Nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm môi giới bất động sản và “cò đất” nên có phần dè chừng khi muốn giao dịch bất động sản. Vậy môi giới bất động sản và “cò đất” có gì khác nhau? Bài viết bên dưới đây sẽ cùng bạn phân biệt rõ hơn để có thể chuyên nghiệp hóa môi giới bất động sản.
Theo quy định tại Điều 150 của Luật Thương mại 2005, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, bên môi giới làm trung gian cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Môi giới bất động sản cũng được quy định tại khoản 2, Điều 3 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 là việc làm trung gian cho các bên trong quá trình mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản. Môi giới bất động sản có thể tự kinh doanh dịch vụ môi giới hoặc làm việc cho các công ty chuyên nghiệp.
Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong quá trình mua bán bất động sản (Nguồn: Thư viện pháp luật)
“Cò đất” là một thuật ngữ để chỉ những người làm trung gian cho các bên trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng bất động sản. Tuy cùng hành nghề môi giới bất động sản nhưng “cò đất” thường là những người không có chứng chỉ hành nghề môi giới.
Vì không có bằng cấp và không được đào tạo bài bản nên nhiều “cò đất” không nắm rõ quy trình, thủ tục mua bán bất động sản. Điều này đã gây ra những sai sót trong khi giao dịch, thậm chí, có những người còn cung cấp thông tin thiếu xác thực, sử dụng nhiều chiêu trò, mánh khóe,... để bán được các sản phẩm bất động sản nhiều nhất có thể.
“cò đất” thường là những người không có chứng chỉ hành nghề môi giới (Nguồn: Kinh Bắc Land)
Như vậy, tuy môi giới bất động sản và “cò đất” đều là người trung gian, kết nối các trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng bất động sản nhưng lại hoàn toàn khác nhau về bản chất.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa môi giới bất động sản và “cò đất, cùng phân biệt qua một số tiêu chí dưới đây:
Môi giới bất động sản thường đưa ra những phương pháp, cách thức nhằm giúp khách hàng có thể mua bán, chuyển nhượng hay đầu tư bất động sản hiệu quả. Trong khi đó, những “cò đất” thường chỉ thúc khách hàng chốt giao dịch sớm để được hưởng thù lao, hoa hồng mà không nghĩ đến lợi ích của khách hàng.
Môi giới bất động sản chuyên nghiệp thường truyền đạt thông tin về bất động sản chuẩn xác nhất cho khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng bằng những giấy tờ pháp lý hợp lệ và cam kết chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình đưa ra.
Ngược lại, “cò đất” thường tổng hợp nhiều thông tin, đưa thông tin thổi giá, không tìm hiểu về tính xác thực của thông tin, thậm chí có thể đưa thông tin sai lệch chỉ để bán được sản phẩm càng nhanh càng tốt và không cam kết chịu trách nhiệm với những thông tin đó.
Môi giới bất động sản thường thu thập và kiểm tra tính chính xác của các thông tin bất động sản, tiến hành tìm kiếm khách hàng, bất động sản và hỗ trợ các bên thực hiện giao dịch hiệu quả. Những môi giới bất động sản có thể làm việc tại các công ty kinh doanh dịch vụ này và các giao dịch thường được diễn ra ngay tại trụ sở công ty.
Còn các “cò đất” thường thu thập nhiều thông tin nhưng không kiểm tra tính xác thực và tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy họ chốt giao dịch nhanh chóng. Họ thường hành nghề tự phát, không có vị trí làm việc rõ ràng mà chủ yếu thông qua điện thoại và chốt giao dịch ở các khu vực sốt đất hay các quán cà phê,...
Cò đất thường chốt giao dịch ở các khu vực sốt đất (Nguồn: Báo Lao động)
Những môi giới bất động sản chuyên nghiệp thường có đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến bất động sản. Bên cạnh đó, họ còn thành thạo những kỹ năng giao tiếp, tư vấn, đàm phán, giải quyết vấn đề,...
Ngược lại, “cò đất” thường không có kiến thức về pháp lý, thị trường bất động sản mà chỉ làm việc theo bản năng. Họ sẽ sử dụng tài ăn nói khéo léo của mình để thuyết phục khách hàng nhanh chóng ký kết hợp đồng mua bán.
Trong khi những “cò đất” thường làm việc tự do, không cần bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề thì môi giới bất động sản yêu cầu bằng cấp từ trung cấp trở lên, được đào tạo bài bản qua nhiều khóa huấn luyện. Bên cạnh đó, môi giới bất động sản còn phải nắm rõ các quy định pháp luật đất đai, nhà ở,... để giúp khách hàng giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến hồ sơ, thủ tục pháp lý,....
Môi giới bất động sản thường được trả phí môi giới dựa trên giá trị của giao dịch và phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện nay. Còn những “cò đất” thường được trả hoa hồng trên các khoản chênh ngoài và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Để giao dịch bất động sản hiệu quả, mang lại lợi nhuận tốt, những người giao dịch bất động sản có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây
Việc am hiểu những thông tin về thị trường bất động sản là điều rất quan trọng để bạn nhận biết được đâu là những thông tin thật hay đâu là những thông tin bị thổi phồng bởi những “cò đất”. Theo đó, bạn cần nắm rõ các quy luật phát triển của thị trường, thực trạng thị trường hiện tại,... để quá trình giao dịch của bạn sẽ an toàn, hiệu quả hơn. Để làm được điều này, bạn cần phải học hỏi, quan sát từ thực tế.
Nghiên cứu những thông tin, kiến thức về thị trường bất động sản (Nguồn: Tạp chí tài chính)
Nắm chắc các quy định của pháp luật về đất đai, bất động sản, thuế, phí, công chứng… cũng giúp quá trình làm giấy tờ, thủ tục của bạn tránh được các rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm, lựa chọn những môi giới bất động có đầy đủ và nắm vững kiến thức về pháp lý.
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đáp phán là những yếu tố rất quan trọng trong quá trình mua bán, giao dịch bất động sản. Điều này sẽ giúp bạn thỏa thuận được mức giá phù hợp, đúng nhất với mong muốn của bản thân, tránh việc bị thổi giá hay ép giá từ đối phương hay các môi giới.
Nâng cao các kỹ năng mềm trong giao dịch bất động sản (Nguồn: ERX)
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn thông tin về môi giới bất động sản. Việc bạn phải làm chính là tìm kiếm, lựa chọn những nhà môi giới uy tín, chuyên nghiệp để hỗ trợ quá trình giao dịch của mình hiệu quả.
Trên đây là các thông tin phân biệt môi giới bất động sản và “cò đất” để tránh rủi ro khi giao dịch bất động sản. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn trong quá trình thực hiện giao dịch môi giới bất động sản hoàn thiện, hiệu quả hơn.
Xem thêm
Câu chuyện tự bán nhà dở khóc dở cười: Khách đến trả giá, môi giới "phát ngại" vì giá thấp
Tự bán nhà và bán thông qua môi giới, nên chọn phương án nào?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn