trụ cột quan trọng là thiên nhiên - con người - văn hóa. Nghĩa là việc phát triển đô thị cần đi đôi với bảo vệ môi trường, chăm sóc tốt cho đời sống của người dân (cả về vật chất và tinh thần), đảm bảo trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh vững chắc, đồng thời có chính sách hội nhập phù hợp và hiệu quả.
Quy hoạch đô thị Hoằng Hóa dự kiến được triển khai trên toàn bộ địa giới hành chính của huyện Hoằng Hóa, kể cả các khu vực sát bờ biển. Và để hoàn thiện mục tiêu quy hoạch đến năm 2045, chính quyền tỉnh Thanh Hóa trước tiên sẽ chuẩn bị đưa Hoằng Hóa lên thị xã trước năm 2030.
Xem thêm
Tổng quan bản đồ quy hoạch quận Đống Đa Hà Nội mới nhất
Một số điểm nổi bật trong luật quy hoạch đô thị mới nhất năm 2024