Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào sáng ngày 31/7/2023, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch Hà Nội cho biết quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của Thủ đô thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023 - 2025. Vậy tại sao sáp nhập quận Hoàn Kiếm? Ưu nhược điểm khi sáp nhập quận Hoàn Kiếm với quận khác?
Quận Hoàn Kiếm thuộc diện tiến hành sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025 (Nguồn: Internet)
Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của Hà Nội, tiếp giáp quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Diện tích quận Hoàn Kiếm chỉ 5,29km2, gồm 18 phường, dân số đạt 156.000 người.
Tuy là quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội nhưng đây chính là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Thủ đô với 190 di tích nổi tiếng. Ví dụ như: Quần thể di tích Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, chợ Đồng Xuân, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, Quảng trường 19-8, nhà tù Hỏa Lò.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào ngày 31/7/2023, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Hiện tại, địa bàn Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã) và 579 đơn vị hành chính cấp xã (383 xã, 175 phường, 21 thị trấn). Qua quá trình rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo nghị quyết 35 của Quốc hội thì trong giai đoạn 2023 - 2025, quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023 - 2025. (Nguồn: VnEconomy, tháng 7/2023).
Lý giải cho vấn đề này, theo quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính chỉ rõ, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp quận phải có diện tích tối thiểu 35km2 và dân số đạt 150.000 người trở lên. Trong 2 năm tới, các huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải tiến hành sáp nhập. Như vậy, quận Hoàn Kiếm chưa đạt được cả 2 tiêu chí theo quy định nên thuộc diện phải sáp nhập.
Việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (Nguồn: Internet)
Phường nào cho thuê căn hộ 2 phòng ngủ nhiều nhất quận Hoàn Kiếm?
Có thể thấy, nếu áp dụng tiêu chí theo nghị quyết 35 của Quốc hội thì các quận nội đô rất khó đảm bảo được tiêu chí về diện tích tự nhiên. Trả lời báo Tuổi trẻ, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh - giảng viên Học viện Hành chính quốc gia Việt Nam cho biết việc sáp nhập này cần phải tính đến các yếu tố như tính đặc thù của thủ đô (chính quyền đô thị, đặc thù trong Luật Thủ đô) và quy hoạch của phố cổ vì đã rất lâu đời.
Đánh giá về ưu điểm khi sáp nhập quận Hoàn Kiếm, bà Oanh cho rằng việc này rất phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước theo tinh thần của nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh gọn bộ máy hành chính, tăng hiệu lực hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nhưng việc này cũng cần phải có lộ trình riêng và rõ ràng. Ngoài ra, việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm không hề đơn giản vì nếu sáp nhập với quận khác thì lấy tên như thế nào cho phù hợp cũng là một vấn đề lớn.
Đồng quan điểm với bà Oanh, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh: Việc sáp nhập đơn vị hành chính là chủ trương đúng đắn nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, giúp cơ cấu tổ chức hành chính ngày một tốt lên. Nhưng sáp nhập đơn vị hành chính nào cũng cần đánh giá khách quan và tính toán trên nhiều góc độ. (Nguồn: Báo Dân Trí, tháng 8/2023).
Theo quy trình, thành phố Hà Nội phải xây dựng phương án tổng thể, sau đó gửi Bộ Nội vụ nghiên cứu. Khi đã được phê duyệt thì tiếp tục làm phương án cụ thể, cơ quan chức năng sẽ xem xét và đưa ra quyết định có sắp xếp lại đơn vị hành chính đó hay không.
Cần tính toán tới những yếu tố đặc thù khi sáp nhập quận Hoàn Kiếm (Nguồn: Internet)
Hiện tại, cũng có rất nhiều ý kiến không đồng tình với với việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm với quận khác. Ông Chính bày tỏ trên báo Dân Trí: Hoàn Kiếm là quận trung tâm mang giá trị đặc biệt về tâm linh, văn hóa, lịch sử nên việc tiến hành sáp nhập là không phù hợp. Quận Hoàn Kiếm không thể sáp nhập với quận Long Biên hay huyện Gia Lâm vì cách nhau qua sông Hồng và không thuận tiện về địa lý. Còn nếu sáp nhập với quận Ba Đình, Đống Đa hay Hai Bà Trưng thì sẽ gây xáo trộn rất lớn, làm mất đi bản sắc vốn có. Đặc biệt là các yếu tố như lịch sử, kiến trúc, văn hóa, di tích và nhiều công trình nổi tiếng khác.
Ông Chính nói thêm: Thành phố Hà Nội còn rất nhiều việc cần làm như quy hoạch tốt thủ đô, xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, quy hoạch có hiệu quả 2 bên sông Hồng, xây dựng các công trình khác như công viên và trường học nên việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm vào thời điểm này hay trong vài năm tới là không hợp lý. Do đó, không nên tính tới việc sáp nhập quận Hoàn Kiếm nữa mà nên giữ lại và tập trung đầu tư để phát triển.
Hà Nội hiện có 7 quận không đảm bảo diện tích tự nhiên nhưng không nằm trong diện sáp nhập gồm: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm. Lý do là vì dù không đạt tiêu chí diện tích tự nhiên nhưng dân số cao đạt tiêu chuẩn quy định.
Trao đổi với báo Tuổi trẻ vào sáng 1/8/2023, Ông Nguyễn Hữu Thành - phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) nêu quan điểm như sau: Việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính dựa vào các tiêu chí tại nghị quyết số 1211 và nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, ngoài tiêu chí diện tích tự nhiên và dân số thì vẫn phải xét tới yếu tố đặc thù như đã ổn định từ năm 1945 hay liên quan tới điều kiện giao thông, vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử dân tộc.
Do đó, với những địa bàn đặc thù như quận Hoàn Kiếm vẫn còn phải nghiên cứu, xem xét. Thực tế, thông tin quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập chỉ là đang rà soát theo tiêu chí trong nghị quyết 35 và chưa xây dựng phương án cụ thể.
Phân tích về các tiêu chí và điều kiện sáp nhập, KTS Trần Ngọc Chính cho biết quận Hoàn Kiếm có yếu tố đặc thù để không phải sáp nhập. Cụ thể, tại Điều 3, Nghị quyết số: 35/2023/UBTVQH15 quy định rõ trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
(Nguồn: Quốc hội Việt Nam)
Với những thông tin trên đây, có thể thấy thông tin quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập mới chỉ nằm ở rà soát và chưa có phương án cụ thể. Do đó, người dân cũng không nên quá hoang mang. Ngoài ra, quận Hoàn Kiếm được ví như trái tim của Thủ đô, mang đậm dấu ấn Thăng Long – Hà Nội và có yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử nên việc sáp nhập cũng cần thời gian đánh giá, nghiên cứu, cân nhắc, lập kế hoạch kỹ lưỡng.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm:
Nhà mặt phố quận Hoàn Kiếm đang bán bao nhiêu 1m2?
Cùng trẻ khám phá văn hóa, lịch sử tại 5 bảo tàng quận Hoàn Kiếm dịp hè này