Quỹ dự phòng tài chính cá nhân bao nhiêu là đủ?

      Quỹ dự phòng tài chính cá nhân bao nhiêu là đủ?

      Onehousing image
      6 phút đọc
      30/03/2024
      Bạn nên chuẩn bị một quỹ dự phòng tài chính cá nhân bao nhiêu là đủ? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

      Quỹ dự phòng tài chính là một nguồn tiền dự trữ quan trọng giúp bạn duy trì cuộc sống ổn định trước những biến cố bất ngờ. Cùng tìm hiểu nên thiết lập quỹ dự phòng tài chính bao ở mức bao nhiêu là đủ.

      Khái niệm quỹ dự phòng tài chính

      Quỹ dự phòng tài chính là một số tiền được tích lũy để đối phó với những tình huống bất ngờ và khẩn cấp trong cuộc sống, như mất việc, bệnh tật, mất thu nhập, sự cố gia đình, dịch bệnh hoặc thiên tai. Xây dựng quỹ dự phòng giúp người tiêu dùng tự bảo vệ mình trước những rủi ro trong cuộc sống và nâng cao khả năng duy trì ổn định tài chính cá nhân.

      quy-du-phong-tai-chinh-ca-nhan-bao-nhieu-la-du-anh1

      Quỹ dự phòng tài chính sẽ được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp (Nguồn: AIA)

       

      Tại sao phải có quỹ dự phòng tài chính?

      Đọc tiếp

      Nhiều người cho rằng "quỹ dự phòng tài chính" là một khoản tiền không cần thiết và chỉ dành cho những người lo lắng quá mức về tương lai. Tuy nhiên, khi thấu hiểu giá trị và ý nghĩa thực sự của quỹ dự phòng tài chính, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng không thể phủ nhận của nguồn tiền dự trữ này.

      Quỹ dự phòng tài chính đóng vai trò là một "ánh sáng pha lê" trong cuộc sống. Khi đặt một phần thu nhập của mình vào quỹ dự phòng, bạn thực sự đang xây dựng nền tảng cho sự ổn định tài chính và an ninh cá nhân. Điều này giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với những tình huống khẩn cấp và không phụ thuộc vào khoản vay hoặc trợ cấp từ người khác.

      quy-du-phong-tai-chinh-ca-nhan-bao-nhieu-la-du-anh2

      Quỹ dự phòng tài chính cá nhân là khoản cần có (Nguồn: Finhay)

      Quỹ dự phòng tài chính mang lại sự an tâm và sự tự chủ tài chính. Nó cung cấp một dự phòng tài chính trong trường hợp mất việc làm, bệnh tật, thiên tai hay các sự cố bất ngờ khác. Thay vì phải lo lắng về tài chính và đối mặt với những khoản nợ không mong muốn, bạn có thể yên tâm và tập trung vào việc xây dựng cuộc sống và tương lai tài chính của mình.

      Vì vậy, thay vì coi quỹ dự phòng tài chính là một khoản tiền không cần thiết, bạn nên nhìn nhận nó như một công cụ quan trọng để bảo vệ cuộc sống và tương lai tài chính bản thân. Đó là một sự đầu tư cho sự an ninh và tự do tài chính, đồng thời mang lại sự yên tâm và định hướng cho cuộc sống.

      Cách thiết lập quỹ dự phòng tài chính

      Để xây dựng quỹ dự phòng tài chính hiệu quả cần kế hoạch cụ thể, cân đối ngân sách và bắt đầu thực hiện sớm. Đối với những người trẻ chưa biết khởi đầu từ đâu, dưới đây là một số chia sẻ.

      Bắt đầu bằng việc lập kế hoạch

      Trước tiên bạn cần xác định những yếu tố sau đây: số tiền mục tiêu trong quỹ dự phòng, thời gian dự kiến sử dụng quỹ, và thời gian bạn muốn dành để xây dựng quỹ. Dựa trên tình hình tài chính hiện tại của bạn, nhu cầu chi tiêu hàng tháng, và các chi phí bất ngờ có thể phát sinh, bạn có thể tính toán tổng số tiền cần chuẩn bị.

      quy-du-phong-tai-chinh-ca-nhan-bao-nhieu-la-du-anh3

      Hãy lên một kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu thiết lập quỹ dự phòng tài chính cá nhân (Nguồn: Finhay)

      Dựa vào mức thu nhập hàng tháng của bạn, nên trích dẫn một phần từ 10-15% của tổng thu nhập để đóng góp vào quỹ dự phòng. Điều quan trọng là đảm bảo rằng khoản tiền trích này không ảnh hưởng quá lớn đến chi tiêu hàng tháng của bạn và khả năng tiết kiệm lâu dài.

      Quản lý tài chính cá nhân hàng tháng

      Để đạt được thành công trong việc xây dựng quỹ dự phòng, mỗi người cần bắt đầu quản lý tài chính cá nhân hàng tháng, có thể là tiết kiệm và cắt giảm những chi tiêu không cần thiết. Khi nhận lương, quan trọng là có một kế hoạch để trích ra một phần trăm nhất định cho quỹ dự phòng.

      Đồng thời, mỗi người cần ghi chép chi tiết về các khoản chi tiêu, nhằm nhận biết và cắt giảm những khoản không thực sự cần thiết, đang gây lãng phí tiền bạc của bạn. Thay đổi thói quen chi tiêu và áp dụng lối sống tiết kiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu xây dựng quỹ dự phòng theo kế hoạch.

      Lựa chọn cách thức tạo quỹ dự phòng

      Mọi người có thể lựa chọn gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu để bắt đầu thiết lập quỹ tài chính cá nhân cho mình. Một giải pháp phổ biến và quen thuộc để tiết kiệm là gửi tiền vào ngân hàng. Đây là một phương pháp dễ dàng thực hiện và có tính thanh khoản cao, cho phép bạn rút tiền ra bất cứ khi nào cần thiết để chi tiêu hoặc đối mặt với rủi ro.

      Bên cạnh đó, mua trái phiếu cũng là một phương pháp an toàn và hiệu quả để đầu tư số tiền tiết kiệm. Trái phiếu ngắn hạn, bao gồm trái phiếu chính phủ hoặc doanh nghiệp, thường có lãi suất dao động từ 8-11% mỗi năm, điều này thu hút hơn so với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

      Nên chuẩn bị bao nhiêu nhiêu tiền cho quỹ dự phòng tài chính?

      Đối với mỗi cá nhân, giá trị của quỹ dự phòng tài chính sẽ khác nhau, phụ thuộc vào môi trường sống, thói quen chi tiêu và nhu cầu đặc biệt của từng người. Để xác định số tiền cần thiết cho quỹ dự phòng, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau đây:

      • Người có thu nhập kép: Nhiều nhà hoạch định tài chính đã khuyến nghị rằng các gia đình có thu nhập kép nên có một quỹ tiết kiệm trị giá tương đương với 3-6 tháng chi phí sinh hoạt. Việc này đảm bảo rằng trong trường hợp một thành viên trong gia đình mất việc làm, gia đình vẫn có các nguồn thu nhập khác để giúp trang trải chi phí.
      • Người là lao động duy nhất trong nhà: Trong trường hợp bạn độc thân hoặc là lao động chính duy nhất trong gia đình thì cần có quỹ dự phòng tài chính tương đương 6-9 tháng chi phí. Số tiền này sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn trong trường hợp thất nghiệp hoặc có những việc khẩn cấp cần giải quyết.
      • Doanh nhân: Với sự biến động không ngừng của nền kinh tế hiện nay, các chuyên gia cũng khuyến nghị các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cố gắng tạo quỹ tương đương 1 năm chi phí kinh doanh. Số tiền này sẽ phần nào giúp chủ doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn khi có biến cố xảy ra.
      • Người đã về hưu: Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và lãi suất các tài khoản tiết kiệm tương đối thấp, việc tích lũy một khoản tiền mặt lớn cho những người về hưu trở nên khó khăn. Tuy nhiên, các chuyên gia đề xuất rằng nên có một khoản tiết kiệm dự phòng tương đương với 1-3 năm chi phí. Điều này giúp đảm bảo rằng họ sẽ có một nguồn tài nguyên tài chính đáng tin cậy trong trường hợp khẩn cấp.

      Quỹ dự phòng tài chính không nhất thiết phải quá lớn, nhưng cần được tính toán một cách cụ thể, bao gồm việc liệt kê chi tiết các chi phí để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Điều quan trọng là xác định mức ngân sách cho quỹ dự phòng để xây dựng một kế hoạch tiết kiệm hiệu quả. 

      Xem thêm 

      Kiểm soát tài chính cá nhân tốt hơn với bảng cân đối thu chi

      Muốn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, người trẻ cần phân biệt tài sản và tiêu sản để không chi tiêu lệch hướng

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương