Trong hành trình đầu tư, việc nắm vững kiến thức đầu tư tổng hợp, đặc biệt là về giá trị nội tại của cổ phiếu, đóng vai trò then chốt. Giá trị nội tại giúp nhà đầu tư xác định giá trị thực sự của cổ phiếu, vượt qua những biến động ngắn hạn của thị trường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về giá trị nội tại của cổ phiếu và tại sao nó quan trọng đối với các quyết định đầu tư.
Giá trị nội tại (Intrinsic Value) trong kiến thức đầu tư tổng hợp là thuật ngữ chỉ giá trị bên trong của một mã cổ phiếu, khác với giá trị ghi sổ (giá tính theo sổ sách) hoặc giá thị trường (thị giá) của cổ phiếu đó.
Giá trị nội tại không mang hình thức riêng tự thể hiện như mệnh giá hay thị giá. Giá trị nội tại tồn tại một cách khách quan, trên cơ sở toàn bộ giá trị tài sản hữu hình và vô hình đang phát huy tác dụng tại công ty phát hành. Vì vậy, giá trị nội tại còn có khả năng phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế của thị giá.
Giá trị nội tại là giá trị bên trong của cổ phiếu (Nguồn: Vietcap)
Thị giá của cổ phiếu biến động xoay quanh giá trị nội tại, tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ nhất định, thị giá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nội tại nhưng vẫn liên kết rất chặt chẽ với giá trị nội tại của cổ phiếu. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc xác định giá trị nội tại.
Đối với các nhà đầu tư, mục tiêu của việc tính toán giá trị nội tại là xác định được, liệu giá cổ phiếu công ty có được định giá hợp lý so với giá thị trường hiện tại hay không. Nếu thị giá của cổ phiếu thấp hơn giá trị nội tại, nhà đầu tư sẽ cố gắng tích lũy thêm cổ phiếu, chờ giá tăng và quay lại giá trị thực.
Đối với doanh nghiệp, việc xác định giá trị nội tại của cổ phiếu là một trong những bước quan trọng khi muốn huy động vốn, chào bán cổ phiếu hay nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Xác định giá trị nội tại giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn (Nguồn: VietnamBiz)
Theo kiến thức đầu tư tổng hợp, giá trị nội tại của cổ phiếu chịu sự chi phối của một số yếu tố, chủ yếu là kết quả kinh doanh và tài sản vô hình. Hai yếu tố này có tác động rất lớn đến thông số nội tại của cổ phiếu tại công ty phát hành. Cụ thể;
Kết quả kinh doanh và tài sản vô hình có thể ảnh hưởng đến giá trị nội tại (Nguồn: FTV)
Dưới đây là 3 cách phổ biến thường được các nhà phân tích sử dụng để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu.
Một số nhà phân tích cho rằng phân tích dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow - DCF) là cách tốt nhất để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu. Để thực hiện phân tích DCF, bạn cần làm theo ba bước:
Dưới đây là công thức để tính toán giá trị nội tại theo phương pháp phân tích dòng tiền chiết khấu:
Giá trị nội tại = (CF1)/(1 + r)^1 + (CF2)/(1 + r)^2 + … + (CFn)/(1 + r)^n
DCF được xem là cách tốt nhất để tính giá trị nội tại (Nguồn: UBot)
Một cách nhanh chóng khác để nhà phân tích xác định giá trị nội tại của cổ phiếu là sử dụng các số liệu tài chính, chẳng hạn như tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E). Dưới đây là công thức tính giá trị nội tại theo chỉ số P/E của một cổ phiếu:
Giá trị nội tại = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) x (1 + r) x tỷ lệ P/E
Trong đó, r là tỷ suất lợi nhuận có thể nhận được khi đầu tư.
Ví dụ: Công ty A tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 5.000 đồng trong 12 tháng. Giả định công ty A sẽ tăng thu nhập khoảng 12,5% trong 5 năm tới, cổ phiếu hiện có chỉ số P/E là 35,5. Khi đó, giá trị nội tại của A là:
5.000 x (1 + 0,125) x 35,5 = 199.687,5 mỗi cổ phiếu
Cách đơn giản nhất để tính giá trị nội tại của cổ phiếu là dùng phương pháp định giá dựa vào tài sản. Công thức cho phép tính này như sau:
Giá trị nội tại = Tổng tài sản công ty (hữu hình + vô hình) - Tổng nợ phải trả
Ví dụ: Tổng tài sản của công ty A là 20 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của công ty là 7 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả, giá trị nội tại của cổ phiếu A là 13 tỷ đồng.
Kiến thức đầu tư tổng hợp, đặc biệt là hiểu biết về giá trị nội tại của cổ phiếu, giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định sáng suốt và chiến lược hơn. Hiểu và áp dụng khái niệm này sẽ là một phần quan trọng trong việc xây dựng một danh mục đầu tư vững chắc và thành công.
Xem thêm
Nhà đầu tư cần tuân thủ những nguyên tắc nào khi đầu tư cổ phiếu dầu khí?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn